Cách chọn giày cho trẻ tập đi và hình dạng bàn chân của bé

(4.14) - 25 đánh giá

Mỗi bước đi chập chững của con là niềm vui khôn xiết của bố mẹ. Lúc này, bạn cần chọn mua cho bé đôi giày phù hợp để hỗ trợ con đi lại.

Chân có cấu trúc phức tạp gồm 26 xương và 35 khớp. Các khớp kết hợp với nhau và được hỗ trợ bởi các dây chằng. Trẻ em bắt đầu biết đi từ 8 – 18 tháng tuổi. Hầu hết trẻ mới biết đi đều có lòng bàn chân bằng hoặc bàn chân hướng vào bên trong vì cơ và dây chằng đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, bạn nên chọn giày phù hợp nhất với đôi chân của con.

1. Cách chọn giày phù hợp cho trẻ

Cách chọn giày dép là một phần quan trọng giúp trẻ dễ dàng vận động và được bảo vệ. Không nên chọn những đôi giày dép có đế cứng và không bền, làm chân trẻ bị đau, bị phồng rộp, đi lại khó khăn. Trẻ mới biết đi thường không cần giày dép đến khi chúng đi lại được hai tháng, bạn cần sắm cho con giày để bảo vệ đôi chân khỏi những vật sắc nhọn.

Điều quan trọng là bạn vẫn cho trẻ đi chân đất thường xuyên để giúp con phát triển sự thăng bằng, phối hợp và dáng đi. Khi chọn giày dép, bạn cần chú ý về kích thước phải thật vừa vặn, bằng cách đo mỗi chân theo chiều dài và chiều rộng. Chân trẻ phát triển rất nhanh và kích cỡ giày cần thay đổi sau vài tháng. Giày dép quá chật có thể gây cản trở trẻ đi lại, móng mọc ngược hay viêm bao hoạt dịch ngón chân cái.

Một số lựa chọn tốt nhất trong việc chọn giày cho trẻ mới biết đi:

  • Giày chắc chắn, thoải mái về cả chiều dài và chiều rộng
  • Bao bọc ngón chân, không để các ngón chân lộ ra ngoài
  • Giày đơn giản
  • Hỗ trợ gót chân
  • Nên có dây buộc hoặc miếng dán để giữ bàn chân lại, tránh tình trạng bàn chân trượt bên trong giày.

2. Nhận diện hình dạng bàn chân ở trẻ

  • Bàn chân bẹt

Lòng bàn chân bình thường có độ cong nhất định được hình thành bởi các cơ và dây chằng. Trong hai năm đầu đời, lòng bàn chân của bé ít có độ cong. Trẻ nhỏ có chân bẹt là bình thường do cơ yếu, miếng đệm chất béo lớn, dây chằng mắt cá chân lỏng lẻo khiến chân hướng vào trong.

Khi con đi lại thuần thục, các dây chằng và cơ sẽ tăng cường và miếng đệm ở vùng có độ cong không thể nhận thấy nữa. Khoảng 5 tuổi, lòng bàn chân của trẻ cong lên bình thường ở cả hai chân.

  • Bàn chân hướng vào trong

Nhiều trẻ mới biết đi có dáng đi giống chim bồ câu với một hoặc cả hai chân hướng vào trong. Trong hầu hết các trường hợp, đây chỉ đơn giản là một dấu hiệu của sự phát triển dáng bộ (cách đứng, đi, ngồi) và sự cân bằng. Vấn đề này không cần can thiệp y tế và sẽ tự khỏi sau 3 – 5 tuổi.

Nếu trẻ vẫn có dấu hiệu chân hướng vào trong và không cải thiện, bạn hãy đưa con đến bệnh viện khám chuyên khoa để đánh giá đúng. Dấu hiệu này có thể liên quan đến một số vấn đề về khớp hông.

  • Bàn chân hướng ra ngoài

Tình trạng này hiếm, khi đi, bàn chân của trẻ hướng ra ngoài, thường gặp ở trẻ sinh non. Ở hầu hết trường hợp, tình trạng này sẽ tự khỏi khi dáng đi và tự giữ cân bằng thuần thục hơn. Tuy nhiên, nếu quan tâm vấn đề này của con, bạn có thể đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.

Dấu hiệu cho thấy bàn chân trẻ có vấn đề

Bạn nên gặp bác sĩ nếu lo lắng về hình dạng bàn chân hoặc cách đi lại của con khi thấy:

  • Những ngón chân có hình dạng bất thường
  • Móng chân mọc ngược gây đau
  • Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái hoặc các dị dạng khác của bàn chân
  • Cứng ở bàn chân
  • Chân khập khiễng
  • Trẻ cảm thấy đau khi đi lại hay bắt chéo chân khi đi
  • Gặp các vấn đề nghiêm trọng về bàn chân hướng vào trong hoặc hướng ra ngoài
  • Bàn chân bẹt trên 5 năm
  • Thay đổi đột ngột về dáng đi của trẻ
  • Trẻ 2 tuổi mà không biết đi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 10 thói quen giúp bạn giảm cân không cần ăn kiêng

(74)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

(66)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quangBộ phận cơ thể/mẫu thử: Thực quản, dạ dày, tá tràng/ X-quang có chất cản quangTìm hiểu ... [xem thêm]

4 câu hỏi bạn cần trả lời trước khi giảm cân

(33)
“Chọn đúng phương pháp giảm cân và một chút kiên trì, bạn sẽ thành công sở hữu một vòng eo thon!” Đúng là nói thì dễ hơn làm, có phải bạn đang nghĩ ... [xem thêm]

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu

(73)
Xét nghiệm bệnh lậu là cách duy nhất để biết bạn có bị nhiễm lậu hay không một cách chính xác. Những người hay quan hệ tình dục nên kiểm tra thường ... [xem thêm]

Quả gấc và lợi ích sức khỏe không ngờ

(96)
Quả gấc là một loại trái cây bản địa của Việt Nam, thường được sử dụng như một chất tạo màu trong các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, những công ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não

(51)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây sẹo mụn và các biện pháp phòng tránh

(26)
Mụn thường chỉ là tình trạng tạm thời nhưng sẹo do mụn gây nên có thể vĩnh viễn lưu lại trên da. Mặc dù sẹo mụn là một thứ không được yêu thích ... [xem thêm]

Vì sao cần bổ sung sữa chua Hy Lạp vào khẩu phần ăn của mẹ bầu?

(36)
Sữa chua Hy Lạp là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho chế độ ăn uống thời kỳ mang thai, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bạn cần hàng ngày.Mang thai đòi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN