Đối với 1 em bé dưới 2 tuổi việc phân biệt suyễn và viêm tiểu phế quản rất khó khăn. Vì không có bất cứ phương tiện cận lâm sàng nào hữu ích vượt trội.
Giống nhau
Triệu chứng lâm sàng nổi bật là khò khè, thở nhanh, nặng hơn thì rút lõm ngực. Thường đi kèm theo sau viêm đường hô hấp trên 1 vài ngày.
Khác nhau
Về cơ chế gây khò khè
- Trong bệnh suyễn, cơ chế chính gây khò khè là sự co thắt cơ trơn phế quản, ngoài ra sự phù nề thành phế quản, sự tiết dịch trong đường ống phế quản góp phần gây nên tiếng thở bất thường
- Trong bệnh viêm tiểu phế quản cơ chế chính gây khò khè là sự phù nề thành tiểu phế quản và tiết đàm vào lòng ống, sự co thắt cơ trơn là thứ yếu .
Về nguyên nhân
- Hen phế quản xuất hiện trên một em bé có cơ địa dị ứng, có tính chất gia đình mạnh mẽ. Em bé được thừa hưởng gen gây bệnh, gen này quy định rằng đường thở (phế quản) của em bé rất nhạy cảm và dễ bị co thắt, tác nhân gây co thắt thì tùy thuộc vào kiểu hình hen. Ở trẻ em đa số tác nhân này là do nhiễm siêu vi hô hấp trên. Ngoài ra có thể do gắng sức, khói bụi…..
- Viêm tiểu phế quản do virus gây ra, hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV) và 1 số loài virus khác .
Về đáp ứng điều trị
Hen phế quản thường đáp ứng rất tốt với thuốc giãn phế quản (salbutamol) trong khi viêm tiểu phế quản hầu như không hoặc rất ít đáp ứng với salbutamol. Vì vậy nếu em bé có đáp ứng với khí dung ventolint rất tốt, hãy cân nhắc chẩn đoán hen thay vì viêm tiểu phế quản và hỏi thêm các yếu tố khác.
Về tiên lượng
Hen phế quản nếu không kiểm soát, tìm và loại trừ các trigger kích hoạt hen thì sẽ tái phát thường xuyên
Viêm tiểu phế quản là bệnh cấp tính từng đợt, sau 2 tuổi hầu như không bị nữa.
Có sự nhập nhằng giữa hen phế quản và viêm tiểu phế quản, khò khè do siêu vi thúc đẩy (virus induced wheezing)
Thực sự liệu viêm tiểu phế quản, khò khè do siêu vi thúc đẩy có chuyển thành bệnh hen sau này hay không ?
Cứ 100 trẻ được chẩn đoán viêm tiểu phế quản khi dưới 2 tuổi thì có đến 30 trẻ trong số này sau này được chẩn đoán là hen, vậy thì viêm tiểu phế quản, khò khè do siêu vi lặp đi lặp lại làm thay đổi cấu trúc, thay đổi tính mẫn cảm, miễn dịch tại chỗ của đường thở dẫn tới bệnh hen thực sự hay là 30 trẻ đó bị hen phế quản nhưng được chẩn đoán nhầm?
Người ta thấy có những em bé không hề có tiền sử gia đình, không có cơ địa dị ứng, được chẩn đoán viêm tiểu phế quản một cách chính xác sau này được chẩn đoán hen. Rõ ràng có 1 mối liên quan cần được làm rõ hơn trong thời gian tới.
Khi nào nên chẩn đoán hen? khi nào nên chẩn đoán viêm tiểu phế quản?
Vậy trong thực hành lâm sàng, khi nào nên chẩn đoán hen? Khi nào nên chẩn đoán viêm tiểu phế quản?
Nếu em bé đột ngột lên cơn ho, khò khè sau khi gắng sức, cười to, hít phải khói bụi… hết triệu chứng sau khi dùng salbutamol, trước đó không hề có biểu hiện viêm đường hô hấp trên (ho, sổ mũi, nghẹt mũi) thì khả năng cao đó là hen.
Khò khè lần đầu sau viêm đường hô hấp trên, không hoặc ít đáp ứng với salbutamol thì hãy chẩn đoán viêm tiểu phế quản. Nếu đáp ứng rất tốt với salbutamol bạn vẫn nên chẩn đoán viêm tiểu phế quản, và để hé 1 cánh cửa cho hen bằng câu: “chưa loại trừ hen phế quản cơn đầu”. Khi đó việc khai thác kĩ tiền sử gia đình, tiền sử dị ứng của bé sẽ có ý nghĩa, vì là cơn đầu nên ta không thể biết xu hướng khò khè tái phát trong thời gian sau này sẽ như thế nào.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản cho trẻ em dưới 5 tuổi theo khuyến cao Hội Nhi khoa Việt Nam
Khi thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau:
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/667983256732531