Bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ: Nguyên nhân và triệu chứng

(3.54) - 41 đánh giá

Viêm đa khớp là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh ở phụ nữ lại cao hơn nhiều so với nam giới. Theo một nghiên cứu của Mayo Clinic, tỷ lệ mắc bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ đang tăng lên và có xu hướng trẻ hóa dần.

Viêm đa khớp không phải một dạng của bệnh viêm khớp mà là tình trạng bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến khớp. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở những khớp nhỏ như khớp bàn tay, cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai, khớp đầu gối…

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm đa khớp nhưng bệnh thường xảy ra ở người trung niên, cao tuổi hơn, phụ nữ cũng mắc nhiều hơn đàn ông. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân tại sao phụ nữ lại dễ bị viêm đa khớp hơn và mức độ ảnh hưởng của bệnh như thế nào nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ

1. Estrogen

Hormone (hay nội tiết tố) là một trong những yếu tố có thể tạo thành bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ, cụ thể là hormone estrogen và testosterone.

Phụ nữ ở thời kỳ sau mãn kinh rất dễ mắc các bệnh viêm xương khớp. Đối với những phụ nữ đã bị thoái hóa khớp gối, bạn có thể thấy các triệu chứng dần trở xấu đi trong thời gian này.

Trong bản đánh giá của một số chuyên gia vào năm 2017 có nhận định rằng, estrogen, progesterone và androgen ảnh hưởng đến quá trình khởi phát bệnh viêm đa khớp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác về việc sử dụng estrogen (thông qua liệu pháp thay thế hormone) để giảm nguy cơ phát triển viêm xương khớp đã cho ra kết quả hỗn hợp. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa estrogen và sự phát triển bệnh viêm khớp hoặc viêm đa khớp.

2. Testosterone

Thiếu hụt testosterone khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp cao hơn. Cơ bắp mạnh mẽ giúp hỗ trợ khớp gối, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm cơ xương khớp.

Testosterone giúp cơ bắp chắc khỏe. Nam giới có nhiều nội tiết tố testosterone hơn nên thường có cơ bắp săn chắc hơn phụ nữ. Do đó, tỷ lệ nam giới bị viêm đa khớp cũng ít hơn phụ nữ.

3. Cấu tạo sinh học

Cấu tạo sinh học đặc thù giúp phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ của mình nhưng vài đặc điểm trong số đó cũng khiến phụ nữ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp cao hơn.

Phần hông (hay phần xương chậu) của phụ nữ thường rộng hơn nam giới. Cấu tạo cơ thể đặc thù giúp phụ nữ có thể mang thai và sinh con thuận lợi.

Các dây chằng ở phần dưới sẽ linh hoạt hơn đàn ông. Thế nên, các khớp xương của phụ nữ cũng cử động xoay quanh khớp nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này khiến phụ nữ dễ gặp các tổn thương ở khớp và có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hoặc viêm đa khớp cao.

4. Sinh con

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp cao hơn trong năm đầu tiên sau khi sinh em bé. Các chuyên gia cho rằng các bà mẹ bỉm sữa có tỷ lệ mắc bệnh cao là do sự thay đổi nhanh chóng nồng độ hormone trong cơ thể ở giai đoạn này.

Ngoài ra, hai căn bệnh phụ nữ là lạc nội mạc tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng được cho là nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp cao hơn hẳn nam giới.

Di truyền cũng là yếu tố khiến bạn có thể bị viêm đa khớp. Nếu bố mẹ bị mắc bệnh này thì con cái của họ cũng có khả năng bị bệnh cao hơn người bình thường. Thậm chí, tỷ lệ này còn cao hơn ở nữ giới nếu mẹ của họ bị viêm đa khớp.

Triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp có thể biểu hiện triệu chứng ở bất kỳ vị trí khớp nào trên cơ thể, thậm chí xảy ra ở nhiều vị trí cùng lúc. Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

1. Khớp

Các triệu chứng chính của bệnh viêm đa khớp bao gồm đau, nhức và cứng khớp. Thông thường, các cơn đau nhức sẽ bắt đầu ở các khớp ngoại vi nhỏ như khớp ngón tay và ngón chân. Sau đó, chúng lan dần ra các vị trí khớp khác. Đôi khi bạn có thể bị “hành hạ” bởi cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc.

Viêm đa khớp cũng có thể khiến bạn bị cứng khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối, mắt cá chân hoặc khuỷu tay vào buổi sáng. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 1 tiếng hoặc lâu hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ở giai đoạn sau của bệnh, xung quanh các khớp bị ảnh hưởng có thể xuất hiện hiện tượng sưng đỏ. Khi bạn chạm vào sẽ cảm thấy khớp hơi mềm. Bệnh càng nặng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn và đau đớn khi đi lại, vận động.

2. Da

Khoảng 20% phụ nữ mắc bệnh viêm đa khớp có thể xuất hiện những khối cứng, tròn nhỏ, nổi lên dưới da. Chúng được gọi là hạch, thường xuất hiện ở khủy tay, khớp quanh cổ tay hoặc trên xương chày.

3. Mắt và miệng

Viêm đa khớp có thể khiến mắt và khoang miệng bạn bị khô rát. Việc kích ứng này cũng có thể ảnh hưởng đến nướu răng. Một vài trường hợp có thể bị nhiễm trùng nướu. Bệnh còn tác động xấu đến thị lực và độ nhạy sáng của mắt bạn.

4. Tim và phổi

Khi bệnh bị biến chứng, viêm đa khớp có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bạn. Bạn có thể gặp vấn đề viêm hoặc sẹo trong phổi, điều này gây ho, mệt mỏi và khó thở.

Bệnh cũng có thể khiến bạn bị suy tim và xơ vữa động mạch. Tình trạng viêm quanh tim sẽ khiến bạn bị đau nhói ở ngực, lên cơn sốt. Viêm thành mạch máu có thể gây hỏng da hoặc tổn thương các cơ quan khác.

5. Một số triệu chứng khác trên trên cơ thể

Bệnh viêm đa khớp còn gây ra các triệu chứng khác như khiến bạn sụt cân, yếu cơ, ngón chân bị trẹo ra phía ngoài, không thể vươn vai lên cao hoặc biến dạng khớp do các đầu xương dính vào nhau.

Bệnh còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của bạn. Những người bị bệnh viêm đa khớp thường cảm thấy mệt mỏi, dễ rơi vào tình trạng rối loạn tinh thần và trầm cảm hơn những người khác.

Viêm đa khớp có thể theo bạn cả đời và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của bạn. Chính vì thế, bạn cần phải phòng ngừa bệnh ngay từ đầu.

Bạn nên có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao hoặc các bài tập có lợi cho cơ xương khớp thường xuyên. Thêm vào đó, bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất tốt cho xương khớp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm viên uống bổ khớp, sụn ActivJoint™ Platinum giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp và sự linh hoạt của dây chằng, ngăn ngừa những triệu chứng thoái hóa khớp.

Mặc khác, bạn nên thường xuyên đến kiểm tra, chẩn đoán định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa về cơ xương khớp để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa nước ngoài ngay hoặc liên hệ

Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC

Hotline: 028 3939 3930

Website: https://acc.vn

Fanpage: fb.com/PhongKhamACC

Châu Khoa | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà: 10 nguyên liệu dễ kiếm

(49)
Bệnh huyết trắng cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Mặc dù vậy, nếu biết kết hợp những cách trị huyết trắng tại nhà một cách ... [xem thêm]

10 biểu hiện của đàn ông yêu thật lòng khi quan hệ

(39)
Dấu hiệu chàng yêu bạn không chỉ được biểu hiện qua cách anh quan tâm bạn mà còn thể hiện qua những lúc hai bạn ân ái với nhau. Những biểu hiện đàn ông ... [xem thêm]

Bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm khiến chị em tuổi trung niên không còn lo khô âm đạo mỗi khi quan hệ

(45)
Khô âm đạo khi quan hệ là vấn đề khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ tuổi trung niên. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn không ... [xem thêm]

Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?

(55)
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhưng sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có khi là bình thường theo độ tuổi ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn chăm sóc vùng kín khỏe mạnh

(62)
Phụ nữ thường rất quan tâm, chăm sóc cơ thể, dù vậy bạn có thể còn thiếu sót về việc giữ vùng kín khỏe mạnh vì ngại tìm hiểu.Bạn có biết làm thế ... [xem thêm]

Cách xác định số đo áo ngực phù hợp

(48)
Bạn có biết chọn sai kích cỡ áo ngực cũng gây ra một số vấn đề cho sức khỏe phụ nữ như đau ngực, đau lưng, khiến cho ngực chảy xệ và thay đổi kích ... [xem thêm]

Viêm âm đạo do nấm

(80)
Tìm hiểu chungNấm âm đạo là bệnh gì?Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm. Đây là chứng viêm (sưng, đỏ) ở âm đạo, có rất nhiều nguyên nhân ... [xem thêm]

Tìm câu trả lời cho vấn đề bệnh basedow có nên mổ không

(89)
Mục đích chính khi điều trị ngoại khoa cho bệnh basedow là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị các triệu chứng một cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN