Bạn nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

(4) - 41 đánh giá

Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn như nhiễm trùng, bệnh herpes hay thậm chí là ung thư lưỡi.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu lưỡi bao gồm:

  • Lở miệng
  • Cắn lưỡi đột ngột
  • Ăn thức ăn sắc hoặc cứng
  • Chấn thương từ răng giả hoặc niềng răng

Trên đây là những vấn đề thông thường, hầu hết có thể tự lành nếu bạn chăm sóc kỹ vết thương. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu lưỡi có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân bệnh lý khác. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy máu lưỡi và cách phòng ngừa nhé!

Các nguyên nhân gây chảy máu lưỡi

Ngoài các nguyên nhân phổ biến, lưỡi của bạn có thể bị chảy máu vì những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

1. Loét miệng gây chảy máu lưỡi

Tình trạng loét hoặc mụn nước phát triển trong miệng và lưỡi có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố, di truyền hoặc do một số tình trạng sức khỏe như thiếu vitamin B12 hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Việc bạn ăn phải thức ăn cứng, nhọn hoặc bàn chải đánh răng lông cứng có thể làm tổn thương những vết loét này và khiến lưỡi chảy máu.

Tình trạng chảy máu lưỡi này thường hết trong vòng 1 – 2 tuần. Một số cách có thể giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm:

  • Nước súc miệng kháng khuẩn
  • Viên ngậm chứa corticosteroid

Nếu tình trạng loét miệng gây chảy máu lưỡi kéo dài hơn 3 tuần, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra.

2. Nhiễm trùng miệng gây chảy máu lưỡi

Nhiễm trùng nấm men trong miệng là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhưng nếu không được điều trị có thể tiến triển gây lở miệng, chảy máu lưỡi, đau khi ăn uống và nuốt. Những người có nguy cơ cao mắc tình trạng này bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh
  • Người nhiễm HIV
  • Người dùng thuốc kháng sinh
  • Người đang xạ trị hoặc hóa trị ung thư

Tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm trùng gây ra chảy máu lưỡi, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kem bôi và thuốc uống để điều trị nhiễm trùng miệng.

3. Nhiễm nấm miệng gây chảy máu lưỡi

Tình trạng nhiễm nấm candida hoặc bệnh tưa miệng thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, người mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và người dùng thuốc kháng sinh. Bệnh tưa miệng và nhiễm trùng nấm men miệng tạo ra những đốm trắng hoặc vàng trắng hoặc vết loét mở trong miệng và cổ họng cản trở việc ăn, nuốt.

Hầu hết các trường hợp chảy máu lưỡi do nhiễm nấm miệng không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng kem chống nấm hoặc thuốc chống nấm đường uống.

4. Bệnh herpes ở miệng gây chảy máu lưỡi

Bệnh herpes ở miệng là một tình trạng truyền nhiễm gây ra bởi virus herpes simplex. Virus này có thể sống trong cơ thể con người trong nhiều năm mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể kích hoạt virus gây nhiễm trùng như căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết gây ra những vết loét này dễ dàng bị chảy máu.

Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh herpes ở miệng là lấy mẫu mô từ khu vực bị ảnh hưởng để kiểm tra có virus hay không hoặc xét nghiệm máu. Các triệu chứng của herpes miệng bao gồm:

  • Ngứa ran, hoặc cảm giác nóng rát trong miệng
  • Các đám mụn nước mọc cùng nhau, tạo thành vết thương lớn
  • Phát ban hoặc mụn nước chứa đầy chất lỏng vỡ ra và trở thành vết loét

Hiện nay chưa có cách chữa bệnh herpes, song một số thuốc có thể giúp giảm triệu chứng như thuốc kháng virus, thuốc gây tê tại chỗ và thuốc chống viêm không kê đơn (OTC).

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhận biết các triệu chứng bệnh herpes sinh dục.

5. U mạch máu gây chảy máu lưỡi

Tình trạng lưỡi chảy máu có thể bị gây ra bởi u mạch máu, hay còn được gọi là hemangiomas. Điều này cũng có thể xảy ra do các bất thường của hệ thống bạch huyết như u lympho và u nang xuất hiện trên đầu, cổ và trong miệng. Đây là vấn đề về da thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, thường không gây đau đớn trừ khi vùng đó bị lở loét.

Các phương pháp điều trị tình trạng này có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Điều trị laser
  • Thuốc thoa trên da
  • Thuốc dùng theo đường uống

6. Ung thư lưỡi gây chảy máu lưỡi

Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCCA) là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất ảnh hưởng trên niêm mạc miệng, mũi, tuyến giáp và cổ họng. Các triệu chứng của ung thư lưỡi bao gồm:

  • Đau trên lưỡi
  • Đau dai dẳng khi nuốt
  • Cảm giác tê trong miệng
  • Chảy máu lưỡi bất thường

Việc phát hiện sớm ung thư lưỡi là điều quan trọng để ngăn chặn tình trạng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Sinh thiết là cách tốt nhất để chẩn đoán ung thư lưỡi. Giai đoạn và mức độ của ung thư lưỡi sẽ quyết định cách điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ung thư lưỡi là bệnh gì?

Biện pháp xử lý chảy máu lưỡi tại nhà

Mặc dù có các nguyên nhân gây chảy máu lưỡi khác nhau, nhưng điều bạn cần lưu ý là thực hiện đầy đủ các cách phòng ngừa:

  • Duy trì sức khỏe răng miệng tốt
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ
  • Lựa chọn bàn chải mềm và chải răng đúng cách
  • Nếu bạn đeo răng giả, hãy làm sạch chúng mỗi ngày
  • Tránh hút thuốc và sử dụng rượu

Bạn cần biết cách phòng ngừa và thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau. Dưới đây là một số cách xử lý giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Hạn chế tiếp xúc vùng lưỡi bị tổn thương
  • Uống thuốc giảm đau OTC để giảm đau và sưng
  • Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước súc miệng sát trùng hoặc nước ấm pha muối
  • Đặt viên đá lạnh bọc trong gạc y tế lên vết đau hoặc vết thương cho đến khi ngưng chảy máu
  • Tránh các thực phẩm hoặc chất lỏng có thể làm nặng thêm vết loét miệng như thực phẩm cay nóng và cứng, nhọn

Nếu bạn bị đau, ngứa ran, chảy máu lưỡi lâu hơn 2 tuần hoặc có vết loét miệng kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đến bệnh viện sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hầu hết nguyên nhân gây chảy máu lưỡi không gây ra mối đe dọa lâu dài cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ sớm nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc nếu bạn có các dấu hiệu ung thư miệng.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú

(91)
Hầu hết các mẹ đều quan tâm đến việc làm sao để có đủ sữa mẹ cho con phát triển tốt. Đôi khi, bạn thắc mắc không biết những thực phẩm mà mình ăn ... [xem thêm]

U não được xem là nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết

(77)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

3 nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ khi mang thai

(100)
Theo thống kê, tỉ lệ các bà mẹ bị đột quỵ trong khi mang thai và sau khi sinh đã tăng lên đáng báo động. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện so sánh số ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(18)
Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh ù tai và cách chữa trị hiệu quả

(87)
Việc tai bị ù, có âm thanh lạ phát ra từ trong tai cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến thính lực khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng sa tử cung sau sinh

(37)
Tình trạng sa tử cung (sa dạ con) sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động cũng như khả năng sinh con sau này của phụ nữ nếu không được cải thiện ... [xem thêm]

7 món nước ép giúp bạn có một tuần tràn đầy sức sống

(97)
Bạn cảm thấy mệt mỏi sau kỳ nghỉ Tết? Hãy thêm vào thực đơn hàng ngày các món nước ép cho một tuần mới tràn đầy sức sống nhé!Các nghiên cứu đã ... [xem thêm]

Thực hư việc probiotic và prebiotic có thể trị bệnh mạn tính

(57)
Có lẽ bạn đã từng nghe về 2 chất probiotic và prebiotic mà nhiều người cho rằng vô cùng có lợi cho sức khỏe của trẻ em và trẻ sơ sinh? Thế nhưng, cũng có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN