Bé con của mẹ chào đời như thế nào?

(3.75) - 72 đánh giá

Sau chín tháng mười ngày mang thai, bạn không khỏi mong chờ giây phút chào đón thiên thần đến với thế giới mới cùng gia đình. Vậy bạn có biết hành trình mà bé con rời khỏi bụng mẹ và đón chào thế giới bên ngoài như thế nào chưa? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi nhé.

Bé “tìm cách” ra khỏi bụng mẹ như thế nào?

Xương chậu có hình dạng phức tạp, vậy nên trong suốt quá trình chuyển dạ và chào đời, em bé phải vượt qua khá nhiều “chướng ngại vật”. Khoảng rộng nhất của xương chậu là từ bên này sang bên kia tại đầu vào và từ trước ra sau ở dưới cùng (đầu ra). Đầu em bé rộng nhất khi tính từ trước ra sau, và vai là bộ phận rộng nhất khi tính từ bên này sang bên kia. Vì vậy, khi muốn được nhìn thấy thế giới bên ngoài, em bé phải vượt qua một hành trình dài với đủ cử động xoay trở để có thể tìm ra đường thông qua ống dẫn sinh.

Gần như các xương chậu của bạn rộng nhất tính từ bên này sang bên kia tại lối vào, nên hầu hết các em bé khi lọt vào xương chậu đều nghiêng bên trái hoặc bên phải. Lối ra từ xương chậu rộng nhất tính từ trước ra sau, vì vậy các em bé gần như luôn luôn xoay để có tư thế ngửa mặt hoặc úp mặt. Những hoạt động này diễn ra do kết quả của việc rặn đẻ và sự hỗ trợ của ống dẫn sinh.

Trong khi thực hiện những thao tác xoay này, em bé sẽ di chuyển dần hơn xuống dưới âm đạo. Cuối cùng, đỉnh đầu của bé xuất hiện, kéo dãn cửa âm đạo. Khi âm hộ dãn đủ rộng, đầu của em bé sẽ lòi ra ngoài – thường bằng cách mở rộng đầu, nâng cằm ra khỏi ngực và vì thế em bé thường “lộ diện” từ dưới xương mu. Bé thường xuất hiện trong tư thế úp mặt nhưng sẽ chuyển sang một bên rất nhanh chóng và vai cũng sẽ di chuyển theo hướng đó.

Tiếp theo, hai bên vai xuất hiện cùng lúc, và với sự hỗ trợ của chất trơn, toàn bộ phần còn lại của cơ thể bé sẽ ra ngoài – và bây giờ bạn có thể ôm bé một cách trọn vẹn.

Quá trình chuyển dạ có làm tổn thương bé không?

Trong giai đoạn khó khăn nhất của quá trình chuyển dạ và sinh nở, em bé được ép và đẩy xuống ống âm đạo hẹp. Bé cũng phải xoay hình xoắn ống qua hành lang xương chậu của người mẹ. Tuy nhiên, điều này hầu như không làm tổn hại đến bé. Trong thời gian chuyển dạ căng thẳng, nhịp tim của bé chậm lại để giảm sự chèn ép của toàn bộ quá trình này. Điều này đã được dự báo trước và không đáng lo ngại.

Nếu bạn có các thắc mắc cần được giải đáp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải thích và hướng dẫn cặn kẽ để giải tỏa mọi mối lo âu cho bạn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Làm thế nào để theo dõi sức khỏe trẻ mới sinh

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 tác nhân đang dần giết chết ham muốn tình dục

(70)
Đa số thủ phạm làm giảm nhu cầu tình dục đều thuộc về tâm lý, bao gồm căng thẳng, tự ti về vóc dáng, rạn nứt tình cảm… Một số tác nhân khác có ... [xem thêm]

Bất ngờ với mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV/AIDS

(50)
Chế độ dinh dưỡng và HIV/AIDS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh kiểm soát ... [xem thêm]

Vì sao bạn không nên đi ngủ với tóc ướt?

(22)
Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng đừng quên cách chăm sóc tóc ngắn để duy trì vẻ đẹp chắc khỏe và quyến rũ khiến các chàng ngẩn ngơ nhé!1. Cách chăm sóc ... [xem thêm]

6 căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

(32)
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ xảy ra không chỉ do ăn uống thất thường mà còn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Bố mẹ nên tìm hiểu những triệu chứng ... [xem thêm]

10 câu hỏi người bệnh thường quan tâm khi bị bệnh gút

(30)
Để điều trị bệnh gút hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực. Hơn nữa, trong quá trình thăm khám, nếu ... [xem thêm]

Mẹo để người trẻ vận động nhiều hơn

(87)
Tập thể dục và vận động thể chất không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn tốt cho tinh thần của các teen. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn có cân nặng ... [xem thêm]

6 bài tập với ghế đốt cháy mỡ bụng hiệu quả

(60)
Đau vai gáy là tình trạng căng cơ mà ai cũng có thể gặp. Bạn có thể tự chữa đau vai gáy nhanh chóng bằng các bài tập căng – duỗi cơ hiệu quả.Cứng cổ và ... [xem thêm]

Có thể uống thuốc tránh thai khi cho con bú không?

(10)
Bạn uống thuốc tránh thai khi cho con bú vì không thể ngừa thai bằng cách khác? Vậy hãy chọn loại thuốc để an toàn cho con.Làm thế nào để ngừa thai? Thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN