Ăn tết coi chừng ngộ độc thủy hải sản

(4.36) - 51 đánh giá

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn (đôi khi cả virus hoặc vi trùng) xâm nhập vào trong thức ăn hoặc thức uống. Tuy bạn không thể nếm, ngửi, hoặc nhìn thấy chúng, nhưng những sinh vật nhỏ bé này có thể ảnh hưởng nghiêm trong đến cơ thể.

Một khi vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vào được cơ thể, một số sẽ giải phóng độc tố dẫn tới tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm thường có nhiều nguyên nhân nhưng dễ thấy nhất chính là do bệnh nhân ăn phải thức ăn kém vệ sinh:

  • Ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thông thường, người ta dễ mắc ngộ độc thực phẩm từ các loại thực phẩm động vật – như thịt, gia cầm, trứng, sản phẩm sữa, và hải sản. Ngoài ra danh sách còn gồm cả trái cây chưa rửa, rau quả, và các loại thực phẩm tươi sống khác.
  • Thực phẩm và chất lỏng có thể bị nhiễm độc trong quá trình chuẩn bị thực phẩm, lưu trữ, và giao nhận. Ví dụ: Nước được sử dụng để trồng lương thực có thể bị nhiễm khuẩn phân động vật hoặc phân người. Bên cạnh đó, thịt gia cầm có thể tiếp xúc với các vi sinh vật trong quá trình chế biến hoặc vận chuyển. Thực phẩm cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu chúng được lưu trữ ở nhiệt độ sai hoặc lưu giữ quá lâu. Ngoài ra, phương pháp chế biến hoặc xử lý thực phẩm cũng có thể làm ô nhiễm thực phẩm nếu người chế biến không rửa tay đúng cách hoặc họ sử dụng dụng cụ làm bếp không sạch trong khi chuẩn bị thức ăn.
  • Những người đang mắc bệnh (như bệnh thận mãn tính) hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu có nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hơn so với những người có sức khỏe tốt.

Ngộ độc thực phẩm có những dấu hiệu gì?

Ngộ độc thực phẩm có thể được phát hiện phụ thuộc vào loại vi trùng gây ra nó. Đôi khi trẻ sẽ bắt đầu cảm thấ khó chịu trong vòng một hoặc hai giờ sau khi ăn thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm. Đối với những trường hợp khác, các triệu chứng có thể không xuất hiện trong một số tuần. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ rõ ràng lên trong vòng 1-10 ngày.

Thông thường, một người bị ngộ độc thực phẩm sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng và chuột rút
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Nhức đầu và mệt.

Trong trường hợp hiếm hoi, ngộ độc thực phẩm có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt, mờ mắt hoặc thấy ngứa ran ở tay. Trong trường hợp rất hiếm, ngộ độc thực phẩm sẽ gây ra khó thở.

Một số loại vi sinh vật gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn Listeria E. coli, có thể gây nguy hiểm tiềm tàng đối với tim, thận và các vấn đề chảy máu.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn có bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

  • Nôn mửa kéo dài hơn 12 giờ
  • Tiêu chảy kèm theo sốt cao hơn 38.3°C)
  • Đau bụng dữ dội mà không hết sau khi đi cầu
  • Phân có máu (tiêu chảy hoặc phân bình thường) hoặc nôn ra máu
  • Đi tiêu có màu đen hoặc màu nâu sẫm kèm mùi hôi tanh
  • Tim đập rất nhanh.

Bạn nên chú ý theo dõi các dấu hiệu mất nước, trong đó bao gồm:

  • Cực kì khát nước
  • Tiểu ít hoặc không tiểu
  • Chóng mặt
  • Mắt trũng
  • Nhức đầu nhẹ hoặc mệt người.

Bạn nên chăm sóc trẻ ở nhà như thế nào?

Ngộ độc thực phẩm thường sẽ tự biến mất trong một vài ngày. Để giúp con bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian đó, hãy chắc chắn rằng con của bạn:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nước nhiều để chống lại tình trạng mất nước. Uống dung dịch điện giải cũng hiệu quả, ngoại trừ sữa hoặc đồ uống có chứa caffeine
  • Uống từng ngụm nhỏ và từ từ để dễ dàng hơn trong việc giữ chất lỏng đi xuống
  • Tránh các loại thực phẩm rắn và các sản phẩm từ sữa cho đến khi nào ngưng tiêu chảy
  • Bạn đừng nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy. Nó có thể kéo dài các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Khi tiêu chảy và ói mửa đã dừng lại, hãy cung cấp cho trẻ những bữa ăn nhẹ, ít chất béo trong một vài ngày để ngăn hạn chế dạ dày thêm khó chịu.

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc bạn nhận thấy dấu hiệu của sự mất nước, hãy gọi bác sĩ.

Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm?

Tiếp theo những lời khuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ gia đình bạn bị ngộ độc thực phẩm:

  • Dạy tất cả mọi người trong gia đình của bạn phải rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi chạm vào thức ăn, và sau khi chạm vào thức ăn sống. Dùng xà bông và nước ấm và kì cọ ít nhất 15 giây.
  • Làm sạch tất cả đồ dùng, thớt, và các bề mặt mà bạn sử dụng để chuẩn bị thức ăn với nước ấm, xà phòng.
  • Không sử dụng sữa chưa tiệt trùng hoặc thực phẩm có chứa sữa chưa tiệt trùng.
  • Rửa sạch tất cả các loại rau tươi và trái cây mà bạn không thể bóc vỏ.
  • Giữ thực phẩm tươi sống (đặc biệt là thịt, gia cầm, thủy sản) tránh xa các loại thực phẩm khác cho đến khi họ được nấu.
  • Sử dụng thực phẩm dễ bị hư hỏng hoặc có hạn sử dụng càng sớm càng tốt.
  • Nấu tất cả các thực phẩm từ động vật ở một nhiệt độ an toàn. Đối với thịt bò và thịt lợn, ít nhất 71°C). Nấu trứng gà cho đến khi lòng đỏ là chắc lại. Cá nói chung là an toàn để ăn khi nó đạt đến một nhiệt độ 63°C).
  • Bảo quản thức ăn thừa vào tủ lạnh nhanh chóng, tốt nhất bạn nên chứa trong các hộp có nắp đậy có thể đóng chặt.
  • Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh bằng lò vi sóng, hoặc nước lạnh. Thực phẩm không bao giờ nên được rã đông ở nhiệt độ phòng.
  • Nếu thức ăn quá ngày hết hạn của nó, hoặc có mùi lạ, hãy bỏ đi.
  • Nếu đang mang thai, bạn cần tránh tất cả các loại thịt sống, thịt nấu chưa chín hoặc hải sản, hải sản xông khói, trứng sống và các sản phẩm có thể chứa trứng sống, pho mát mềm, sữa chưa tiệt trùng, nước trái cây, patê, xà lách trộn và xúc xích.
  • Không uống nước từ suối hoặc chưa qua xử lý.

Ngộ độc thực phẩm là mối lo ngại của nhiều bà mẹ khi lựa chọn thức ăn cho con. Chính vì vậy bạn hãy trang bị kiến thức thật chu đáo để không những có thể đối phó mà còn phòng ngừa được vấn đề này.

Các bài viết liên quan:

  • 4 nguyên tắc cần nhớ để tránh ngộ độc thực phẩm
  • Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
  • Đừng để ngộ độc từ thức ăn thừa!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cùng bạn 6 điều thú vị về phẫu thuật thẩm mỹ

(17)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi con bị bệnh hen suyễn?

(51)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cá trong thai kỳ: Nên hay không?

(26)
Bà bầu ăn cá rất tốt cho bé, tuy nhiên, khi chọn lựa cá, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh chọn phải những loại cá có hàm lượng thủy ngân ... [xem thêm]

7 công dụng tuyệt vời của Primer mà bạn không ngờ tới

(91)
Việc hiểu rõ kem primer là gì và sở hữu một tuýp primer be bé cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong công đoạn makeup và thêm phần tự tin trong mọi công ... [xem thêm]

Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn nên biết

(95)
Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới và Việt Nam. Việc chữa trị khó khăn gây tổn hại nhiều đến ... [xem thêm]

Con bị bệnh vẩy nến hay chỉ là rôm sảy?

(69)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Bạn nghĩ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

(93)
Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ... [xem thêm]

4 bệnh ngoài da ở vùng kín khiến âm hộ đau rát, khô nứt

(13)
Nhiều phụ nữ tìm cách làm đẹp vùng âm hộ nhưng thật ra việc quan trọng hơn chính là giữ bộ phận này sạch và khỏe trước. Trong bài viết sau, hãy cùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN