Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

(4.19) - 56 đánh giá

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể người mẹ thay đổi về sinh lý và nội tiết khi mang thai, dẫn đến đề kháng insulin. Sự đề kháng insulin làm rối loạn chuyển hóa đường glucose, làm đường huyết trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ một cách dễ dàng.

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý không bà mẹ nào mong muốn và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy không có cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ triệt để nhưng vẫn có một số biện pháp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có thai
  • Có chế độ ăn lành mạnh
  • Tăng cường vận động thể lực

1. Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có thai

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. Khi bạn bị thừa cân, không chắc chắn là bạn sẽ bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng bạn sẽ tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh hơn một người có cân nặng bình thường. Một người có chỉ số khối cơ thể BMI hơn 30 có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ gấp 3 lần người có BMI nhỏ hơn 25.

Nếu bị thừa cân, bạn nên tầm soát đái tháo đường típ 2 trước khi mang thai. Nếu bạn béo phì hoặc thừa cân thì nên giảm cân trước khi quyết định mang thai. Giảm cân khi đang có thai không được khuyến khích vì không an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, tổng số cân nặng tăng trong thai kỳ được khuyến cáo dựa trên cân nặng, BMI của mẹ trước khi có thai. Mẹ béo phì thì số cân tăng cho phép ít hơn một người mẹ có BMI bình thường.

2. Có chế độ ăn lành mạnh

Có rất nhiều lý do bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh, không phải chỉ trong thai kỳ mà còn suốt cuộc đời. Đối với người mẹ mang thai, duy trì chế độ ăn lành mạnh còn giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Một chế độ ăn hợp lý, cân bằng lượng tinh bột và các nhóm thức ăn còn lại có thể giúp đường huyết không tăng quá cao sau ăn.

Không có thực đơn đặc biệt nào cho tất cả bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, có những nguyên tắc chung mà bạn có thể áp dụng như chia nhỏ bữa ăn, chọn nguồn tinh bột giàu chất xơ, ưu tiên nguồn chất béo tốt cho sức khỏe, ăn thêm rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, bảo đảm đủ hàm lượng chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cách đơn giản nhất có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày là lập ra kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn kế hoạch ăn uống của mình. Như vậy, bạn sẽ không sợ ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng.

3. Tăng cường vận động

Vận động rất quan trọng trong khi mang thai. Nếu có thể, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Các bài tập phù hợp cho người mang thai là đi bộ hoặc bơi lội.

Một số chuyên gia cho rằng các bài tập thể dục nặng có hại cho thai phụ, nhưng cũng tùy từng trường hợp cụ thể. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất cho sức khỏe của từng người.

Nếu không thể tập thể dục 30 phút liên tục mỗi ngày thì bạn có thể chia nhỏ thời gian mỗi lần tập khoảng 10 – 15 phút. Ngoài ra, các loại hình vận động khác như làm công việc nhà, đi thang bộ, đi lại vận động nhiều cũng tương đương tập thể dục.

Tập thể dục sau bữa ăn giúp đường huyết sau ăn không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sức bền của cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch. Ngoài ra, các nội tiết tố được cơ thể tiết ra sau khi tập thể dục giúp bạn cảm thấy sảng khoái, yêu đời và phòng tránh stress.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chất ngọt nhân tạo có thể gây vô sinh ở phụ nữ

(70)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày: Loại nào hiệu quả, an toàn hơn?

(86)
Xã hội càng hiện đại thì nhu cầu tìm hiểu về các biện pháp tránh thai càng gia tăng. Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày đã trở nên vô cùng quen thuộc ... [xem thêm]

10 cách làm giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

(22)
Những cách làm giảm nhịp tim đập nhanh được gợi ý sau đây sẽ giúp bạn xử lý kịp thời tình trạng trống ngực, tim đập nhanh hay lo âu. Những người có ... [xem thêm]

Các triệu chứng khi ngủ đáng báo động

(30)
Chớ coi thường các triệu chứng khi ngủ đáng báo động, bởi rất có thể bạn đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe hoặc thần kinh. Hãy xem mình có ... [xem thêm]

Bệnh nhân viêm gan C sống được bao lâu?

(51)
Viêm gan C được gây ra bởi nhiều kiểu gen virus HCV khác nhau và có thể tiến triển trầm trọng, thậm chí tử vong. Bệnh nhân viêm gan C sống được bao lâu phụ ... [xem thêm]

6 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

(74)
Các chuyên gia đã phát hiện ra có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó có sữa – một loại đồ uống quen thuộc với trẻ em. Dưới đây là danh ... [xem thêm]

Bật mí cho nàng cách tránh móng tay giòn dễ gãy

(98)
Móng tay giòn dễ gãy không những làm bạn bị đau khi cào trúng da mà còn khiến đôi tay mất đi phần nào sức hấp dẫn. Làm sao để bạn khắc phục được tình ... [xem thêm]

10 cách nuôi dạy con gái trở nên tự tin và bản lĩnh

(95)
Những định kiến của xã hội cùng với cách nuôi dạy con gái sai lầm của bố mẹ có thể vô tình khiến bé mất tự tin và luôn nghi ngờ vào khả năng của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN