Bà bầu bị quai bị có phải là vấn đề nghiêm trọng?

(3.54) - 30 đánh giá

Bà bầu bị quai bị là tình trạng khá hiếm gặp nếu bạn đã được tiêm phòng từ trước nhưng cũng không thể vì thế mà có thể chủ quan bởi bất kỳ dạng nhiễm trùng nào cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Quai bị là một dạng bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến một phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu tình trạng bà bầu bị quai bị không được giám sát kỹ lưỡng thì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù một vài lần nhiễm trùng đầu tiên thường tạo ra khả năng miễn dịch cho bé yêu trong bụng nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên phòng tránh hết mức có thể.

Quai bị là gì?

Quai bị là một dạng bệnh nhiễm trùng biểu hiện trong cơ thể dưới dạng sưng các tuyến tạo ra nước bọt, gây đau đớn vô cùng. Trong một số trường hợp nhất định, các khu vực khác của cơ thể cũng có thể bị sưng và viêm.

Nguyên nhân bà bầu bị quai bị

Quai bị là do virus paramyxovirus gây ra. Nó dễ dàng lây lan bởi những giọt nước bọt bị nhiễm bệnh trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh có hành động ho hoặc hắt hơi, họ cũng đồng thời giải phóng mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Bất cứ ai tiếp xúc với các mầm bệnh này đều có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh.

Độ phổ biến của quai bị khi mang thai

Trong những năm gần đây, các trường hợp mắc quai bị đã giảm đáng kể do hầu hết mọi người đã được trang bị những yếu tố cần thiết để chống lại bệnh thông qua vắc xin MMR. Đối với bà bầu bị quai bị, khả năng xảy ra chỉ là 1/1.000.

Nguy cơ bà bầu bị quai bị

Mặc dù bất kỳ loại virus nào cũng có khả năng ảnh hưởng xấu đến thai kỳ nhưng vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy bà bầu bị quai bị sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc trẻ sơ sinh chào đời gặp những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có mối liên quan có thể xuất hiện giữa quai bị và bệnh tim, bệnh xơ hóa cơ tim. Trong một số trường hợp, bà bầu bị quai bị có liên quan đến nhiễm trùng trong khoảng thời gian sinh con hay suy hô hấp và giảm tiểu cầu.

Dấu hiệu của quai bị khi mang thai

Không phải tất cả mọi người đều sẽ có biểu hiện cụ thể của quai bị cho đến khi bệnh bắt đầu đến giai đoạn nghiêm trọng. Nhưng bên cạnh đó, hầu hết các triệu chứng khác đều có thể giúp bạn dễ dàng nhận ra, chẳng hạn như:

  • Bắt đầu bằng hiện tượng sốt và đau đầu, sau đó là đau ở cổ, bụng và lưng.
  • Trong trường hợp của nam giới, quai bị có khả năng dẫn đến viêm tinh hoàn. Điều này thường xảy ra một tuần sau khi cổ sưng đau nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản dưới bất kỳ hình thức nào
  • Đối với phụ nữ, quai bị có khả năng dẫn đến viêm bàng quang cũng như buồng trứng sẽ trải qua quá trình viêm, dù mẹ bầu có thể cảm thấy đau đớn khó chịu nhưng bệnh sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các biến chứng của quai bị khi mang thai

Bà bầu bị quai bị có thể gặp biến chứng gấp đôi vì bệnh có khả năng ảnh hưởng cả mẹ lẫn bé.

Rủi ro cho mẹ bầu

Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh quai bị có nguy cơ bị sưng ở buồng trứng cũng như ở các bộ phận khác nhau của vú. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng dễ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì sốt và đau đầu hành hạ. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, quai bị có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng não hoặc bị mất thính lực đáng kể.

Rủi ro cho thai nhi

Bà bầu bị quai bị trong 12 tuần đầu của thai kỳ được xem là làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, không có mối liên hệ giữa quai bị và dị tật bẩm sinh ở trẻ vì bệnh hiếm khi xâm nhập vào em bé ngay cả khi vi khuẩn đã hiện diện trong nhau thai.

Biện pháp chữa trị cho bà bầu

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bà bậu bị quai bị ngoài những liệu pháp hỗ trợ thông thường, chẳng hạn như nghỉ ngơi đầy đủ và tuân theo chế độ ăn nhiều chất lỏng như canh, cháo hoặc súp để giúp làm giảm sưng.

Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa đúng cách là tiêm vắc xin MMR càng sớm càng tốt, nhưng nên tránh thực hiện việc này nếu bạn đang mang thai. Quá trình thụ thai chỉ nên tiến hành vài tháng sau khi tiêm vắc xin.

Bà bầu bị quai bị trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ không rủi ro so với việc mắc bệnh 12 tuần đầu. Hầu hết phụ nữ đã được tiêm phòng quai bị nhưng bạn vẫn nên chú ý đến các dấu hiệu và tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện của bệnh.

Nguy cơ của phụ nữ mang thai khi vô tình tiêm vắc xin MMR

Thông thường, vắc xin chứa virus sống sẽ không được chỉ định cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ truyền virus sang cho thai nhi. Vắc xin MMR không được khuyến cáo trong thai kỳ và bạn nên tránh mang thai trong 1 tháng sau khi tiêm chủng.

Tuy nhiên, đôi khi vắc xin rubella và vắc xin MMR vô tình được sử dụng cho phụ nữ mang thai nhưng vẫn chưa có biểu hiện xấu nào. Đặc biệt, chưa bao giờ có trường hợp mắc hội chứng rubella bẩm sinh liên quan đến tiêm vắc xin rubella khi mang thai.

Nếu một phụ nữ mang thai tiêm vắc xin MMR hoặc nếu mang thai trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vắc xin thì nên được thông báo về nguy cơ lý thuyết có thể xảy đến cho thai nhi. Tuy nhiên, đây không là dấu hiệu để thực hiện việc đình chỉ thai kỳ.

Nguy cơ của mẹ bầu khi tiếp xúc với những người tiêm vắc xin MMR

Lây truyền từ người sang người các dạng virus như quai bị và sởi chưa bao giờ được ghi nhận. Tuy nhiên, virus vắc xin rubella đã được tìm thấy trong chất lỏng cơ thể như sữa mẹ.

Nguy cơ mắc quai bị đối với mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch

Quai bị ở mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch hiếm khi xảy ra dù trong thời gian này, cơ thể của bạn thiếu đi nhiều yếu tố bảo vệ cần thiết. Trong một loạt các ca nhiễm trùng được công bố ở bệnh nhân ung thư bạch cầu lymphoblastic cấp tính, mẹ bầu chỉ rơi vào mức nhiễm trùng cận lâm sàng, tức là ngang ngửa với 1 trẻ nhỏ khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về tình trạng bà bầu bị quai bị, từ đó biết được khoảng thời gian hợp lý để tiêm phòng ngừa bệnh xảy ra.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mật ong trị hen suyễn và những điều bạn cần biết

(67)
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm ngọt ngào giúp thanh mát cơ thể, nó còn là liều thuốc thần kỳ chữa lành mọi loại bệnh, trong đó có cả bệnh hen ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tim Hà Nội

(93)
Bệnh viện Tim Hà Nội là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa hạng nhất về tim mạch của cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng.Bệnh viện Tim Hà Nội ... [xem thêm]

Mối nguy ở trẻ sơ sinh từ hội chứng hít nước ối phân su

(75)
Phân su là cặn bã tích tụ trong ruột bé sơ sinh do nuốt phải nước ối có chứa chất nhầy từ lông tơ, muối mật, nước và tế bào vảy. Hội chứng hít ... [xem thêm]

Bắt đầu tập thể dục như thế nào?

(37)
Nên chọn loại hình thể dục như thế nào? Tốt nhất nên chọn các bài tập làm tăng nhịp tim và sử dụng những cơ bắp lớn (chẳng hạn như các cơ bắp ở ... [xem thêm]

12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

(19)
Có thể bạn chưa biết, uống nước ấm có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe so với nước lạnh. Hầu hết chúng ta đều biết nước là nguồn ... [xem thêm]

Bệnh giời leo có lây không?

(49)
Bệnh giời leo là chứng phát ban trên da gây ra bởi virus thuỷ đậu (varicella zoster). Giời leo thường nổi thành một dải hay một vùng nhỏ trên một phía khuôn ... [xem thêm]

Bố mẹ nên dùng Enterogermina cho con khi bị tiêu chảy ra sao?

(17)
Với những bố mẹ có con gặp vấn đề về tiêu hóa thì Enterogermina là một sản phẩm không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng mình đã dùng ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về viêm gan siêu vi C

(83)
Viêm gan siêu vi C hay còn gọi viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn điều trị và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN