Bất ngờ với 5 cách tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

(4.26) - 31 đánh giá

Bạn sợ rằng qua tuổi dậy thì thì không thể tăng chiều cao. Đừng quá lo lắng nhé! Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vóc dáng của mình bằng việc áp dụng những cách tăng chiều cao như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên và đi đứng đúng tư thế…

Tăng chiều cao sau tuổi dậy thì là mối quan tâm của rất nhiều người. Mặc dù có những yếu tố quyết định chiều cao nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều biện pháp để bạn cải thiện dáng vóc của mình.

5 cách tăng chiều cao dù đã quá tuổi

Khả năng phát triển chiều cao của con người sẽ giảm dần sau tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng 5 cách tăng chiều cao sau đây và kết hợp cùng nhiều yếu tố khác nhau, bạn vẫn có thể cải thiện vóc dáng như ý muốn.

1. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Trong những năm chiều cao đang phát triển, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là cách giúp tăng chiều cao rất quan trọng.

Chế độ ăn uống của bạn nên có sự đa dạng bao gồm:

  • Trái cây tươi
  • Rau sạch
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thịt, cá
  • Các loại đậu
  • Sữa, trứng

Những thực phẩm này sẽ cung cấp protein – loại dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ bắp. Bên cạnh đó, chúng cũng là nguồn dồi dào canxi và vitamin D rất tốt cho hệ xương khớp.

Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, bạn nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều:

  • Đường
  • Chất béo chuyển hóa
  • Chất béo no

Quá trình lão hóa tự nhiên có thể ảnh hưởng đến mật độ xương, làm chiều cao của bạn giảm xuống. Do đó, người trưởng thành cần chú trọng bổ sung thêm canxi cho cơ thể. Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ trên 50 tuổi và nam trên 70 tuổi nên tiêu thụ 1.200mg canxi mỗi ngày.

Vitamin D cũng thúc đẩy xương chắc khỏe. Các nguồn cung cấp vitamin D thông thường bao gồm cá ngừ, sữa tăng cường và lòng đỏ trứng gà. Nếu bạn không cung cấp đủ vitamin D trong chế độ ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung để đáp ứng lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nhé.

2. Sử dụng thực phẩm bổ sung một cách thận trọng

Trong một số trường hợp, các loại thực phẩm bổ sung có hiệu quả trong việc tăng chiều cao ở trẻ em và hạn chế việc giảm sút chiều cao ở người lớn tuổi. Nếu bạn đang mắc một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng HGH, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung HGH tổng hợp.

Ngoài ra, người cao tuổi có thể dùng vitamin D hoặc chất bổ sung canxi để ngăn ngừa loãng xương.

Trong tất cả các trường hợp khác, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm bổ sung để tăng chiều cao. Một khi các sụn tiếp hợp trở nên hợp nhất với nhau, bạn sẽ không thể tăng chiều cao nữa, kể cả khi sử dụng những sản phẩm bổ sung được quảng cáo rầm rộ.

3. Ngủ đủ giấc giúp cải thiện vóc dáng

Giấc ngủ thường không ảnh hưởng nhiều đến việc cải thiện chiều cao của bạn. Tuy nhiên, trẻ vị thành niên nếu thường xuyên ngủ ít hơn mức cần thiết có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Lý do vì cơ thể sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng trong lúc ngủ. Lượng hormone này sẽ ít đi nếu bạn không ngủ đủ giấc.

Dưới đây là số thời gian bạn cần ngủ mỗi ngày tùy theo mỗi đối tượng:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: 14–17 giờ
  • Trẻ sơ sinh 3–11 tháng tuổi: 12–17 giờ
  • Trẻ mới biết đi 1–2 tuổi: 11–14 giờ
  • Trẻ nhỏ 3–5 tuổi: 10–13 giờ
  • Trẻ em 6–13 tuổi: 9–11 giờ
  • Thanh thiếu niên 14–17 tuổi: 8–10 giờ
  • Người lớn 18–64 tuổi: 7–9 giờ
  • Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên: khoảng 7–8 giờ.

Ngủ nhiều hơn thậm chí có thể kích thích việc sản xuất hormone HGH, vì vậy bạn nên ngủ trưa thay vì thức để làm việc hoặc tán gẫu cùng bạn bè. Ngoài ra, nên tập thói quen đi ngủ vào lúc 22 giờ bởi đây là thời điểm mà xương phát triển tốt nhất.

4. Cách tăng chiều cao nhờ tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích, giúp tăng cường cơ và xương, duy trì cân nặng khỏe mạnh và thúc đẩy sản xuất HGH.

Trẻ em nên tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày với các bài tập như:

  • Các bài tập củng cố sức mạnh, chẳng hạn như hít đất (chống đẩy) hoặc gập bụng;
  • Bài tập linh hoạt, như yoga;
  • Các hoạt động aerobic, nhảy dây hoặc đi xe đạp.

Đối với người lớn, tập thể dục là cách tăng chiều cao hữu hiệu nhất. Ngoài ra, vận động thường xuyên cũng có những lợi ích như duy trì sức khỏe tổng thể và làm giảm nguy cơ loãng xương. Loãng xương xảy ra khi xương trở nên yếu hoặc giòn, dẫn đến mất mật độ xương. Điều này có thể khiến bạn “lùn đi”. Để giảm nguy cơ bị loãng xương, bạn hãy thử đi bộ, chơi quần vợt hoặc tập yoga vài lần trong tuần.

5. Vận động đúng tư thế

Tư thế xấu có thể làm cho bạn trông lùn hơn chiều cao thực tế. Khom lưng cũng có thể khiến bạn bị lùn đi.

Nếu bạn thường xuyên khom lưng, xương sẽ quen với tư thế như vậy và dần dần khiến bạn bị khom lưng.

Biết cách đứng, ngồi và ngủ đúng tư thế tuy không phải là cách tăng chiều cao nhanh nhất nhưng chính là chìa khóa giúp bạn duy trì chiều cao. Bạn cũng có thể thực hành các bài tập để cải thiện tư thế theo thời gian. Nếu bạn không biết bắt đầu như thế nào, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn hình thành một thói quen tập thể dục phù hợp.

Tăng chiều cao cho người trưởng thành liệu có khó?

Tuổi dậy thì (từ 14 đến 18 tuổi) được xem là giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao, bởi đây là lúc mà hệ xương khớp tăng trưởng vượt trội và cơ thể có khả năng đạt đến chiều cao tối ưu.

Sự thật là nhiều người trong chúng ta vẫn quan niệm rằng, con gái sau 18 và con trai sau 20 tuổi sẽ không thể tăng thêm chiều cao được nữa. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây lại bác bỏ quan điểm trên và cho rằng sau độ tuổi này, việc cải thiện chiều cao sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không thể. Lý do vì hormone tăng trưởng vẫn tiếp tục được bài tiết sau giai đoạn dậy thì.

Về mặt lý thuyết, loại hormone này được cho là quyết định phần lớn chiều cao của một người. Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác như gen di truyền, chế dộ dinh dưỡng và luyện tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này.

Theo đó, hormone tăng trưởng chiều cao càng sản sinh ra nhiều, cơ hội tăng chiều cao sẽ càng lớn. Muốn vậy, bạn có thể can thiệp bằng cách điều chỉnh lại thực đơn ăn uống, việc tập luyện, sinh hoạt hoặc thậm chí nhờ đến sự “trợ lực” từ các loại thực phẩm chức năng. Nói cách khác, chỉ bằng những thay đổi đơn giản trong thói quen sống hằng ngày, bạn có thể tăng chiều cao thêm những 3 đến 5cm cho đến năm 23 tuổi đấy!

Mặc dù khá khó khăn, nhưng vẫn có những cách để giúp bạn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì. Hãy xây dựng cho mình một lối sống hợp lý, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ không chỉ cải thiện vóc dáng mà còn khỏe mạnh và luôn tràn đầy sức sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm khiến chị em tuổi trung niên không còn lo khô âm đạo mỗi khi quan hệ

(45)
Khô âm đạo khi quan hệ là vấn đề khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ tuổi trung niên. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn không ... [xem thêm]

5 lợi ích sức khỏe của chocolate bạn cần biết

(75)
Chocolate là một loại thực phẩm rất ngon, được nhiều người yêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết 5 lợi ích sức khỏe từ chocolate. Chocolate là ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tận gốc

(19)
Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng. Chứng bệnh này đã mang lại nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Thu nhỏ lỗ chân lông ở mũi với các mẹo đơn giản

(82)
Lỗ chân lông lớn thường nằm ở vùng mũi, khiến cho bạn cảm thấy thiếu tự tin và không hài lòng khi trang điểm. Mặc dù bạn không thể làm chúng biến mất ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị đau bụng và cách phòng ngừa

(30)
Bé bị đau bụng dẫn đến quấy khóc kéo dài khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn

(82)
Bạn cảm thấy mình giống như một con ốc sên nhỏ bé trốn trong tổ ấm an toàn để tránh khỏi những đợt sóng dữ dội ngoài khơi. Làm sao bạn có thể bước ... [xem thêm]

10 thứ bạn nên vứt khỏi bếp ngay và luôn!

(76)
Phụ nữ chúng ta thường có thói quen lưu trữ thực phẩm và đồ đạc để sử dụng khi cần. Làm sao để bạn chọn đúng thứ nên vứt khỏi bếp?Khi nói đến ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ giúp đối phó với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm

(12)
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN