9 bí quyết giúp bạn vượt qua áp lực công việc

(3.85) - 10 đánh giá

Khi áp lực công việc trở nên nặng nề như những tảng đá, bạn có thể tưởng như mình là cái cây nhỏ bé phải tìm cách ngoi lên khỏi lớp gạch để tồn tại. Liệu có cách nào giúp bạn vượt qua áp lực công việc một cách nhẹ nhàng để vừa bảo vệ sức khỏe mà vẫn đảm bảo hiệu quả như kỳ vọng?

Áp lực công việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khiến bạn dễ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm… Nghiêm trọng hơn, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim và hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome).

Áp lực công việc phổ biến đến mức dường như cơ hội tìm một công việc ít stress là một điều khó khăn đối với nhiều người. Nếu như không thể né tránh stress, bạn có thể thử áp dụng 9 bí quyết giúp vượt qua áp lực công việc sau đây nhé.

1. Bắt đầu ngày mới một cách nhẹ nhàng

Rất nhiều người cảm thấy bị stress ngay từ buổi sáng sau khi vội vã đưa con đến trường, lặn ngụp trong đám kẹt xe và ăn qua quýt ổ bánh mì mua ven đường. Bạn sẽ có xu hướng bị áp lực công việc nhiều hơn nếu có một buổi sáng bận rộn!

Bạn có thể bắt đầu ngày mới bằng những thói quen nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền… Đây là một cách giảm áp lực công việc cực kỳ đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay vào sáng mai đấy.

2. Vượt qua áp lực công việc nhờ ghi chép

Một trong những yếu tố góp phần làm tăng áp lực công việc chính là bạn không biết chính xác mình cần phải làm gì. Bạn có quá nhiều thứ phải làm nên không biết mình cần bắt đầu từ đâu. Nhất là khi bạn là một nhân viên mới ở công ty, mọi thứ đều khiến bạn hoang mang.

Bạn nên trao đổi trực tiếp với người quản lý để biết mình cần phải hoàn thành việc gì đầu tiên trong ngày. Hãy ghi chép cẩn thận các deadline và mục tiêu cần đạt được trong ngày để bạn có thể tập trung.

3. Không tham gia vào các cuộc xung đột

Những cảm xúc tiêu cực từ các cuộc xung đột chẳng những khiến bạn mệt mỏi mà còn làm phân tán sự tập trung vào công việc. Ngay cả khi đồng tình, bạn cũng không nhất thiết phải đổ thêm dầu vào lửa khi xảy ra những mâu thuẫn nội bộ trong công ty.

Cách vượt qua áp lực công việc do các xung đột là bạn đừng bao giờ tham gia các cuộc trò chuyện tiêu cực về người thứ ba. Nếu bạn bị sếp phê bình, hãy lựa chọn ngôn từ cẩn thận để tránh nói ra những lời dễ gây ấn tượng thiếu tôn trọng cấp trên.

4. Tổ chức công việc một cách thông minh

Nếu bạn không biết cách tổ chức công việc, mọi thứ sẽ rất hỗn độn giống như chiếc bàn bừa bộn mà bạn không thể tìm thấy vật dụng mình cần vậy. Việc này chồng chéo việc kia thành một mớ bòng bong. Cấp trên giao việc liên tục và thế là bạn mắc “hội chứng cháy sạch” vì quá kiệt sức!

Bạn nên tập thói quen đi làm sớm để tránh tình trạng làm overtime xuyên đêm. Hãy lên danh sách 3 – 5 đầu việc theo thứ tự ưu tiên. Nếu bị quá tải, bạn có thể xin cấp trên dời deadline hoặc hỗ trợ thêm người giúp đỡ.

5. Thu xếp lại văn phòng thoải mái hơn

Một trong những nguyên nhân gây áp lực công việc có thể khiến bạn bất ngờ chính là văn phòng. Bộ bàn ghế không thoải mái có thể khiến bạn đau mỏi vai gáy. Tiếng ồn xung quanh khiến bạn khó tập trung. Không gian chật hẹp khiến bạn cảm thấy ngột ngạt…

Hãy tìm cách giảm áp lực công việc bằng những đề xuất thay đổi văn phòng mang đến sự thoải mái. Bạn có thể ngăn ngừa đau mỏi vai gáy bằng bộ bàn ghế mới, bài tập yoga giãn cơ… Bạn cũng có thể mang cây xanh đến công ty để rèn luyện sự tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

6. Tập trung hoàn thành việc nào giờ nấy

Nhiều người nghĩ rằng công việc càng bận rộn thì mình phải học cách xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Thật ra, thói quen ôm đồm này không giúp bạn đảm bảo chất lượng của công việc. Bạn khó lòng tránh sai sót nếu vừa làm việc này vừa trò chuyện hay tranh thủ làm thêm việc khác.

Để không bị áp lực làm nhiều việc cùng một lúc, bạn nên chia nhỏ việc với những mốc thời gian phù hợp. Hãy tập trung cao độ hoàn thành xong một việc rồi mới làm việc tiếp theo.

7. Đi dạo để vượt qua áp lực công việc

Bạn sẽ cảm thấy tẻ nhạt vô cùng khi nhốt mình ở văn phòng suốt 8 tiếng/ngày. Chưa kể, bạn cứ phải đối mặt với những đối tượng gây stress như sếp khó tính hay đồng nghiệp lắm chiêu.

Bạn có thể thử đi dạo bộ vào giờ nghỉ trưa như một cách vượt qua áp lực công việc. Lợi ích của đi bộ không chỉ giúp giảm stress mà còn có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tim.

8. Kiểm soát sự cầu toàn trong chừng mực

Phong cách làm việc cầu toàn có thể giúp bạn gặt hái nhiều thành quả mỹ mãn. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra áp lực công việc khi bạn luôn đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo.

Bạn có thể đặt mục tiêu cao để cố gắng phấn đấu, song đừng quá cầu toàn khi thực hiện. Chỉ cần bạn hôm nay tốt hơn hôm qua là cũng đủ để bạn có thể tự hào về bản thân rồi.

9. Vượt qua áp lực công việc với âm nhạc

Lợi ích của việc nghe nhạc vừa giúp giảm stress vừa góp phần cải thiện trí nhớ. Nếu nghe nhạc ở nơi làm việc thì bạn cần biết cách chọn thể loại nhạc phù hợp để tránh gây mất tập trung.

Bạn có thể nghe nhạc không lời khi cần tập trung. Những khi cảm thấy cần tìm cách hết buồn ngủ, bạn có thể chuyển sang thể loại nhạc sôi động hơn.

Những khi bị áp lực công việc đè nặng trĩu trên vai, đôi lúc chúng ta sẽ ước ao có một công việc nhàn hạ mà lương cao thì cuộc đời sẽ là màu hồng. Thế nhưng, công việc nhàn hạ lại không mang đến cho bạn niềm vui vì bạn không có cơ hội chinh phục thử thách để biết mình giỏi giang đến đâu. Khi nỗ lực tìm cách vượt qua áp lực công việc, bạn sẽ nhận ra mình đã thay đổi thành một phiên bản mới có tố chất mạnh mẽ và kiên cường như một chiến binh dũng cảm!

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm các món ăn và thức uống từ chuối

(84)
Bạn đã quen ăn chuối như một loại trái cây tráng miệng nhưng lại cảm thấy rất dễ ngán? Hãy học cách làm bánh chuối, kem chuối, sinh tố chuối và rượu ... [xem thêm]

U hạt vòng do biến chứng bệnh tiểu đường

(61)
Tìm hiểu chungU hạt vòng là bệnh gì?U hạt vòng là bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến da. Bệnh bao gồm các khối sang thương gồ lên mặt da, đỏ hoặc ... [xem thêm]

9 bí quyết nấu ăn ngon giúp bạn luôn tự tin khi vào bếp

(96)
Bạn muốn tự chế biến món ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh nhưng lại ngại nấu không ngon? Để luôn tự tin khi vào bếp làm nhiều món hấp dẫn đãi gia đình ... [xem thêm]

Bạn biết gì về mổ ruột thừa?

(64)
Mổ ruột thừa thường được thực hiện khi ruột thừa bị viêm. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giảm đau để bạn bớt đau ... [xem thêm]

3 bí quyết mua đồ ngủ giúp bạn say giấc nồng

(57)
­Bạn thường mua đồ ngủ giá rẻ vì cho rằng đây là trang phục mặc ở nhà nên chẳng sợ ai nhìn thấy? Thật ra, bộ đồ ngủ không thoải mái có thể là một ... [xem thêm]

Hướng dẫn tập yoga chữa bệnh trầm cảm tại nhà

(91)
Yoga trị liệu là phương pháp chữa bệnh mà bạn có thể áp dụng cho chứng trầm cảm. Nếu bị trầm cảm nhẹ hoặc không muốn đến bác sĩ tâm lý, bạn có ... [xem thêm]

9 mẹo làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ

(79)
Nhiều điều kiện, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, rung nhĩ, hoặc đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não (đột quỵ) hoặc đau tim. ... [xem thêm]

Bật mí 5 trò chơi vui nhộn giúp bạn luyện con viết chữ

(85)
Khoảng 2 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu thấy hứng thú trong việc học bảng chữ cái. Tuy nhiên, hãy biến việc học thành những trò chơi vui nhộn, con yêu sẽ thích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN