Bệnh thứ năm – Ban đỏ nhiễm trùng

(4.03) - 68 đánh giá

Bệnh thứ 5 là gì?

Bệnh thứ 5 hay còn gọi là bệnh ban đỏ nhiễm trùng, đó là 1 tình trạng nhiễm trùng gây nổi ban, sốt và 1 số triệu chứng khác. Nguyên nhân gây bệnh là virus Human parvovirus‘’.
Bệnh thứ 5 khá phổ biến ở trẻ em những người lớn cũng có thể bị, nếu phụ nữ có thai bị bệnh này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Triệu chứng của bệnh thứ 5 như thế nào?

Rất nhiều người bị bệnh thứ 5 nhưng không có triệu chứng hoặc có nhưng rất nhẹ, hầu hết cảm thấy khá hơn sau vài tuần.
Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Ngứa ngáy
  • Ho
  • Khó tiêu – có thể tiêu chảy hoặc nôn
  • Hắt hơi
  • Viêm kết mạc
  • Đau cơ
  • Đau khớp – triệu chứng này phổ biến ở người lớn hơn là trẻ con.

Các triệu chứng trên có thể kéo dài từ 2-5 ngày sau đó các triệu chứng có thể là:

  • Ban trên mặt – cũng được gọi là ‘’slapped cheek rash’’ (trông giống như 2 má bị tát vậy), ban này có thể làm cho má em bé đỏ tươi.
  • Ban trên ngực, lưng, cánh tay và chân – ban này thường xuất hiện sau ban ở mặt. Những ban này trông giống như những sợi len vậy.
  • Đau khớp – thường ở các khớp bàn tay, cổ tay, gối và bàn chân.
  • Trẻ em thường cảm thấy khỏe sau khi ra ban. Đôi khi ban xuất hiện trở lại sau khi đã biến mất. Ánh sáng mặt trời, sự thay đổi nhiệt độ, hoạt động thể lực, stress có thể làm nó quay trở lại.

Những đối tượng sau có thể cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn những người khác khi bị bệnh thứ 5:

  • Người bị bệnh về hệ miễn dịch (suy giảm miễn dịch).
  • Người có bệnh huyết học như bệnh thiếu máu huyết tán di truyền, thiếu men màng hồng cầu,…

Có xét nghiệm nào cho bệnh thứ 5 không?

Xét nghiệm máu gợi ý 1 tình trạng nhiễm siêu vi. Để xác định loại virus gây bệnh thứ 5 thì thực hiện ở các nước y khoa tiến bộ.
Nếu phụ nữ có thai bị bệnh này hoặc sống gần người bị bệnh này thì phải báo cho bác sĩ biết ngay.

Có cần đưa con tới gặp bác sĩ không?

Có, nếu con bạn bị bệnh lí về máu hay có bệnh về hệ miễn dịch và có biểu hiện bệnh thứ 5 thì cần tới gặp bác sĩ. Hoặc con bạn có triệu chứng của bệnh thứ năm kéo dài trên 1 tháng cũng cần tới gặp bác sĩ.

Điều trị bệnh thứ 5 như thế nào?

Hầu hết những người bị bệnh thứ 5 sẽ cảm thấy khỏe hơn mà không cần điều trị gì. Nếu con bạn bị ngứa hoặc đau khớp bác sĩ có thể kê cho con bạn thuốc chống ngứa hoặc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen để giảm đau, giúp con bạn dễ chịu hơn.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh thứ 5, kháng sinh không có tác dụng gì.

Bệnh thứ 5 có thể phòng ngừa được không ?

  • Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước hoặc dùng cồn rửa tay nhanh, dạy con bạn cũng làm như vậy.
  • Không nên ‘’share’’ thức ăn, nước uống với người khác.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/604001133130744

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rèn luyện thói quen và hành vi cho trẻ ngay từ nhỏ

(39)
Từ lúc sơ sinh và khi chưa biết nói trẻ đã biết thể hiện bàn thân qua hành vi rồi cho nên phải rèn thói quen và hành vi. Khi nhỏ xíu thì bú ngủ thoải mái, ... [xem thêm]

Phòng ngừa hiệu quả chứng chảy máu cam ở trẻ em

(96)
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy ra ... [xem thêm]

Khử mùi sữa mẹ khi trữ đông

(10)
Sữa sau khi vắt để đông rồi rã đông sẽ có mùi xà phòng, do 1 số phản ứng xảy ra nhưng không có hại cho bé. Nếu bé vẫn chịu bú thì mẹ cứ cho bú. Nếu ... [xem thêm]

Sốt siêu vi ở trẻ em

(21)
Xuất phát từ tình hình thực tế là nhiều phụ huynh rất lăn tăn với chẩn đoán sốt siêu vi của bác sĩ, nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo lắng sợ con mình ... [xem thêm]

Phân biệt giữa viêm tiểu phế quản cấp và suyễn nhũ nhi ở trẻ dưới 2 tuổi

(50)
Đối với 1 em bé dưới 2 tuổi việc phân biệt suyễn và viêm tiểu phế quản rất khó khăn. Vì không có bất cứ phương tiện cận lâm sàng nào hữu ích vượt ... [xem thêm]

Rèn bú rèn ngủ rèn chơi cho trẻ

(34)
Rèn bú ngày 3 tháng đầu thì bú theo nhu cầu nhưng cũng ráng đúng cữ thường là ngày 8 cữ. 3 tháng hơn cần biết bé có thể tối đa bao nhiêu sữa để bú tối ... [xem thêm]

Trẻ nên có bữa ăn chung với người lớn không ?

(65)
Ngay từ khi ăn dặm ít nhất phải ngày 1 bữa. Khi đủ lớn tập ngồi vào bàn ăn chung với người lớn. Ăn đúng giờ nhất đinh và tạo không khí vui tươi khi ăn ... [xem thêm]

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

(93)
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh Nếu mẹ chưa xét nghiệm: tiêm vắc xin ngay cho trẻ sơ sinh. Cân nhắc nếu trẻ thiếu tháng hay nhẹ cân. Nếu mẹ đã xét ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN