Bố mẹ cần biết gì về tật nứt đốt sống ở trẻ?

(4.47) - 19 đánh giá

Tật nứt đốt sống gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần tìm hiểu rõ về vấn đề này trong thai kỳ để hạn chế tối thiểu nguy cơ con mắc phải các vấn đề về thần kinh.

Trẻ em mắc phải tật nứt đốt sống có nguy cơ bị bại liệt toàn thân và nhiều vấn đề nguy hiểm khác đối với sự phát triển của hệ thần kinh. Bạn có thể phòng ngừa cho con trong thai kỳ bằng việc bổ sung đầy đủ vi chất thiết yếu. Cùng Chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị hiệu quả qua bài viết sau nhé.

Tật nứt đốt sống là gì?

Tật nứt đốt sống xảy ra khi có bất thường trong sự phát triển của tủy sống ở trẻ sơ sinh. Tủy sống là bộ phận liên kết hệ thống thần kinh của cơ thể với não. Trong trường hợp nứt đốt sống, cột sống không khép lại hoàn toàn, để lại một khoảng trống. Tật nứt đốt sống có nghĩa là cột sống bị tách ra thành 2 nửa.

Tật nứt cột sống được chia ra làm 2 dạng cơ bản:

Nứt đốt sống ẩn

Đây là hình thức phổ biến và nhẹ nhất. Nứt đốt sống ẩn hình thành khi có một khoảng trống nhỏ giữa các đốt sống. Thông thường, tật nứt đốt sống ẩn không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ và do đó bệnh nhân không biết rằng họ mắc phải.

Nứt đốt sống nang

Dấu hiệu dễ nhìn thấy của tật nứt đốt sống nang là ở lưng xuất hiện một hình túi, giống như một vết phồng lớn được che phủ bởi lớp da mỏng. Nứt đốt sống nang lại được chia ra làm 2 loại nữa là:

  • Thoát vị tủy − màng tủy;
  • Thoát vị màng não.

Thoát vị tủy − màng tủy là dạng phổ biến nhất và nặng nhất của tật nứt đốt sống nang. Trong đó, một phần tủy hở ra ở lưng và tạo thành hình dạng giống chiếc túi được bao phủ bởi da. Cấu trúc túi này có chứa mô và dây thần kinh. Tủy sống do vậy mà bị tổn thương hoặc không phát triển được đầy đủ.

Trẻ sơ sinh mắc tật nứt đốt sống thường bị tổn thương thần kinh hoặc tê liệt ở một số vùng. Trẻ có thể bị bại liệt toàn thân hoặc không thể kiểm soát việc tiểu tiện. Hầu hết trẻ sơ sinh gặp phải thoát vị tủy − màng tủy thường bị não úng thủy bẩm sinh kèm theo.

Bộ não và tủy sống được bảo vệ bởi một lớp dịch mỏng gọi là dịch não, tủy não. Dịch não, tủy liên tục được sản xuất trong não, bao phủ cho não và tủy sống trước khi được hấp thụ vào trong máu. Cơ thể sẽ làm việc để duy trì mức độ của dịch não, tủy não một cách cân bằng.

Ở những trẻ sơ sinh bị thoát vị tủy − màng tủy thì sự lưu thông của dịch não, tủy não thường bị xáo trộn và có thể bắt đầu tăng lên, gia tăng áp suất trong não. Thoát vị màng não ít nghiêm trọng hơn so với thoát vị tủy − màng tủy và là dạng hiếm gặp nhất của tật nứt đốt sống.

Tật nứt đốt sống cổ rất nguy hiểm với trẻ em. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức về sức khỏe để có được một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều bạn cần biết

(21)
Thụ tinh trong ống nghiệm có lẽ không phải là cụm từ xa lạ với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang mong muốn có con. Những chia sẻ dưới đây giúp ... [xem thêm]

Chứng đau bụng và ợ hơi: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

(91)
Đau bụng và ợ hơi là hai triệu chứng rất dễ gặp, đặc biệt là sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, bạn nên cẩn thận và ... [xem thêm]

Con nói chuyện với bạn tưởng tượng, bố mẹ nên làm gì?

(94)
Một số bé thường nói chuyện vu vơ một mình thì rất có thể con đang gặp gỡ người bạn tưởng tượng trong tâm trí của mình. Việc phát hiện sớm và có ... [xem thêm]

Bỏ túi 7 điều cần lưu ý cho người mới lần đầu làm mẹ

(36)
Nếu lần đầu làm mẹ, bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. 7 điều lưu ý sau của Chúng tôi sẽ là hành trang giúp bạn vượt qua những khó khăn trong giai đoạn ... [xem thêm]

Chăm sóc da mùa hè: 7 bí quyết bất chấp nắng nóng!

(19)
Chăm sóc da mùa hè là một “cuộc chiến thầm lặng” chống lại sự lão hóa do ánh nắng gắt gỏng mỗi khi ra đường và nguy cơ nổi mụn vì mồ hôi tích tụ ... [xem thêm]

7 nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị viêm gan B

(68)
Viêm gan B kiêng ăn gì và nên ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Theo thống kê từ ... [xem thêm]

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

(76)
Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Vì polyp thường có mối liên hệ mật thiết với các bệnh nan y như ung thư cổ tử cung nên bạn cần thăm khám kịp thời.Đa ... [xem thêm]

Thấy đốm trắng trên môi? Coi chừng bị ung thư miệng!

(38)
Đốm trắng trên môi (hoặc mụn trắng ở môi) có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi chúng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN