Bạn biết gì về phương pháp phẫu thuật lạnh?

(3.74) - 67 đánh giá

Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery) hay còn được gọi là liệu pháp áp lạnh (Cryo Therapy), là một dạng phẫu thuật loại bỏ phần da tăng sinh bằng cách sử dụng nhiệt độ cực lạnh. Đây là một trong các phương pháp chữa trị hữu hiệu để loại bỏ mụn cóc và các tổn thương tiền ung thư.

Phương pháp phẫu thuật lạnh thường sử dụng nitơ lỏng, dù cho carbon dioxide và argon cũng có thể được dùng. Nitơ lỏng ở nhiệt độ −210°C đến −195°C có thể đóng băng bất kỳ thứ gì, nhưng một mình loại khí này không thể loại bỏ hoàn toàn vùng bị thương tổn mà phải cần hơn một phương pháp điều trị.

Những thương tổn có thể có tiến triển tốt khi sử dụng phương pháp áp lạnh bao gồm:

  • Dày sừng ánh sáng (actinic keratosis), những tổn thương này đôi khi là dấu hiệu tiền ung thư
  • Mụn cóc do virus HPV
  • Dày sừng tiết bã

Phương pháp áp lạnh chỉ nên được áp dụng nếu thương tổn (Lesion) được chẩn đoán chính xác. Phương pháp này không nên được áp dụng để chữa ung thư tế bào hắc tố (Melanoma) hay bất kỳ thương tổn nào liên quan đến sắc tố chưa được chẩn đoán. Phương pháp áp lạnh được cho là có ít nguy cơ hơn phẫu thuật truyền thống, nhưng bạn vẫn có thể gặp những biến chứng sau đây trong quá trình điều trị:

  • Các vết phồng rộp và mụt nhọt có thể dẫn đến nhiễm trùng và đau
  • Đau hoặc nhức trong và sau khi kết thúc quá trình điều trị
  • Để lại sẹo
  • Da thường chuyển sang màu trắng.

Các bước chuẩn bị

Trước khi thực hiện thủ thuật áp lạnh, bạn nên nhờ bác sĩ giải đáp tất cả những thắc mắc. Tuy thủ thuật này khá đơn giản và an toàn, nhưng bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn điền vào đơn đồng ý chữa trị. Đây là một thủ tục cơ bản khi thực hiện thủ thuật hay tiến hành một phương pháp trị liệu bất kỳ để đảm bảo rằng bạn tuân thủ những chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra.

Những điều bạn sẽ thực hiện

Bác sĩ hay y tá sẽ lau sạch vùng da cần chữa trị để loại bỏ những hóa chất còn sót như phấn trang điểm, sữa dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi. Do thủ thuật áp lạnh có thể khiến bạn có cảm giác đau nên bác sĩ có thể gây tê tại chỗ để làm tê vùng da cần chữa trị trước. Sau đó, bác sĩ sẽ áp nitơ lỏng lên vùng da tổn thương để làm đóng băng. Bạn có thể có cảm giác hơi đau và nhói nhưng cảm giác này là bình thường và sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 3 ngày. Nếu cơn đau nhức nghiêm trọng hay kéo dài hơn thì bạn hãy báo cho bác sĩ biết. Thời gian thực hiện thủ thuật này chỉ kéo dài khoảng vài phút.

Những điều cần làm sau thủ thuật áp lạnh

Sau thủ thuật áp lạnh, vùng da bị thương tổn sẽ hơi đỏ và có thể sưng hoặc phồng rộp. Bạn hãy nhẹ nhàng rửa vùng da vừa được thực hiện thủ thuật mà không làm vỡ các nốt phồng. Cần khoảng 7 đến 10 ngày để da lành hẳn, tuy nhiên cũng có thể cần thời gian lâu hơn để màu da trở lại gần như bình thường.

Bạn có thể thực hiện các mẹo dưới đây để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn:

  • Rửa sạch nhẹ nhàng vùng da điều trị bằng xà phòng không chứa hương liệu và nước mỗi ngày.
  • Để vùng da vừa điều trị hở trừ khi xuất hiện hiện tượng rỉ nước, ung nhọt hoặc nếu bác sĩ khuyến nghị băng vết thương.
  • Nếu vết thương rỉ nước hay xuất hiện ung nhọt, hãy thoa sáp dưỡng ẩm lên vùng điều trị rồi băng lại.
  • Nếu bị chảy máu, hãy chèn băng gạc và ấn mạnh xuống vùng da đó trong khoảng 15 phút. Nếu hiện tượng chảy máu vẫn còn, hãy tiếp tục ấn thêm 15 phút nữa. Nếu chảy máu vẫn không chấm dứt thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ.
  • Khi vùng da vừa được điều trị đã lành, tốt nhất bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF (chỉ số biểu thị mức độ chống nắng) ít nhất là 30 để ngăn hình thành sẹo hay vết thâm.
  • Không dùng bất kỳ các loại xà phòng, kem dưỡng ẩm hoặc phấn trang điểm chứa hương liệu lên vùng da phẫu thuật ít nhất 10 ngày cho tới khi vết thương lành hẳn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bước trong quy trình sơ cấp cứu

(89)
Các bước trong quy trình sơ cấp cứu đòi hỏi bạn không những nhanh chóng để kịp thời giúp đỡ người bị nạn mà còn phải cẩn trọng để bảo vệ chính ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh bạch cầu: Những biểu hiện bạn không nên phớt lờ

(18)
Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư tế bào tạo máu trong tủy xương. Có 4 dạng bệnh bạch cầu thường gặp là bạch cầu lympho cấp tính, bạch cầu lympho mãn ... [xem thêm]

Cách thảo luận với bác sĩ về bệnh viêm khớp dạng thấp

(37)
Các cơn đau viêm khớp dạng thấp kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, từ mệt mỏi đến giảm thèm ăn, cơ thể trở nên mệt mỏi. Không chỉ ... [xem thêm]

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về siêu âm tim thai

(10)
Siêu âm tim thai là một kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh cho phép bác sĩ đánh giá được cấu trúc và chức năng tuần hoàn của em bé đang phát triển trong bụng ... [xem thêm]

Dùng xe tập đi cho bé có thể gây hại đủ đường

(88)
Thấy con bước sang giai đoạn tập đi, nhiều phụ huynh liền vội vã tìm mua xe tập đi cho bé. Thế nhưng cũng có không ít thông tin cho thấy việc sử dụng thiết ... [xem thêm]

Giúp bạn dễ dàng kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ

(45)
Tìm hiểu chungRối loạn giấc ngủ là bệnh gì?Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng ... [xem thêm]

21 dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất

(79)
Thông thường, đa phần phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, trễ kinh chưa hẳn là dấu ... [xem thêm]

Các giai đoạn suy tim và cách điều trị, quản lý bệnh

(65)
Mỗi giai đoạn suy tim sẽ tương ứng với những phương pháp điều trị phù hợp để giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tiến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN