Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

(4.34) - 40 đánh giá

Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.

Tình trạng bé không chịu bú mẹ sẽ dễ làm cho người lớn lo lắng. Điều này khiến con gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy nguyên do đứng sau hành vi bất thường này của trẻ là gì? Mời bạn cùng Chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ

Một số giải thích cho việc bé không chịu bú mẹ gồm:

  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai
  • Trẻ sơ sinh khóc trong thời gian quá dài
  • Cách cho con bú sữa mẹ của bạn chưa đúng khiến em bé không cả thấy thoải mái
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sốt, khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại thực phẩm mà người mẹ hấp thụ
  • Trẻ sơ sinh có thể gặp một số vấn về hệ tiêu hóa khiến con cảm thấy khó chịu sau khi bú mẹ
  • Cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố khiến mùi vị của sữa mẹ cũng theo đó mà khác trước và đôi khi trẻ sơ sinh không thích điều này
  • Chế độ ăn uống của người mẹ không đủ dinh dưỡng và khiến lượng sữa trở nên ít hơn làm trẻ sơ sinh không thể bú mẹ
  • Người mẹ thiếu hứng thú trong việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến vấn đề bé có đủ thời gian bú sữa mẹ
  • Sữa mẹ ít hoặc thậm chí không xuất hiện ở đầu núm vú dù con đã cố gắng bú. Hiện tượng này cũng có thể gây ra tình trạng tụt núm vú
  • Người mẹ không chú ý hoặc nói to trong khi cho con bú cũng khiến trẻ sơ sinh khó chịu, từ đó dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ
  • Bé không chịu bú mẹ sau 10 – 15 phút đôi khi còn là cách con yêu ám chỉ việc mình đã no.

Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này sẽ giúp cải thiện tình hình hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu nhiễm trùng tai là thủ phạm khiến bé không chịu bú mẹ thì các biện pháp điều trị y tế phù hợp và đúng lúc sẽ trở thành phương án tốt nhất.

Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ

  • Bạn nên duy trì thói quen vệ sinh núm vú và bầu ngực bằng cách lau sơ ngực bằng khăn sạch, mềm nhúng nước ấm sẽ làm bé dễ chịu hơn khi bú mẹ
  • Thử cho con dùng núm vú giả khi vú mẹ quá nhỏ hoặc không phù hợp cho hành động hút
  • Cho con bú mẹ quá nhiều cũng khiến trẻ không hứng thú với sữa mẹ nữa. Do vậy, bạn hãy cố định thời gian cho bú
  • Tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ rất quan trọng. Khi bé cảm thấy thoải mái, hãy bế con đến gần phần quầng vú và đặt núm vú của bạn lên môi bé, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu ngậm vú mẹ sau đó
  • Tiếp xúc da chạm da cũng sẽ nâng cao khả năng cho con bú mẹ thành công. Do đó, bạn hãy chọn những vị trí thích hợp, yên tĩnh và bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú mẹ bằng ngực trần. Mặt khác, không nên gấp rút kết thúc cữ bú mà hãy để quá trình này hoàn thành khi nào bé muốn.

Nguy cơ khi bé không chịu bú mẹ

Nếu bé không chịu bú mẹ, thì cả bạn lẫn thiên thần nhỏ sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Tắc tia sữa
  • Giảm nguồn sữa mẹ
  • Cân nặng em bé không đạt chuẩn
  • Cả mẹ lẫn con đều cảm thấy khó chịu
  • Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ
  • Mẹ có thể bị đau núm vú, ngực sưng và căng tức.

Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa?

Một số thực phẩm giúp tăng lượng sữa cho bà đẻ, qua đó khắc phục phần nào tình trạng bé không chịu bú mẹ gồm:

  • Cà rốt
  • Gừng
  • Cá hồi
  • Mè đen
  • Khoai lang
  • Đủ đủ xanh
  • Uống đủ nước
  • Cỏ cà ri Fenugreek
  • Trà thì là hoặc sữa từ hạt thì là.

Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên của cơ thể. Do vậy, vấn đề bé không chịu bú mẹ sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu bạn tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Ngay cả khi việc này có thể gặp khó khăn nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử đều giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 sự thật mà các huấn luyện viên thể hình hiếm khi tiết lộ

(54)
Bạn cần trao đổi với huấn luyện viên thể hình trước khi bắt đầu tập gym để lên kế hoạch đạt được vóc dáng mong muốn. Thế nhưng, liệu các huấn ... [xem thêm]

Cách đo huyết áp chính xác, bạn đã biết?

(34)
Tình trạng cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Một số trường hợp có thể phát triển thành tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm ... [xem thêm]

Bệnh hoang tưởng ở người già có nguy hiểm hay không?

(42)
Bệnh hoang tưởng ở người già được biểu hiện bởi những suy nghĩ, hành vi bất thường. Đây là một trong những vấn đề về tâm thần thường gặp ở ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi sử dụng tế bào gốc để trẻ hoá làn da

(43)
Trong tương lai không xa, tế bào gốc hứa hẹn sẽ là biện pháp hữu ích trong việc điều trị các căn bệnh, chấn thương và đặc biệt là chăm sóc cải thiện ... [xem thêm]

5 bài tập cơ mông để khởi động và thư giãn

(91)
Các bài tập cơ mông nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thư giãn cơ đùi và cơ hông sau một ngày dài ngồi làm việc tại bàn. Bạn cũng có thể thực hiện những bài tập ... [xem thêm]

Vì sao nhiều cô gái không ra máu khi quan hệ lần đầu?

(95)
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng theo một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh Quốc, ít nhất 63% phụ nữ khi quan hệ lần đầu không ra máu. Thật khó ... [xem thêm]

Những điều mẹ nên chú ý khi mang thai lần 2

(38)
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ thoải mái và dễ chịu hơn, nhưng thực chất ngược lại. Lần thai kỳ kế tiếp sẽ mệt mỏi và đau nhức hơn. Lần ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ từ việc uống sữa đậu nành quá nhiều

(12)
Sữa đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì hấp thu nhiều quá cũng không tốt và các thực phẩm từ đậu nành cũng vậy.Các nghiên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN