Đau, sưng, cứng và “ứ nước” là những vấn đề thường gặp ở đầu gối. Bạn hãy làm từng bước theo sơ đồ dưới đây để nắm thêm thông tin về các bệnh liên quan đến đầu gối, chẩn đoán được đưa ra và cách xử trí tốt nhất.
TRIỆU CHỨNG | CHẨN ĐOÁN | XỬ TRÍ | ||||
Bắt đầu từ đây | ||||||
1. Đầu gối của bạn có bị đau hay sưng tấy sau khi bị ngã, trật khớp gối hay va chạm mạnh với vật cứng hay người khác không? | Không | Đến câu số 7.* | ||||
Có | ||||||
2 Đầu gối của bạn có biến dạng không? | Có
| Các xương vùng đầu gối bạn có thể GÃY và/hoặc bạn bị RÁCH nghiêm trọng các dây chằng bên trong đầu gối. | | CẤP CỨU Bạn phải hạn chế vận động đầu gối và đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian ngắn nhất. | ||
Không | ||||||
3. Xương bánh chè của bạn có bị sưng, nóng và đau khi vận động không? | Có
| Trong trường hợp bạn bị ngã khá nặng tác động lên xương bánh chè thì rất có thể nó đã bị gãy. Ngoài ra, đầu gối bạn bị bầm tím hoặc bạn đã bị VIÊM BAO HOẠT DỊCH TRƯỚC VÙNG BÁNH CHÈ (do sưng tấy các túi hoạt dịch ở trước xương bánh chè). | | Bạn cần đi đến khám bác sĩ. | ||
Không | ||||||
4. Đầu gối của bạn có bị sưng, đau và đau tăng lên khi ngồi lâu hoặc lên/xuống cầu thang không? | Có
| Những triệu chứng trên có thể do RÁCH SỤN, RÁCH DÂY CHẰNG hoặc NHUYỄN SỤN XƯƠNG BÁNH CHÈ (hiện tượng mềm đi dây chằng hoặc sụn nằm bên dưới xương bánh chè). | | Bạn nên đến khám bác sĩ. Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc kháng viêm có thể giúp làm giảm đau cơn đau. | ||
Không | ||||||
5. Bạn có cảm thấy đau nhói ở phía sau đầu gối và đau tăng khi duỗi thẳng chân? | Có
| Bạn có thể đã bị RÁCH GÂN CƠ ĐÙI SAU. | | Chườm đá kết hợp thuốc kháng viêm. Bạn cũng có thể quấn vòng quanh bắp đùi bằng băng cuộn y tế. Giữ cao chân bị thương. Bạn cần đến khám bác sĩ nếu tình trạng sưng, đau không thuyên giảm. | ||
Không | ||||||
6. Bạn có cảm giác các khớp đầu gối cọ xát hay dính cứng nhau ngay cả sau khi đã bớt đau? | Có
| Điều này có thể do RÁCH SỤN. | | Dùng thuốc kháng viêm và nghỉ ngơi hạn chế vận động đầu gối. Nếu đau vẫn còn hoặc đầu gối bạn sưng to lên thì hãy đến khám bác sĩ ngay. | ||
Không | ||||||
*7. Đầu gối bạn sưng tấy và/hay đỏ tấy không? | Không
| Đến câu số 9.** | ||||
Có | ||||||
8. Bạn có bị sốt đi kèm sung tấy khớp không? | Có
| Bạn có thể đã bị VIÊM KHỚP DẠNG THẤP , thậm chí bạn còn có thể vấn đề nghiêm trọn hơn như SỐT THẤP CẤP. | | CẤP CỨU Bạn PHẢI đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ nói bạn nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. | ||
| ||||||
8. Bạn có bị sốt đi kèm sưng tấy khớp không? | Không
| Bạn có thể bị bệnh GÚT . | | Dùng thuốc kháng viêm. Nếu tình hình không khá hơn thì bạn nên đi đến khám bác sĩ. | ||
| ||||||
**9. Đầu gối của bạn có bị đau từ tháng này qua tháng khác thậm chí năm này qua năm khác, và đau tăng lên mỗi khi thời tiết thay đổi không? | Có
| Những cơn đau đi kèm với cứng khớp có thể là biểu hiện của THOÁI HÓA KHỚP . | | Bạn nên dùng thuốc kháng viêm. Một cách nữa là bạn chườm ấm các khớp bị đau để góp phần làm dịu đi cơn đau. Nếu những triệu chứng đó vẫn không giảm, bạn nên đến khám bác sĩ. | ||
Không | ||||||
10. Mặt phía sau của đầu gối bạn có bị sưng lên không? | Có
| Hiện tượng sưng này có nguyên nhân từ nang Baker (U nang bao hoạt dịch vùng khoeo chân). | | Bạn nên dùng thuốc kháng viêm. Nếu những triệu chứng đó vẫn không giảm, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ. | ||
Không | ||||||
11. Bạn có nằm trong độ tuổi từ 12 đến 18, và bạn bị đau ở bên dưới xương bánh chè tăng lên khi vận động không? | Có
| Bạn có thể đã bị bệnh Osgood-Schlatter (Viêm lồi củ trước xương chày). | | Chườm đá và nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy cơn đau nhiều hơn hay đầu gối sung to quá mức, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. | ||
Không | ||||||
12. Bạn có nằm trong độ nhỏ hơn 18 tuổi và bạn bị đau ở đầu gối không? | Có
| Có khả năng bạn có vấn đề ở vùng hông nhưng lại có biểu hiện như bị đau đầu gối. | | Bạn cần đi đến khám bác sĩ. | ||
Không | ||||||
|
Bài viết trên đây đã được duyệt bởi các bác sĩ và chỉ phục vụ cho mục đích giáo dục nói chung, bài viết này cũng không mang tính chất thay thế những tư vấn y tế. Bạn được khuyến khích không dựa vào những thông tin ở đây để tự ý quyết định về tình hình sức khỏe của bản thân. Tốt nhất hãy luôn xin ý kiến từ bác sĩ của gia đình bạn về tình trạng sức khỏe từng cá nhân.