Bệnh chlamydia kiêng gì? 3 nhóm thực phẩm nên tránh

(4.08) - 82 đánh giá

Bệnh chlamydia do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Khi bị viêm nhiễm và đang trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Vậy thì, khi bị bệnh chlamydia kiêng gì cho lành? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm những thông tin hữu ích.

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STD). Bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra và có thể điều trị được. Tuy nhiên, vì chlamydia thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt nên nhiều người không biết mình bị bệnh.

Bệnh chlamydia nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến một số biến chứng, các vấn đề về sức khỏe dài hạn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh chlamydia có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân gây bệnh chlamydia

Nguyên nhân cơ bản nhất gây ra bệnh chlamydia là một loại vi khuẩn có tên chlamydia trachomatis. Vi khuẩn này lây lan khi:

  • Quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ (chẳng hạn như bao cao su) sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, kể cả khi quan hệ bằng đường miệng và hậu môn. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục không có sự thâm nhập, tức bộ phận sinh dục chỉ cần tiếp xúc, chạm vào nhau cũng có thể khiến bạn nhiễm bệnh.
  • Nếu người mẹ bị chlamydia, trẻ cũng có khả năng bị lây bệnh trong quá trình sinh nở.
  • Ngoài ra, cũng có khi người ta bị nhiễm chlamydia ở mắt hoặc miệng do các khu vực này tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh ở bộ phận sinh dục.
  • Người từng bị mắc bệnh chlamydia và đã điều trị thành công không có nghĩa là không bị tái nhiễm.

Triệu chứng chlamydia

Hầu hết phụ nữ bị nhiễm bệnh chlamydia không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, chlamydia tiến triển dẫn tới nhiễm trùng cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng, gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Bệnh viêm vùng chậu (PID) nhiều khả năng dẫn đến mang thai ngoài tử cung và vô sinh.

Nếu một phụ nữ mang thai và bị nhiễm chlamydia, em bé dễ bị nhiễm trùng phổi hoặc mắt.

Triệu chứng ở phụ nữ nếu có sẽ bao gồm:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ, chảy máu sau khi quan hệ
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Đau bụng dưới

Nam giới bị nhiễm chlamydia cũng thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào. Ở nam giới, chlamydia lây nhiễm vào niệu đạo và có thể lan đến mào tinh hoàn và tinh hoàn.

Triệu chứng ở nam giới nếu có sẽ bao gồm:

  • Tiết dịch ở dương vật
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Tinh hoàn sưng, đau

Bạn có thể tham khảo thêm: Nhận biết dấu hiệu chlamydia ở nam và nữ giới

Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm chlamydia và sớm điều trị nếu bị mắc bệnh.

Bệnh chlamydia kiêng gì?

  • Trong quá trình điều trị, bạn cần kiêng cữ quan hệ tình dục vì khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn, bạn sẽ lây bệnh cho người khác.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng vì những trạng thái tâm lý này ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể, khiến tình trạng nhiễm trùng tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chlamydia có liên quan đến tình trạng sưng và viêm, vì vậy bạn nên kiêng các loại thực phẩm gây sưng viêm, dị ứng, thực phẩm cay nóng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá.

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh

Thực phẩm nên ăn

1. Thực phẩm giàu protein

  • Thịt
  • Trứng
  • Cá: Cá hồi, cá thu, cá mòi…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua
  • Các loại hạt: đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạnh nhân
  • Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ, nấm tuyết, nấm rơm.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Rau củ quả nói chung là các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tốt đề kháng. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ là:

  • Bông cải xanh, rau cần, rau cải, măng tây
  • Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo
  • Cam, quýt, táo, mận, xoài, chuối, bơ
  • Nấm
  • Ngũ cốc

Ngoài ra, các món ăn thanh đạm như mì sợi, miến, canh đậu xanh rất tốt cho người bệnh chlamydia vì các món này chứa những thành phần lành tính, ít gây kích ứng, sưng viêm.

Bạn cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Thực phẩm nên tránh

1. Thực phẩm dễ gây sưng viêm

Nhóm này gồm có thực phẩm nhiều đường (như bánh kẹo), các loại dầu thực vật, margarine, thực phẩm chiên nướng, thực phẩm chế biến công nghiệp có nhiều phụ gia, chất bảo quản.

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số loại hải sản (tôm, cua, sò ốc), bơ đậu phộng, thịt vịt… thường gây dị ứng. Nếu đã biết mình bị dị ứng hoặc không hợp với loại thực phẩm nào, bạn nên tránh ăn vì dị ứng gây sưng viêm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và hoành hành.

3. Các loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích

Lẩu cay; mì cay; các gia vị cay như ớt, tiêu; rượu; bia; cà phê… thuộc nhóm này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do vì sao bạn tập mông mà không hiệu quả

(46)
Có thể bạn đang tích cực tập luyện để tự tin mặc bikini đi biển hè này, vậy nên nếu tập mông mà không hiệu quả thì hãy tìm hiểu nguyên nhân để khắc ... [xem thêm]

Thực hư tác dụng của các loại vitamin cho não

(19)
Vitamin cho não có thật sự phát huy tác dụng như những gì nó được quảng cáo? Dù bạn đang mắc bệnh Alzheimer hoặc chỉ đơn giản là gặp vấn đề về khả ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên đi biển vào mùa hè?

(40)
Một chuyến đi biển vào mùa hè không những giúp bạn quên hết cái nóng và xua tan căng thẳng mà còn cải thiện sức khỏe rất nhiều. Bãi cát mịn màng và ... [xem thêm]

Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!

(27)
Không khó thực hiện, 5 mẹo ngừa tiểu đường đơn giản sau đây sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe cũng như giải quyết tất cả nỗi lo về bệnh tiểu ... [xem thêm]

Phương pháp dạy bé tập nói sớm không còn khó với bố mẹ

(25)
Bố mẹ thường mong muốn con biết nói để dễ dàng giao tiếp với mình. Chúng tôi chia sẻ các phương pháp dạy bé tập nói sớm cho bố mẹ để cùng trò chuyện ... [xem thêm]

Sữa tách béo giàu dinh dưỡng mà không lo tăng cân

(40)
Nếu bạn đang lên kế hoạch để giảm cân và giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể thì hãy lựa chọn sữa tách béo. Sữa tách béo cũng khá phù hợp đối với ... [xem thêm]

Làm thế nào để quý trọng bản thân mình hơn?

(79)
Bạn có bao giờ muốn bạn ốm như một người mẫu hay mạnh như cầu thủ chuyên nghiệp mà bạn yêu thích? Có lẽ bạn muốn mình cao hơn hoặc ngoại hình khác ... [xem thêm]

[Infographic] Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

(59)
Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.Hiện nay, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN