Axit Gamma-Linolenic

(3.54) - 52 đánh giá

Tên thông thường: axit GLA và gamolenic.

Tên khoa học: axit Gamma-Linolenic

Tác dụng

Tác dụng của axit Gamma-Linolenic (GLA) là gì?

Axit Gamma-Linolenic (GLA) là một loại axit béo được tìm thấy trong nhiều loại dầu hạt thực vật như dầu hoa lưu ly, dầu hoa anh thảo và có thể dùng làm thuốc.

GLA có thể dùng trong điều trị các tình trạng:

  • Xơ cứng bì hệ thống, vẩy nến, chàm
  • Thấp khớp, polyp khoang miệng, cholesterol trong máu cao;
  • Bệnh mỡ máu, bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa (hội chứng X), đau do biến chứng thần kinh đái tháo đường, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm;
  • Trầm cảm sau sinh, chứng mệt mỏi kinh niên;
  • Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa;
  • GLA còn có thể sử dụng trong phòng ngừa ung thư hoặc hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú đáp ứng điều trị nhanh hơn khi điều trị với thuốc tamoxifen.

Cơ chế tác động:

Vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ về cách tác động của thảo dược, vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn khi có thắc mắc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về thảo dược này đưa ra kết quả như sau:

Biến chứng thần kinh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu, nếu bạn dùng GLA cho trẻ từ 6 tháng trở lên có thể làm giảm triệu chứng đau thần kinh do biến chứng thần kinh đái tháo đường. Việc sử dụng GLA ở bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn ở nhóm bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có nồng độ axit béo thiết yếu thấp, bao gồm omega-6 và omega-3. Chúng rất quan trọng trong việc phát triển trí não và hành vi chức năng bình thường. Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng dầu cá có chứa omega-3 có thể làm giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), dù các nghiên cứu này chưa được tiến hành đầy đủ. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng tinh dầu hoa anh thảo không có tác dụng làm giảm triệu chứng nêu trên.

Ung thư vú

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh nhân ung thư vú sử dụng GLA sẽ có tác dụng tốt hơn với thuốc tamoxifen (loại thuốc dùng trong điều trị ung thư vú nhạy cảm estrogen) so với bệnh nhân không sử dụng GLA. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chung với GLA.

Huyết áp cao

Theo một nghiên cứu, GLA có thể giúp làm hạ huyết áp khi sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với axit béo EPA hoặc DHA, được tìm thấy trong dầu cá. Một nghiên cứu khác cho thấy một số người dùng GLA kết hợp với EPA đã hạ huyết áp tâm thu so với những người dùng giả dược.

Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu GLA có thật sự có hiệu quả đối với bệnh cao huyết áp hay không.

Đau vú

Theo một số nghiên cứu, dầu hoa anh thảo có thể làm giảm cơn đau và nhạy cảm vú ở những người bị đau vú theo chu kỳ. Chúng cũng giúp làm giảm các triệu chứng đến một mức độ thấp hơn ở những người bị đau vú không theo chu kỳ. Tuy nhiên, thảo dược này không có hiệu quả trong trường hợp bị đau ngực nghiêm trọng.

Loãng xương

Theo một nghiên cứu khác, hơn 65% phụ nữ trên thế giới bị loãng xương, những người có bổ sung EPA và GLA ít bị loãng xương hơn.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn để biết thêm thông tin chi tiết.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Liều dùng axit Gamma-Linolenic (GLA) cho người lớn như thế nào?

Đau thần kinh do đái tháo đường: bạn uống 360 − 480mg axit Gamma-Linolenic mỗi ngày.

Bạn không nên sử dụng quá 3.000mg axit Gamma-Linolenic 1 ngày.

Liều lượng dùng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Sản phẩm bổ sung thảo dược không phải luôn an toàn. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn để biết liều lượng sử dụng phù hợp.

Liều dùng axit Gamma-Linolenic (GLA) cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thảo dược này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng axit Gamma-Linolenic (GLA) như thế nào?

Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thảo dược với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng axit Gamma-Linolenic (GLA)?

Axit Gamma-Linolenic có thể gây các tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa như làm lỏng phân, tiêu chảy, ợ hơi.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng axit Gamma-Linolenic (GLA) bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thảo dược theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thảo dược cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn nên ngưng sử dụng thảo dược trong ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành bất kì phẫu thuật nào.

Tương tác thuốc

Axit Gamma-Linolenic (GLA) có thể tương tác với thuốc nào?

Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có thể gây tương tác với một số thuốc mà bạn đang sử dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn trước khi sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc làm loãng máu:

Việc dùng thuốc loãng máu cùng với sản phẩm bổ sung GLA có thể làm gia tăng nguy cơ xuất huyết. Các thuốc làm loãng máu bao gồm: aspirin, clopidogrel (Plavix®), Warfarin (Coumadin®).

Ceftazidime

Sản phẩm bổ sung GLA có thể làm tăng hiệu quả của thuốc ceftazidime.

Hóa trị ở bệnh nhân ung thư:

Sản phẩm bổ sung GLA có thể làm gia tăng hiệu quả điều trị ung thư của các thuốc kháng ung thư như: doxorubicin, cisplatin, carboplatin, idarubicin, mitoxantrone, tamoxifen, vincristine và vinblastine.

Cyclosporin:

Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung GLA cùng với thuốc cyclosporin có thể làm gia tăng tác dụng ức chế miễn dịch của thuốc này.

Phenothiazines, bao gồm:

  • Chlorpromazine (Thorazine®);
  • Fluphenazine (Stelazine®);
  • Perphenazine (Trilafon®);
  • Promethazine (Compazine®);
  • Thioridazine (Mellaril®).

Axit Gamma-Linolenic (GLA) có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thảo dược có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thảo dược hoặc làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề ăn uống, dùng rượu và thuốc lá trong thời gian dùng thảo dược.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến việc sử dụng thảo dược?

Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm thảo dược. Một số tương tác có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe hoặc làm giảm tác dụng của thảo dược. Hãy báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại trước khi sử dụng thảo dược.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản axit Gamma-Linolenic (GLA) như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Dạng bào chế

Thảo dược axit Gamma-Linolenic (GLA) có những dạng và hàm lượng nào?

Sản phẩm bổ sung GLA có thể được làm từ tinh dầu hoa anh thảo, dầu hạt nho đen hoặc dầu hạt lưu ly. Hầu hết các sản phẩm bổ sung GLA được làm ở dạng viên nang tinh dầu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cây dẻ ngựa là thảo dược gì?

(24)
Tên thông thường: Horse-Chestnutis, chestnut, California buckeye, Ohio buckeye, and buckeyeTên khoa học : Aesculus hippocastanumTác dụngCây dẻ ngựa dùng để làm gì?Hạt và lá ... [xem thêm]

Dược liệu Trầu không có công dụng gì?

(61)
Tên thường gọi: Trầu khôngTên gọi khác: Trầu cay, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằngTên nước ngoài: Betel pepper, vine pepper…Tên khoa học: Piper betle ... [xem thêm]

Quercetin

(47)
Tên khoa học : 3,3′,4’5,7-Penthydroxyflavone, Bioflavonoid, Bioflavonoid Complex, Bioflavonoid Concentrate, Bioflavonoid Extract, Bioflavonoïde, Bioflavonoïde de Citron, Bioflavonoïdes de ... [xem thêm]

Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?

(67)
Lá mật gấu trị tiểu đường còn có tên là cây mật gấu, cây lá đắng, hoàn liên ô rô, mã hổ. Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum ... [xem thêm]

Cỏ hương bài là thảo dược gì?

(46)
Tên thông thường: cỏ hương bài, Anatherumzizanioides, Andropogonodoratus, Chiendent des Indes, Chiendent Odorant, Chrysopogonzizanioides, Cuscus, Cuscus Grass, Cuseus Grass, Khas, ... [xem thêm]

Thảo dược tỏi

(49)
Tên thông thường: tỏiTên khoa học: allium sativumTác dụngTác dụng của tỏi là gì?Tỏi là loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị trong các bệnh liên quan ... [xem thêm]

Công dụng của thảo dược cẩm tú cầu và cách sử dụng

(59)
Tên gốc: Cẩm tú cầuTên khoa học: Hydrangea macrophyllaTên tiếng Anh: HydrangeaTìm hiểu chung về cẩm tú cầuCây cẩm tú cầu là gì?Cẩm tú cầu là một loài hoa ... [xem thêm]

Bình vôi là thảo dược gì?

(56)
Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers.Tìm hiểu chungTác dụng của bình vôi là gì?Thành phần hóa học chính trong bình vôi là chất rotudin. Rotudin có tạc an thần, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN