Cẩn thận khi dùng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón!

(3.5) - 28 đánh giá

Các thuốc nhuận tràng (còn gọi là thuốc nhuận trường hay thuốc xổ) có thể giúp giảm và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc nhuận tràng đều an toàn khi sử dụng lâu dài. Lạm dụng một số thuốc nhóm này có thể dẫn đến phụ thuộc và giảm chức năng ruột.

Táo bón là một tình trạng khá phổ biến. Các yếu tố như chế độ ăn uống nghèo nàn, không vận động và sử dụng một số loại thuốc, có thể phá vỡ chức năng tiêu hóa và gây táo bón.

Nhiều loại thuốc nhuận tràng không kê đơn vẫn an toàn và hiệu quả khi được dùng điều trị táo bón. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng theo chỉ dẫn. Lạm dụng thuốc xổ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cơ chế hoạt động của thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng hoạt động với nhiều cơ chế khác nhau và hiệu quả của từng loại thuốc sẽ khác nhau tùy theo mỗi người. Nhìn chung, thuốc nhuận tràng dạng xổ lớn, được gọi là chất xơ bổ sung, có tác dụng nhẹ nhàng trên cơ thể và được cho là an toàn nhất khi sử dụng lâu dài.

Mặc dù bạn có thể mua một số loại thuốc nhuận tràng ngoài tiệm thuốc nhưng bạn tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một số loại thuốc nhuận tràng phổ biến:

Loại thuốc Cách thức hoạt độngTác dụng phụ
Osmotics dạng uốngHút nước vào ruột làm phân dễ di chuyểnSưng phù, đau thắt bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, tăng khát nước
Dạng uống số lượng lớnHấp thụ nước để làm mềm phân, lượng phân nhiều lên, tăng khả năng co bóp bình thường của cơ thành ruột
Sưng phù, đầy hơi, đau thắt bụng hoặc tăng táo bón nếu không uống đủ nước
Làm mềm phân dạng uốngThêm độ ẩm cho phân, làm tăng nhu động ruộtMất cân bằng điện giải khi sử dụng kéo dài
Các chất kích thích dạng uốngKích hoạt cơ thành ruột co thắt nhịp nhàng, giúp loại bỏ phân
Chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn, mất màu nước tiểu do các dẫn xuất senna và Cascara
Thuốc đạn trực tràngKích hoạt cơ thành ruột co thắt nhịp nhàng và làm mềm phânKích thích trực tràng, tiêu chảy, co thắt bụng

Các thuốc nhuận tràng dạng uống có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và chất dinh dưỡng của cơ thể. Một số thuốc còn gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là sau khi sử dụng kéo dài. Các chất điện giải bao gồm canxi, clorua, kali, magiê và natri giúp điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Sự mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, suy nhược, lú lẫn và co giật.

Thuốc nhuận tràng kết hợp: Kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận

Một số sản phẩm kết hợp các chất có khả năng nhuận trường khác nhau, chẳng hạn như chất kích thích và chất làm mềm phân, có thể không hiệu quả hơn các sản phẩm có thành phần đơn lẻ. Không những vậy, các thuốc này đôi khi còn gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.

Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng

Uống nhiều thuốc nhuận tràng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe của bạn như:

  • Tương tác với các loại thuốc khác. Bệnh sử và thuốc bạn đang dùng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng có thể tương tác với một số thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh tim và xương nhất định. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Đồng thời, bạn cũng không nên dùng quá liều khuyến cáo trừ khi bác sĩ chỉ định.
  • Các biến chứng. Sử dụng thuốc nhuận tràng có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu táo bón là biểu hiện của những tình trạng nghiêm trọng như viêm ruột thừa hoặc tắc ruột. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sẽ làm giảm khả năng co thắt của ruột già và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ em. Không dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ em dưới 6 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Thuốc nhuận tràng dạng xổ lớn và dạng làm mềm phân thường an toàn hơn khi sử dụng trong quá trình mang thai nhưng các thuốc nhuận trường gây kích thích có thể có hại.

Nếu bạn vừa mới sinh con, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc xổ. Mặc dù các thuốc này thường an toàn khi sử dụng trong quá trình cho con bú, một số thành phần của thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và gây ra tiêu chảy ở trẻ bú mẹ.

Hãy sử dụng thuốc một cách thận trọng

Nếu bạn đang phụ thuộc vào thuốc nhuận trường để có thể đi vệ sinh, hãy hỏi bác sĩ cách ngưng thuốc dần dần để khôi phục khả năng co bóp tự nhiên của ruột già.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị:

  • Máu trong phân
  • Bụng co thắt nặng hoặc đau
  • Yếu hay mệt mỏi bất thường
  • Chóng mặt
  • Chảy máu trực tràng
  • Những thay đổi không giải thích được ở ruột
  • Táo bón kéo dài hơn bảy ngày mặc dù đã sử dụng thuốc nhuận tràng

Thay đổi lối sống trước khi thử dùng thuốc

Nhu động ruột của mỗi người thường khác nhau nhưng thông thường đều cần đi tiêu nhiều nhất là 3 lần mỗi ngày và ít nhất là 3 lần mỗi tuần. Bạn có thể bị táo bón nếu đi cầu ít hơn mức bình thường này. Ngoài ra, táo bón có thể liên quan đến tình trạng phân khô cứng khó di chuyển ra ngoài.

Tuy nhiên, trước khi chuyển sang dùng thuốc, bạn hãy thử thay đổi một số thói quen sống để xem bệnh có cải thiện không:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như cám lúa mì, trái cây tươi, rau quả và yến mạch.
  • Uống nhiều nước hàng ngày.
  • Tập thể dục đều đặn.

Cải thiện lối sống sẽ giúp giảm tình trạng táo bón cho nhiều người. Tuy nhiên, nếu bệnh vẫn tiếp tục cho dù đã thực hiện những thay đổi, bạn có thể cần đến thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, bạn nên dùng thuốc thận trọng để tránh các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 sự thật về quan hệ tình dục phụ nữ nên biết trước khi 30

(55)
Bước qua độ tuổi đôi mươi, quan hệ tình dục đã không còn là vấn đề “cấm kỵ” khi bạn đã đủ trưởng thành. Vậy điều gì phụ nữ nên biết trước ... [xem thêm]

2 “kẻ hủy diệt” lá gan của bạn: gan nhiễm mỡ và viêm gan virus B

(36)
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia đứng hàng đầu về tỷ lệ người mắc ung thư gan. Không ít trường hợp bệnh nhân cảm thấy hối hận vì ... [xem thêm]

Bạn không nên ăn gì trước và sau khi tập gym?

(62)
Nếu không biết tránh ăn gì khi tập gym, kết quả rèn luyện thể chất của bạn có thể chẳng được như ý mặc dù chăm chỉ học theo huấn luyện viên và hì ... [xem thêm]

Chế độ ăn Địa Trung Hải là gì?

(98)
Chế độ ăn Địa Trung Hải được lấy cảm hứng từ các loại thực phẩm ở các nước giáp biển Địa Trung Hải, như Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha và miền nam ... [xem thêm]

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

(88)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo ... [xem thêm]

Mẹ nên bổ sung men vi sinh (probiotic) để hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh

(51)
Probiotic hay men vi sinh là những vi khuẩn nấm men mang những lợi ích tích cực cho hệ tiêu hóa khi chúng được đưa vào cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. ... [xem thêm]

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thai kì như thế nào?

(96)
Ô nhiễm không khí là khi bầu khí quyển có sự xuất hiện của nhiều chất độc hại từ khói thải xe máy, hóa chất ở nhà máy, khói bụi, nấm mốc… và có ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để xây dựng cơ bắp?

(27)
Bên cạnh một kế hoạch luyện tập hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng cơ bắp chắc khỏe và đạt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN