Bật mí 8 loại tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng

(3.76) - 10 đánh giá

Bên cạnh sử dụng các sản phẩm chống côn trùng như thuốc xịt hoặc nhang thì tinh dầu đuổi muỗi sẽ là một gợi ý thân thiện đối với sức khỏe.

Nếu bạn đang tìm cho mình một biện pháp giúp xua đuổi côn trùng nhưng vẫn thân thiện với làn da thì hãy thử nghĩ đến tinh dầu nhé. Có khá nhiều loại tinh dầu đuổi muỗi không những chỉ gói gọn ở việc khiến côn trùng không dám đến gần mà còn đem đến các tác dụng khác nhau. Trong bài viết này, Chúng tôi giới thiệu đến bạn 8 tinh dầu có công dụng đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả.

Tinh dầu có khả năng chống muỗi và côn trùng

Một số loại tinh dầu có khả năng ngăn không cho muỗi dám đến gần là:

♥ Tinh dầu hoa oải hương

Hoa oải hương nổi tiếng với những tác dụng tích cực về mặt thư giãn cũng như những lợi ích tuyệt vời cho giấc ngủ. Thế nhưng, điều mà nhiều người không biết là tinh dầu chiết xuất từ hoa oải hương cũng có thể trị bọ xít và muỗi đốt khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, tinh dầu hoa oải hương còn hỗ trợ làm sáng vết thâm, chữa lành vết cắt và vết thương, cũng như điều trị kích ứng da.

♥ Tinh dầu bạc hà

Bạc hà cũng nằm trong danh sách tinh dầu đuổi muỗi mà bạn không thể bỏ qua. Nếu lo lắng về những loại tinh dầu có mùi quá nồng, bạn hãy thử dùng dầu bạc hà thay thế nhé. Nhiều người sử dụng loại tinh dầu này như một loại thuốc chống côn trùng tự nhiên và mang đến cảm giác sảng khoái, chống lại trầm cảm.

♥ Tinh dầu húng quế

Húng quế không chỉ là một loại rau để tăng thêm hương vị cho món ăn mà nó còn có thể xua đuổi côn trùng và ngăn không cho chúng đến gần.

Tinh dầu húng quế có mùi thơm ngọt ngào xen lẫn chút vị cay thường được sử dụng nhằm làm dịu vết muỗi đốt.

♥ Tinh dầu thông

Nếu mùi của cây thông đã “lỡ” quyến rũ bạn thì tinh dầu thông sẽ trở thành một lựa chọn mới lạ không thể bỏ qua. Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra tác dụng xua đuổi côn trùng của dầu thông, đặc biệt là ở khả năng chống muỗi đốt. Giống như các loại tinh dầu khác, dầu thông cũng được chứng minh mang đến hiệu quả nhiều hơn so với việc sử dụng các hóa chất tổng hợp.

♥ Tinh dầu bạch đàn chanh

Dầu bạch đàn chanh được chiết xuất từ lá cây bạch đàn chanh, là một ví dụ về các loại tinh dầu đuổi muỗi được yêu thích nhất. Bên cạnh đó, loại tinh dầu này cũng có hiệu quả bảo vệ da khỏi vết cắn của ve và có thể kéo dài công dụng đến vài giờ.

♥ Tinh dầu cỏ hương bài

Cỏ hương bài thường được ưa chuộng để làm nguyên liệu trong nền công nghiệp sản xuất giỏ xách, chiếu và hương (nhang). Bên cạnh đó, dầu còn được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để đuổi muỗi và côn trùng. Mùi gỗ ấm và mùi đất của loại dầu này cũng mang đến tác dụng làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng một cách hiệu quả.

♥ Tinh dầu tràm trà

Chiết xuất từ cây tràm trà rất phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp như một hoạt chất kháng khuẩn để điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá. Nhưng không dừng lại ở đó, tinh dầu tràm trà không chỉ có khả năng kháng nấm mà còn có thể bảo vệ và làm dịu vết cắn đau đớn từ muỗi và côn trùng.

Khi được khuếch tán trong không khí hoặc bôi lên da, loại dầu này sẽ khiến muỗi chẳng dám lại gần bạn.

♥ Tinh dầu sả chanh

Sẽ thật thiếu sót khi đề cập đến tinh dầu đuổi muỗi mà bỏ qua tinh dầu sả chanh. Loại dầu này cũng chứa các đặc tính xua đuổi các loại côn trùng khác.

Bên cạnh các loại tinh dầu kể trên thì những sản phẩm tinh dầu khác mà bạn cũng có thể cân nhắc gồm:

♥ Tinh dầu đuổi muỗi: Tinh dầu sả java, khuynh diệp, đinh hương, hương nhu, sả, tinh dầu phong lữ

♥ Tinh dầu đuổi bọ chét: Tinh dầu gỗ tuyết tùng, tinh dầu cam, hoa cam

♥ Tinh dầu trị ve: Tinh dầu phong lữ, cây bách xù, dầu gỗ hồng mộc, tinh dầu cỏ xạ hương, dầu bưởi và dầu lá kinh giới

Những loại tinh dầu trên có thể được kết hợp với nhau để tạo ra các sản phẩm có công dụng làm cho côn trùng hoặc muỗi không dám đến gần. Dưới đây là 3 gợi ý dành cho bạn nhằm tìm ra loại thích hợp với mình nhất.

Công thứ 1: Bình xịt tinh dầu đuổi muỗi

Thành phần và nguyên liệu bạn cần để làm ra cho mình 1 lọ bình xịt gồm:

  • 350ml nước cây phỉ (with hazel)
  • 15 giọt tinh dầu sả java
  • 15 giọt dầu sả chanh
  • 10 giọt tinh dầu bạc hà
  • 10 giọt dầu tràm trà
  • 1 cái phễu
  • 1 bình xịt rỗng
  • 1 lọ rỗng để trộn các thành phần

Cách thực hiện:

Bạn đổ nước cây phỉ vào lọ rỗng cùng với các loại tinh dầu và lắc đều. Sau đó, dùng phễu để trút hỗn hợp vào bình xịt. Mỗi lần sử dụng, hãy lắc bình một chút rồi xịt lên chăn rèm hoặc tường, xung quanh khu vực sinh hoạt.

Công thức thứ hai: Cách làm nến tinh dầu đuổi muỗi

Công thức này không những giúp bạn tạo ra một lọ nến xinh xắn từ tinh dầu để đuổi muỗi mà còn đem lại một mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu cho khắp căn phòng:

  • 2 chiếc lọ cỡ vừa
  • 1 chiếc lọ cỡ nhỏ
  • 40 giọt tinh dầu hương thảo
  • 15 giọt tinh dầu sả java (tùy chọn)
  • 1 quả chanh vàng
  • 1 quả chanh xanh
  • 8 nhánh hương thảo tươi
  • 3 chân nến tealight
  • 950ml nước.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn hãy cắt lát mỏng chanh xanh và chanh vàng. Xếp từ 4 – 5 lát chanh vào mỗi lọ
  • Cho 4 nhánh hương thảo vào lọ lớn và 2 nhánh vào lọ nhỏ
  • Hòa nước và các loại tinh dầu vào với nhau, khuấy đều
  • Đổ hỗn hợp vào bình sao cho lượng nước đều bằng nhau
  • Lấy nến ra khỏi vỏ, sau đó nhẹ nhàng thả vào bình để chúng nổi trên mặt nước
  • Sau đó, bạn chỉ cần thắp nến lên.

Công thức thứ 3: Dầu dưỡng kết hợp tinh dầu đuổi muỗi

Nếu bạn là người có làn da khô quanh năm thì đây chắc hẳn sẽ trở thành sản phẩm dành cho bạn đấy:

  • 8 giọt tinh dầu tràm trà
  • 8 giọt tinh dầu hoa oải hương
  • 8 giọt tinh dầu sả chanh
  • 6 giọt tinh dầu sả java
  • 6 giọt tinh dầu khuynh diệp
  • 100ml dầu hạt nho hoặc dầu hạnh nhân.

Cách thực hiện:

Đối với biện pháp sử dụng tinh dầu đuổi muỗi kết hợp với kem dưỡng da này, cách làm không hề phức tạp chút nào.

Trước tiên, bạn chỉ cần trộn tất cả các loại tinh dầu đều với nhau, sau đó hòa quyện cùng với dầu hạnh nhân. Khi đã xong, hãy bỏ hỗn hợp vào 1 chiếc lọ sạch, đậy nắp kín. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần lấy một chút dầu và bôi đều lên da.

Công thức thứ 4: Máy khuếch tán kết hợp cùng tinh dầu

Đây có thể là phương pháp hiệu quả nhất để tận dụng tinh dầu đuổi muỗi, nguyên liệu bạn cần bao gồm:

  • 8 giọt tinh dầu sả java
  • 8 giọt tinh dầu tràm trà
  • 8 giọt tinh dầu oải hương
  • Máy khuếch tán

Cách thực hiện:

Bạn trộn các loại tinh dầu với nhau cho đều và cho vào máy khuyến tán. Ngoài ra, bạn có thể trộn, kết hợp thêm một lượng tinh dầu khác cho đến khi tìm thấy mùi hương phù hợp nhất.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có được phần nào các thông tin thú vị về tinh dầu đuổi muỗi. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là để đạt hiệu quả xua đuổi muỗi như mong muốn, bạn nên thường xuyên sử dụng tinh dầu và chỉ khuyến tán tinh dầu trong không gian hẹp.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào bạn có thể bắt đầu đánh răng cho con?

(59)
Ngay từ khi thiên thần nhỏ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn nên tập dần thói quen đánh răng cho con để chăm sóc khoang miệng của bé thật tốt.Chăm sóc răng ... [xem thêm]

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị chứng bỏng dao cạo

(21)
Cạo râu bằng dao cạo là một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất để loại bỏ phần lông trên mặt và cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài ... [xem thêm]

Mắt vàng, đầu óc hay nhầm lẫn là dấu hiệu của bệnh về gan?

(81)
Nhiều vấn đề có thể xảy ra với gan tùy vào cách sinh hoạt của mỗi người. Một số người khi thấy cơ thể xuất hiện vàng mắt, đầu óc hay nhầm lẫn, ... [xem thêm]

Những tác dụng làm đẹp kì diệu của mật ong

(97)
Mật ong không chỉ là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ăn uống, làm đẹp với mật ong cũng sẽ đem lại hiệu quả không ngờ đấy.Mật ong là một ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị ho và giải mã tiếng ho của bé

(12)
Việc trẻ sơ sinh bị ho, ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm… khiến bạn lo lắng không yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

(81)
Các triệu chứng của sỏi gan thường khó xác định khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Vì thế, bệnh sỏi gan có nguy hiểm không phụ ... [xem thêm]

Bệnh viêm màng não, nguyên nhân và triệu chứng

(29)
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm màng não có thể ... [xem thêm]

Bệnh zona thần kinh và cách điều trị

(88)
Bệnh zona thần kinh do virus varicella-zoster tái hoạt động gây ra. Bệnh gây bóng nước và phát ban thành mảng trên da kèm cảm giác đau đớn, bỏng rát, khó chịu. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN