Bảo vệ cơ thể khỏi chứng rối loạn tiêu hóa khi về già

(3.93) - 16 đánh giá

Càng lớn tuổi, chúng ta càng có nhiều thời gian để thư giãn và tận hưởng cuộc sống, nhưng đây cũng là giai đoạn mà ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa.

Tất nhiên, các vấn đề liên quan đến tiêu hóa có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng đến gần 40% người cao tuổi gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mỗi năm.

Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa do tuổi tác

Táo bón

Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất và gần như thường gặp ở độ tuổi 60–70. Các triệu chứng bao gồm bị đau khi đại tiện, đại tiện không thường xuyên và phân bị khô cứng. Có nhiều yếu tố về tuổi tác có thể gây ra bệnh táo bón ở người lớn tuổi.

Các thay đổi trong hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa vận chuyển thức ăn trong cơ thể bằng một chuỗi các cử động co thắt của cơ. Sự co thắt của cơ đẩy thức ăn đi dọc theo đường tiêu hóa tương tự như việc nặn một ống kem đánh răng vậy. Đối với người cao tuổi, quá trình này bị chậm lại khiến thức ăn di chuyển chậm hơn. Thức ăn tồn tại lâu trong cơ thể sẽ bị hấp thụ nhiều nước hơn và dẫn đến táo bón.

Dùng thuốc

Những người cao tuổi thường uống nhiều loại thuốc, bởi càng lớn tuổi ta càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều loại thuốc có thể gây táo bón như thuốc chẹn kênh canxi dùng để trị bệnh huyết áp cao. Thuốc giảm đau nhóm opioid cũng là một nguyên nhân gây táo bón vì chúng trực tiếp làm chậm hoạt động của ruột.

Ít vận động

Càng lớn tuổi người ta càng ít vận động, lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón vì tình trạng ít vận động gây giảm nhu động ruột.

Không bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể

Giữ cơ thể đủ nước có thể giúp chống táo bón ở mọi độ tuổi, đặc biệt những người đang dùng thuốc lợi tiểu dễ có nguy cơ táo bón.

Bệnh túi thừa

Khoảng 50% số người trên 60 tuổi bị bệnh viêm túi thừa. Bệnh này xảy ra khi các túi nhỏ trong niêm mạc đại tràng phồng ra dọc theo các điểm yếu trên thành ruột. Nhiều người không có triệu chứng nhưng một số người bị đầy hơi, đau bụng và táo bón.

Bình thường các túi thừa này không gây hại đến cơ thể và không cần phải chữa trị, nhưng khi các túi này bị viêm, người bệnh có thể sẽ bị đau bụng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn mửa. Để trị viêm túi thừa, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và ăn thức ăn lỏng.

Các bệnh loét dạ dày và thuốc kháng viêm không steroid

Nhiều người lớn tuổi sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau do viêm khớp và các bệnh mãn tính khác. Dùng loại thuốc này thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết và viêm loét dạ dày. Một số bệnh nhân lớn tuổi bị xuất huyết dạ dày nhưng lại không có cảm giác đau. Bạn phải báo cho bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết dạ dày nào như nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc có máu khi lau chùi sau đại tiện.

Các vấn đề về miệng và thực quản

Thực quản là phần ống nối giữa miệng và dạ dày. Tương tự như đại tràng, thực quản cũng có thể bị lão hóa, làm giảm tốc độ vận chuyển thức ăn và gây khó nuốt. Chứng sa sút trí tuệ, bệnh đột quỵ và bệnh Parkinson cũng có thể gây khó khăn khi ăn uống.

Bệnh polyp đại trực tràng

Nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng tăng cao đối với những người trên 50 tuổi. Polyp có thể lành tính nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư. Đặc biệt, bạn nên đi khám sớm nếu tiền sử gia đình có người bị ung thư đại tràng hoặc các triệu chứng của ung thư đại tràng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đây là loại rối loạn tiêu hóa cao có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh này xảy ra khi axít dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng và các triệu chứng khác.

Một số thuốc uống có thể gây ra ợ nóng. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa khi về già?

Phòng bệnh lúc nào cũng là liều thuốc tốt nhất khi nói về việc giữ gìn sức khỏe hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn giữ gìn hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe bản thân nói chung.

Cẩn thận với thuốc men

Bạn nên hỏi bác sĩ để xem các loại thuốc mình đang uống có thể gây các triệu chứng về đường tiêu hóa hay không. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng viêm không steroid thì nên bàn với bác sĩ về liều lượng thích hợp, đồng thời chỉ dùng thuốc sau khi ăn. Bạn cũng chỉ nên uống các loại thuốc cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vận động cơ thể

Tập thể dục ít nhất 5 ngày trong tuần, mỗi ngày 30 phút có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe do tuổi tác gây ra và làm giảm nguy cơ táo bón và ung thư đại tràng.

Ăn nhiều chất xơ

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau quả, các loại hạt và đậu thường giàu dinh dưỡng và ít béo. Các loại thức ăn giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

Uống nhiều nước

Bạn nên nhớ bổ sung nước thường xuyên và đừng nên để cơ thể cảm thấy khát. Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, hãy hỏi bác sĩ xem làm thế nào để có thể dùng thuốc mà không bị thiếu nước.

Kiểm soát cân nặng

Duy trì được một vóc dáng khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh do tuổi tác như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp. Bằng cách ngừa bệnh, bạn sẽ giảm thiểu lượng thuốc phải uống và các phản ứng phụ liên quan đến tiêu hóa khi dùng thuốc. Giới hạn lượng chất béo trong cơ thể, chọn khẩu phần ăn khỏe mạnh, hạn chế các loại thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình một cách hiệu quả.

Khám sức khỏe thường xuyên

Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, và khi có bất cứ triệu chứng nào về sức khỏe thì hãy tìm đến bác sĩ sớm nhất để có được những lời khuyên và cách chữa trị kịp thời.

Càng lớn tuổi, bạn càng cần để ý chăm sóc sức khỏe mình nhiều hơn. Tốt hơn hết, bạn nên chú ý đến cơ thể mình ngay từ bây giờ để khi về già không phải lo quá nhiều bệnh tật.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những điều cần tránh khi bị táo bón
  • 4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị
Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bí quyết sống thọ bạn nên áp dụng lúc còn trẻ

(35)
Bí quyết sống thọ không chỉ là những thói quen lành mạnh mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân… Nếu biết cách ... [xem thêm]

Mách bạn cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

(45)
Điều trị bệnh giang mai rất dễ dàng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tự ý điều trị tại nhà hoặc dùng các loại thuốc không kê ... [xem thêm]

Liệu đau dạ dày Hp có nguy hiểm không?

(69)
Trong một số trường hợp, đau dạ dày Hp có thể dẫn đến một loạt biến chứng nguy hiểm, bao gồm xuất huyết hay thậm chí là ung thư dạ dày.Nhiễm khuẩn H. ... [xem thêm]

Khó thở: Các nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này

(86)
Bạn đã bao giờ cảm thấy khó thở hay chưa? Đó có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay không? Làm thế nào để bạn nắm rõ nguyên nhân cũng như ... [xem thêm]

Bạn đã thật sự hiểu hết ý nghĩa của các món ăn ngày Tết?

(23)
Mỗi vùng miền sẽ có những món ăn ngày Tết đặc trưng chứa đựng nhiều giá trị thiêng liêng, vừa hàm chứa ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện bản sắc văn ... [xem thêm]

Bệnh sởi và ung thư: bộ đôi nguy hiểm

(59)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

Bình rửa mũi: Cứu tinh khi bạn bị nghẹt mũi!

(73)
Chiếc bình rửa mũi có thể giúp bạn đẩy bớt chất nhầy khi bị nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng hay viêm xoang. Chiếc bình này tuy nhỏ gọn nhưng lại là ... [xem thêm]

Mắt lồi do cường giáp luôn khiến bệnh nhân e ngại

(10)
Chứng mắt lồi ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bệnh nhân khiến họ tự ti trong cuộc sống. Chứng này hay gặp ở bệnh nhân cường giáp và do bệnh Basedow ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN