Cách để chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân nhiễm HIV

(3.66) - 17 đánh giá

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV là nhiệm vụ không dễ dàng gì về cả thể chất lẫn tình cảm. Bạn hãy tham những cách dưới đây để chăm sóc họ tốt hơn.

Chăm sóc cho bệnh nhân HIV là một nhiệm vụ không bao giờ dễ dàng về cả thể chất lẫn tình cảm. Bạn phải đấu tranh rất nhiều để đối phó với cảm xúc của họ cũng như cảm xúc của chính bạn khi phải đối mặt với giai đoạn cuối cùng của căn bệnh. Với một số lời khuyên về việc chăm sóc, bạn có thể chăm sóc tốt không chỉ cho bệnh nhân HIV và cũng cho chính bản thân mình.

Nhận thức giáo dục

Để chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV, điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ về HIV càng nhiều càng tốt để có thể trở thành người chăm sóc tốt cho bệnh nhân cũng như tự bảo vệ chính mình. Bạn phải học cách quên đi nỗi sợ hãi khi ở gần các bệnh nhân. Để chăm sóc bệnh nhân HIV, bạn nên tìm hiểu về các tổ chức sự kiện liên quan đến căn bệnh. Một số bài học kinh nghiệm và lời khuyên khuyến cáo từ các tổ chức như hội Chữ thập đỏ, Hiệp hội y tá thăm hỏi, dịch vụ tổ chức HIV/AIDS hoặc Sở Y Tế Nhà Nước đều rất hữu ích trong trường hợp đặc biệt hoặc khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lọc các diễn đàn hoặc các trang web đáng tin cậy được các chuyên gia xác nhận. Khi bạn nắm rõ các thông tin về HIV, bạn có thể dễ dàng giải quyết các tình huống.

Nói chuyện với bệnh nhân khi họ có nhu cầu chia sẻ

Bạn đừng ngại nói chuyện với bệnh nhân về căn bệnh, hãy nói chuyện với họ, chia sẻ với họ như vậy bạn mới có thể hiểu được họ. Bạn hãy gần gũi để khuyến khích và biết thêm về tình trạng cũng như cảm giác của người bệnh. Trong trường hợp đó, bạn có thể tìm ra những cách khác để giúp đỡ họ. Khi bạn nhận thấy những gì cả hai đang nói làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, hãy nói về chủ đề khác. Đôi khi, ngồi lại với nhau trong im lặng cũng là cách để thể hiện sự đồng cảm.

Khuyến khích chế độ dinh dưỡng tốt

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân HIV đều không được tốt. Vì vậy, bệnh nhân cần bổ sung các chất bổ dưỡng để duy trì hoạt động của cơ thể. Việc ăn các thực phẩm không tốt sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Chế độ ăn uống khỏe mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các món ăn có nước rất quan trọng với bệnh nhân. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp cho những người nhiễm HIV. An toàn và vệ sinh thực phẩm cũng là những yếu tố cần lưu ý. Bạn phải giữ cho tay, dụng cụ nấu ăn và quá trình chuẩn bị thức ăn thật sạch sẽ. Rửa sạch tất cả các loại trái cây tươi, rau và thịt, nên hạn chế sử dụng hải sản chưa nấu chín, trứng sống, chất béo, đồ chiên, hoặc thức ăn cay. Nếu bệnh nhân có một số triệu chứng xấu như buồn nôn hoặc nôn mửa, bạn nên gặp ngay bác sĩ để lấy thuốc.

Yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn không thể xử lý một tình huống đặc biệt, hoặc bạn không được đảm bảo về an toàn khi giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm HIV, bạn phải gọi bác sĩ để biết làm thế nào bảo vệ mình. Hãy nhớ rằng HIV là một bệnh truyền nhiễm, nếu không cẩn thận, bạn có thể bị nhiễm HIV từ bệnh nhân.

Những người xung quanh và các bác sĩ sẽ sẽ trợ giúp bạn, trong đó sự hỗ trợ từ người thân cũng rất quan trọng. Càng nhiều người trợ giúp, bạn càng có thể được bảo vệ.

Chăm sóc cho sức khỏe của bạn

Bạn không thể tự chăm sóc một người nào đó khi sức khỏe của mình không tốt. Bạn phải duy trì sức khỏe của mình để không bị kiệt sức. Muốn chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, bạn cũng nên làm điều gì đó cho mình. Bạn có thể tập một số bài tập giúp thư giãn đầu óc và gân cốt, điều này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn cũng nên dành thời gian cho chính mình. Đừng bỏ lỡ những điều thú vị và sở thích của bạn. Việc chăm sóc cho các bệnh nhân thật sự rất khó khăn và có thể mang lại căng thẳng, vì vậy bạn cũng nên tận hưởng cuộc sống cá nhân và chăm sóc tốt sức khỏe của mình để tránh mệt mỏi.

Là một người chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm HIV, công việc hàng ngày của bạn là giúp họ chống lại bệnh tật và làm cho họ cảm thấy tích cực hơn về cuộc sống. Bất cứ khi nào bạn có cảm giác sợ hãi, lo lắng, băn khoăn, hay căng thẳng,… hãy nói chuyện với bác sĩ để bạn có thể điều khiển tốt cảm xúc của mình và sau đó trở lại với công việc chăm sóc người bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kem cạo lông: Bí quyết giúp bạn tẩy lông mượt mà

(95)
Bạn cần dùng kem cạo lông khi tẩy lông bằng dao cạo để bảo vệ da không bị trầy xước hay bỏng rát. Có cách nào làm kem cạo lông tại nhà với các nguyên ... [xem thêm]

Hút mỡ

(62)
Tìm hiểu chungHút mỡ là gì?Hút mỡ là một phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện hình dáng cơ thể bạn bằng cách lấy phần mỡ dưới da ra. Kỹ thuật hút mỡ ... [xem thêm]

Vấn đề về tuyến thượng thận do rối loạn chức năng cảm xúc

(72)
Tuyến thượng thận là gì? Chúng làm việc ra sao và cảm xúc có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?Bạn có tự xem mình là một người cảm ... [xem thêm]

Nguy cơ thiếu máu khi đang bị bệnh thận mạn

(29)
Thiếu máu thường xảy ra ở những người mắc bệnh thận mạn tính (CKD) – là khi chức năng thận bị mất một phần vĩnh viễn. Thiếu máu có thể bắt đầu ... [xem thêm]

Đặt túi ngực

(82)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật đặt túi ngực là gì?Đặt túi ngực là phẫu thuật sử dụng túi silicone hoặc túi nước muối đặt vào để làm ngực của bạn lớn ... [xem thêm]

Tâm lý của bệnh nhân ung thư sẽ như thế nào khi biết mình mắc bệnh?

(42)
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ... [xem thêm]

Giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng dinh dưỡng

(69)
Theo các chuyên gia, chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong những năm gần ... [xem thêm]

Bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt cho sức khỏe?

(80)
Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì mới lành mạnh, bạn sẽ có xu hướng kết hợp với các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN