Bố mẹ nên dạy con về cách chia sẻ ngay khi còn nhỏ

(3.68) - 85 đánh giá

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra nóng giận khi các bé thể hiện tính ích kỷ, ganh tỵ với mọi người , nhưng cần nhớ rằng đó là tâm lý bình thường đối với trẻ em ở giai đoạn này.

Nuôi dạy con là công việc đòi hỏi ở các bậc phụ huynh tính kiên nhẫn và lòng vị tha. Để con có thể mở lòng và chia sẻ với mọi người, hơn ai hết bố mẹ cần có những biện pháp và cách dạy dỗ đúng mực. Dưới đây là những điều bạn có thể áp dụng.

Vì sao các bé thường rất khó chia sẻ với mọi người?

Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với trẻ em trước tuổi đến trường. Các bé thường bắt đầu hiểu được vấn đề về chia sẻ lúc 3 tuổi. Tuy nhiên, con sẽ cần một thời gian khá lâu để có thể tự giác làm việc này. Mặc dù bé cũng có thể bắt đầu phát triển sự đồng cảm và biết rằng mình cần phải thay đổi, nhưng con vẫn chưa thể thay đổi tính ích kỷ của bản thân. Hầu hết các bé lên 3 và lên 4 đều đặt nhu cầu riêng của mình lên trước và cảm thấy khó chịu khi phải san sẻ cho người khác.

Tuy nhiên, bên trong nhận thức của mỗi bé, kỹ năng chia sẻ đang hình thành rõ ràng hơn. Một phần là do con bạn cảm thấy thích thú khi nhận được lời khen ngợi từ bạn và những người lớn đáng tin cậy khác. Bé có thể thích vẽ tranh cho cô giáo, làm quà cho bạn và chia sẻ đồ ăn nhẹ với bạn bè. Bạn có thể gieo hạt giống của sự hào phóng bằng cách nhẹ nhàng khuyến khích con chia sẻ.

Làm thế nào để bé có thể sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn?

Giúp tâm trạng bé luôn vui

Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia những trò chơi cần sự hợp tác. Khi đó con phải làm việc cùng với những bạn khác, hơn là các trò chơi mang tính độc lập, cạnh tranh, tập trung vào chiến thắng. Bạn có thể thử làm một trò chơi ghép hình rồi đổi lượt cho nhau với con để cùng hoàn thành bức tranh đó. Hãy chia sẻ các công việc với bé như là tưới cây, quét nhà hoặc đi mua sắm cùng nhau.

Không phạt khi con chưa chịu chia sẻ

Bạn có thể bắt gặp những thái độ của bé khi con đang cướp một món quà từ một người bạn hoặc cáu giận vì đến lượt chơi của mình nhưng thời gian đã hết. Nhưng nếu bạn nói với con mình rằng con thật ích kỷ, hoặc buộc bé phải trả lại món đồ đó, bé có thể hiểu sai rằng việc chia sẻ là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Khi con cảm thấy xấu hổ hoặc lúng túng, đôi khi bé trở nên khép mình, dẫn đến việc học những kỹ năng mới khó khăn hơn rất nhiều. Bố mẹ cần nhớ rằng biểu hiện muốn chiếm giữ vật gì đó, không muốn sẻ chia cho ai khác là điều tự nhiên khi con phát triển ý thức về sở hữu của mình. Khi trưởng thành, con bạn sẽ học cách chia sẻ với bạn bè và nhận ra điều này vui vẻ hơn nhiều so với việc chơi một mình.

Một số đồ vật chẳng hạn như bộ đồ đặc biệt yêu thích hoặc một chiếc chăn thoải mái chính là những thứ mà con của bạn sẽ không bao giờ muốn chia sẻ. Tốt nhất là bạn cần giữ một hoặc hai món đồ chơi yêu thích như những vật đặc biệt chỉ dành cho bé, giống như việc bạn có một số món đồ quý giá mà bạn không muốn chia sẻ với ai.

Diễn giải nhẹ nhàng, từ tốn cho bé hiểu

Khi con gây gổ với bạn về một món đồ chơi, bạn nên can thiệp trước khi mọi thứ trở nên ngoài tầm kiểm soát. Nếu một trong hai đứa trẻ bắt đầu tỏ vẻ giận dữ, bố mẹ cần cố gắng đưa bé đến một nơi khác cho đến khi mọi việc đã bình thường trở lại. Một khi cả hai bé đã sẵn sàng lắng nghe, bố mẹ có thể thảo luận lại vấn đề với con một cách nhẹ nhàng và trìu mến. Nếu con bạn chỉ đang miễn cưỡng chia sẻ đồ chơi, bạn nên hỏi bé tại sao lại làm như vậy.

Dạy con cách giải quyết vấn đề

Nếu con bạn có một chiếc xe tải đồ chơi rồi mà bạn của bé cũng muốn chơi với chiếc xe tải đó, chắc chắn một điều rằng, con bạn sẽ không bao giờ có ý định chia sẻ đồ chơi với cậu bạn. Bố mẹ nên thiết lập một khoảng thời gian cụ thể cho mỗi bé để đánh dấu thời gian và lượt chơi của mỗi trẻ.

Bạn nên giải thích cho bé hiểu rằng, việc chia sẻ đồ chơi không có nghĩa là cho đi, và chỉ ra rằng nếu con chia sẻ đồ chơi của mình với bạn bè, bạn bè cũng sẽ chia sẻ đồ chơi của họ cho con nếu như con thích chơi món đồ đó.

Tôn trọng đồ dùng riêng của bé

Nếu con cảm thấy quần áo, sách vở và đồ chơi của bé có thể bị mất hoặc hư hỏng, bé sẽ không muốn chia sẻ những món đồ này cho bất kỳ ai. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến của con trước khi cho một người em hay ai đó mượn bút chì màu của con và tất nhiên cho con quyền chọn lựa có câu trả lời là “không”. Bạn cũng nên dạy bé cách tôn trọng đồ chơi của người khác bằng cách khuyến khích con hỏi mượn trước khi lấy và hứa sẽ đảm bảo giữ gìn đồ vật đó cẩn thận.

Trước khi đi chơi, bố mẹ nên hỏi con nếu có bất cứ điều gì bé không muốn chia sẻ và giúp con tìm một nơi an toàn để đặt đồ chơi đặc biệt của mình. Sau đó, bạn nên yêu cầu bé suy nghĩ về một số điều mà bé sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi chơi cùng với bạn, chẳng hạn như máy nghe nhạc, đồ dùng thủ công hay quả bóng.

Việc dạy dỗ con biết cách sẻ chia với người khác là điều không dễ dàng nên bố mẹ cần trang bị cho mình một tâm lý thật vững vàng và một kiến thức thật tốt để giúp con học hỏi cách sẻ chia ngay từ bây giờ nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn hải sản thế nào mới tốt cho sức khỏe?

(99)
Hải sản là nguồn thực phẩm vô cùng phong phú và giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc chọn lựa và ăn hải sản không đúng cách có thể để ... [xem thêm]

Cách trang điểm tự nhiên giúp bạn đáng yêu hơn

(82)
Bạn ngại trang điểm cầu kỳ nhưng vẫn muốn che bớt khuyết điểm và tôn lên vẻ đẹp tự nhiên mỗi khi hẹn hò? Cách trang điểm tự nhiên sẽ giúp bạn luôn ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

(57)
Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Bệnh viện đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu ... [xem thêm]

Làm thế nào để tuổi teen sống khỏe với đột quỵ?

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Làm thế nào để nói cho con hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp của bố mẹ?

(22)
Bệnh viêm khớp dạng thấp được xem là trở ngại lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết ... [xem thêm]

Bạn có biết về xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh?

(67)
Thực tế, bố mẹ thường chỉ quan tâm đến hình dáng bên ngoài cũng như một số rối loạn thường gặp của trẻ. Tuy nhiên, một số tình trạng hiếm gặp (như ... [xem thêm]

Bố mẹ có thể chọn giới tính cho thai nhi không?

(29)
Từ xưa đến nay khi mang thai, các mẹ bầu luôn trao đổi với nhau về cách tính sinh con trai hay con gái (sinh con theo ý muốn). Trên thực tế, chưa có bằng chứng ... [xem thêm]

5 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

(78)
Thay vì cho con dùng khoai tây chiên hoặc bánh kẹo làm thức ăn vặt, bố mẹ hãy để bé ăn những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ.Thức ăn ảnh hưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN