Triệu chứng ung thư gan mà bạn dễ bỏ qua

(4.08) - 86 đánh giá

Ung thư gan là một căn bệnh nan y và rất khó để điều trị triệt để. Tỷ lệ tử vong vì ung thư gan trên thế giới rất cao, đa số là do các bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn quá trễ, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, cần phải chẩn đoán bệnh trong giai đoạn sớm và chữa bệnh ung thư gan kịp thời mới có thể kéo dài được thời gian sống.

Mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về các phương pháp chẩn đoán cũng như chữa bệnh ung thư gan trong bài viết này nhé!

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư gan

Đa số các trường hợp ung thư gan (khoảng 83%) đều phát hiện bệnh ở giai đoạn khá muộn. Ung thư gan có thể được phát hiện sớm nhờ các phương pháp tầm soát và chẩn đoán. Có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán ung thư khác nhau, đa số xếp vào 3 loại là xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết gan.

1. Xét nghiệm máu

Thường các bác sĩ quan tâm nhiều đến nồng độ AFP trong máu, AFP có thể tiết lộ những bất thường trong chức năng gan của bệnh nhân.

2. Xét nghiệm hình ảnh

Siêu âm: Siêu âm gan có thể giúp bác sĩ phát hiện những khối u và sự tăng trưởng bất thường của các tế bào. Cùng với xét nghiệm máu, siêu âm là một phương pháp khá an toàn nên thường được chọn đầu tiên để tầm soát và chẩn đoán ung thư gan.

Chụp cắt lớp (chụp CT): Chụp CT vùng bụng có thể giúp xác định nhiều loại khối u ở gan. Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư gan được sử dụng tiếp theo sau siêu âm và xét nghiệm máu. Chụp cắt lớp cung cấp các thông tin về khối u như kích thước, hình dạng, vị trí của chúng. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể giúp xác định vị trí của các mạch máu lân cận.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này được áp dụng để phát hiện các khối u rất nhỏ, khi siêu âm nghi ngờ có khối u nhưng chụp CT lại không thấy. Chụp cộng hưởng từ cũng giống với chụp cắt lớp, nhưng thay vì dùng tia X, các bác sĩ sẽ sử dụng sóng radio.

3. Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là phương pháp cuối cùng được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi ung thư gan. Phương pháp này mang đến kết quả với độ chính xác cao.

Khi sinh thiết gan, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng xuyên qua da và các mô trong cơ thể để vào gan, từ đó lấy một ít mô tế bào gan. Sau đó, mẫu mô này sẽ được các bác sĩ kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư. Sinh thiết gan có thể gây ra nguy cơ chảy máu, bầm tím và nhiễm trùng… Do đó, sinh thiết gan chỉ được sử dụng để xác nhận lại kết quả của các phương pháp khác.

Xác định mức độ nghiêm trọng và giai đoạn của ung thư gan

Khi chẩn đoán bạn bị ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các kiểm tra để xác định mức độ và giai đoạn tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm phân tầng giúp xác định kích thước, vị trí những khối u và xem xét liệu chúng đã di căn hay chưa. Các xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để xác định giai đoạn của ung thư bao gồm: chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ và xạ hình xương.

Có nhiều phương pháp khác nhau để gọi tên các giai đoạn của ung thư gan. Một số bác sĩ gọi tên chúng theo chữ số La Mã từ I đến IV, một số khác lại dùng chữ cái từ A đến D. Bác sĩ phải xác định rõ giai đoạn ung thư để có thể lựa chọn phác đồ điều trị cũng như tiên lượng trước tình trạng của bệnh nhân.

Các phương pháp chữa bệnh ung thư gan

Việc lựa chọn phương pháp chữa ung thư gan nguyên phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ mức độ nghiêm trọng của bệnh đến tuổi tác, sức khỏe tổng thể cũng như sự lựa chọn riêng của từng bệnh nhân.

1. Phẫu thuật

Gan có thể tự tái tạo từ những tế bào gan khỏe mạnh, vì vậy người ta có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u hoặc ghép một phần gan khỏe mạnh để điều trị ung thư. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư gan, bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Trong trường hợp các khối u gan còn nhỏ, đơn độc và giới hạn trong gan (chưa di căn sang các cơ quan khác), bác sĩ có thể khuyến khích sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thêm vào đó, các bệnh nhân được chỉ định áp dụng phương pháp này thường là những người có chức năng gan còn tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối u và một phần nhu mô gan khỏe mạnh bao quanh nó. Sau khi loại bỏ khối u, các tế bào gan khỏe mạnh có thể tự tái tạo và bù đắp vào phần đã bị loại bỏ.

Phẫu thuật ghép gan: Phương pháp này cũng tương đối giống với cắt bỏ khối u, tuy nhiên sau khi cắt, các bác sĩ sẽ thay thế chúng bằng một phần gan khỏe mạnh từ người cho. Tuy nhiên, phẫu thuật ghép gan chỉ được áp dụng cho một số bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn đầu đáp ứng được các điều kiện để tiến hành ghép gan. Thêm vào đó, việc tìm kiếm người hiến gan phù hợp cũng tốn rất nhiều thời gian.

Để tìm hiểu thêm về phương pháp ghép gan, bạn có thể tham khảo bài viết Phương pháp ghép gan cho bệnh nhân bị ung thư gan liệu có an toàn?

2. Phương pháp điều trị tại chỗ

Các phương pháp điều trị ung thư tại chỗ thường tác động trực tiếp vào tế bào ung thư hoặc khu vực xung quanh các tế bào này. Các lựa chọn dùng để điều trị cho bệnh nhân ung thư gan bao gồm:

Đốt các tế bào ung thư: Bác sĩ sử dụng dòng điện để đốt nóng và tiêu diệt tế bào ung thư. Xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được sử dụng kèm theo để định hướng trong việc đưa các dụng cụ vào tiếp cận gan. Khi kim đâm vào, các khối u sẽ được đốt nóng bằng dòng điện, từ đó giúp phá hủy các tế bào ung thư. Ngoài dòng điện, các bác sĩ có thể sử dụng sóng điện từ hoặc tia laser để đốt nóng tế bào.

Làm lạnh các tế bào ung thư: Kỹ thuật nhiệt động (Cryoablation) được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong phương pháp này, các bác sĩ đưa một dụng cụ chứa nitơ lỏng trực tiếp vào khối u gan, làm lạnh và phá hủy chúng.

Tiêm cồn tuyệt đối vào khối u: Cồn ethanol tuyệt đối được tiêm trực tiếp vào khối u nhờ nội soi hoặc mổ hở. Cồn tuyệt đối sẽ khiến các tế bào ung thư bị chết.

Tiêm thuốc hóa trị vào gan: Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư gan bằng cách đưa các thuốc chống ung thư mạnh trực tiếp vào các khối u. Hóa trị cũng có thể được sử dụng trong điều trị ung thư gan đã di căn sang cơ quan khác hoặc ung thư gan thứ phát vì có thể xâm nhập vào các khu vực riêng biệt trong cơ thể.

Nút hóa chất động mạch kèm hạt BEAD: BEAD là những hạt đóng vai trò tải và giữ thuốc phóng xạ lâu hơn trong các tế bào ung thư. Các hạt này được đưa trực tiếp vào gan, sau đó chúng sẽ bức xạ trực tiếp đến khối u.

3. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng năng lượng cao từ các nguồn như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Xạ trị có thể được thực hiện khi không thể áp dụng các phương pháp trị liệu khác. Đối với ung thư gan đã di căn, xạ trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Trong quá trình trị liệu bằng xạ trị, bạn sẽ được yêu cầu nằm trên bàn phẫu thuật, một máy chuyên dụng sẽ tạo các chùm năng lượng và chiếu chúng vào vị trí gan của bạn.

4. Điều trị bằng thuốc

Việc điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu chủ yếu tập trung vào những bất thường tồn tại trong các tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn những bất thường này, việc điều trị bằng thuốc có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc chống ung thư thường được sử dụng là doxorubicin, mitomycin, cisplatin, 5-fluorouracil… Một số loại thuốc nhắm mục tiêu khác cũng có thể được dùng để điều trị ung thư gan tiến triển.

Một số liệu pháp nhắm mục tiêu chỉ áp dụng được cho những bệnh nhân có tế bào ung thư bị đột biến ở các gien nhất định. Các tế bào ung thư có thể được sinh thiết và kiểm tra trong phòng thí nghiệm để theo dõi hiệu quả của những loại thuốc này.

5. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại ung thư. Hệ thống miễn dịch có thể không tấn công các tế bào ung thư vì chúng sở hữu các protein “che mắt”. Liệu pháp miễn dịch can thiệp vào các protein và đảo ngược quá trình này. Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị ung thư gan tiến triển.

6. Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào tăng sinh với tốc độ cao, trong đó có các tế bào ung thư. Các thuốc hóa trị có thể được đưa và cơ thể bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch IV hoặc dùng đường uống. Hóa trị đôi khi có thể được sử dụng để điều trị ung thư gan tiến triển.

Chăm sóc hỗ trợ (Giảm nhẹ triệu chứng) cho người bị ung thư gan

Chăm sóc hỗ trợ là những thủ thuật y tế chuyên biệt tập trung vào việc giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. Phương pháp chăm sóc hỗ trợ được sử dụng kèm theo các phương pháp điều trị tích cực khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị để làm giảm ảnh hưởng cũng như tác dụng phụ của những liệu pháp này.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân ung thư gan, giúp họ cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn.

Phương pháp thay thế có thể giúp kiểm soát cơn đau của những người bị ung thư gan tiến triển. Các bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp này để thay thế thuốc giảm đau hoặc các phương pháp trị liệu khác khi cơn đau kéo dài hoặc muốn hạn chế các tác dụng phụ của thuốc giảm đau. Một số phương pháp hỗ trợ thay thế có thể dùng như:

  • Bấm huyệt
  • Châm cứu
  • Thôi miên
  • Massage
  • Các bài tập thư giãn…

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể kéo dài thời gian sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể. Ngoài các phương pháp điều trị chính, những phương pháp hỗ trợ có thể giúp giảm đau và giảm ảnh hưởng của các liệu pháp lên bệnh nhân, từ đó giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị. Việc hiểu về các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư gan có thể giúp người bệnh chọn được phương pháp phù hợp.

Nếu đang tìm kiếm một sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, bạn có thể tham khảo tại đây.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết cực hay cho gia đình muốn sinh ba

(52)
Sinh ba là mơ ước của nhiều gia đình. Hiện tượng này hiếm gặp khi mang thai tự nhiên nhưng nếu bạn muốn, vẫn có một số bí quyết đơn giản để tăng cơ ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn dưa hấu? Đọc ngay để tìm câu trả lời nhé!

(57)
Bà bầu có nên ăn dưa hấu? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu lỡ yêu loại quả ngon ngọt này. Bên cạnh lợi ích, dưa hấu còn có tác dụng phụ cho mẹ ... [xem thêm]

Mẹ nên hoặc kiêng ăn gì khi đang cho con bú?

(65)
Cho con bú kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều mẹ khá đau đầu bởi ở giai đoạn này, mẹ luôn sợ những gì mình ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn ... [xem thêm]

Ban xuất huyết là gì?

(53)
Ban xuất huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này rất quan trọng để đưa ra cách điều trị thích ... [xem thêm]

Không cần áp dụng chế độ ăn kiêng cũng có thể giảm cân

(60)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

6 biến chứng của bệnh sởi bạn không nên xem thường

(81)
Khi nghe đến bệnh sởi, nhiều người thường nghĩ các triệu chứng bệnh cũng tương tự như cúm và phát ban. Tuy nhiên, sởi có thể tiến triển rất nhanh dẫn ... [xem thêm]

Diễn tiến và cách đẩy lùi những cơn đau nửa đầu

(45)
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc chứng đau nửa đầu (thiên đầu thống, bệnh Migraine) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và một trong số nguyên nhân ... [xem thêm]

Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo

(28)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang bàng quang – niệu đạoBộ phận cơ thể/mẫu thử: Bàng quang và niệu đạoTìm hiểu chungChụp X-quang bàng quang – niệu đạo là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN