Ngoài hai chức năng chính cho bé bú và là vùng nhạy cảm kích thích khoái cảm, núm vú còn là cả một kho tàng bí mật về sức khỏe mà bạn nên biết.
Cơ thể phụ nữ được xem là một “công trình” đặc biệt mà tạo hóa đã ban tặng. Trong đó, có những sự thật về núm vú mà có thể khiến bạn phải thốt lên đấy. Dưới đây là 8 điều về núm vú trên đôi gò bồng đảo giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện bệnh.
1. Núm vú mỗi người một vẻ
Theo tiến sĩ, bác sĩ Hoover, Trung tâm điều trị ung thư Moffitt, Mỹ, tương tự như vân tay, đôi mắt hay tóc, núm vú ở mỗi người khác nhau trên nhiều phương diện như hình dạng, màu sắc, kích thước và không có một chuẩn mực nào riêng để đánh giá núm vú này là đúng chuẩn, kia thì không.
Có nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, tuổi tác, thai kỳ… ảnh hưởng đến màu sắc, kích thước núm vú. Người có nhũ hoa hồng, người thâm đen, người to, người lại nhỏ.
2. Núm vú có lông, bạn không có gì phải lo lắng!
Theo ông Gary Goldenberg, Bệnh viện Mount Sinai, Mỹ, việc có những sợi lông mọc quanh nhũ hoa là điều hoàn toàn bình thường. Số lượng lông mọc ra cũng phụ thuộc vào các yếu tố như hormone hay di truyền ở mỗi người.
3. Nhũ hoa rất nhạy cảm với sự kích thích
Núm vú là một điểm “G” trên cơ thể phụ nữ. Chuyên gia Michael Reitano về sức khỏe tình dục cho biết khi khu vực nhạy cảm này được kích thích, nó gửi tín hiệu đến vùng não bộ tương tự như khi âm đạo, dương vật, tử cung được kích thích.
Ở nam giới, kích thích ở đầu vú cũng có tác dụng gây khoái cảm tương tự phụ nữ.
4. Núm vú có thể trồi lên hoặc thụt vào
Không phải tất cả nhũ hoa của phụ nữ đều trồi lên trên. Giáo sư Constance Chen, Đại học Weill Cornell, Mỹ, cho hay, trong những trường hợp tệ hơn, núm vú bị thụt vào hay bám dính vào da và buộc phải phẫu thuật để mở ra. Đặc biệt, với những phụ nữ có nhũ hoa thụt vào, việc cho con bú sẽ trở nên khó khăn và đau đớn. Tuy nhiên, lúc này, bạn không nên cho bé ngậm núm vú giả vì bé dễ từ chối ti thật.
5. Một số dạng ung thư vú ở phần núm
Trong khi phần lớn các loại ung thư vú ảnh hưởng đến toàn bộ vú, bệnh Paget là một dạng ung thư hiếm gặp tấn công vào phần da và các tuyến sữa ở núm. Phần lớn bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ran và mẩn đỏ trên nhũ hoa tương tự như trường hợp nặng của bệnh eczema (chàm). Do đó, nếu phát hiện thấy vú có những biểu hiện lạ, bạn cần đi bác sĩ khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị.
6. Kích thích núm vú có thể giúp bà bầu sinh nhanh
Khi sản phụ đã sẵn sàng sinh nhưng em bé trong bụng vẫn chưa chịu ra, có một mẹo là kích thích nhũ hoa người mẹ. Tuyến vú bị kích thích đồng thời cũng làm cho tử cung co thắt mạnh, nên giúp sản phụ sinh nhanh hơn.
7. Nhũ hoa có thể thay đổi khi mang thai
Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi, lưu lượng máu đến tuyến vú gia tăng khiến cho ngực to lên, nhạy cảm hơn và sẫm màu lại.
8. Cho con bú có thể khiến núm vú đau nhức, chảy máu
Cho con bú là việc không dễ dàng, thậm chí với những người đã làm mẹ lần hai hay ba. Trong thời kỳ cho con bú, mẹ có thể gặp phải một số vấn đề như nứt đầu ti, đau nhũ hoa, núm bị chảy máu… Đó là lý do vì sao nhiều chị em cảm thấy căng thẳng, lo âu mỗi lần cho bé bú.
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng nấm men rất có thể xảy ra, ảnh hưởng xấu cả mẹ và bé.
Tuy nhũ hoa nhỏ nhưng có nhiều tác động và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Khi hiểu rõ hơn về đôi nhũ hoa, bạn sẽ tự tin hơn và biết cách chăm sóc hiệu quả, nhất là ở giai đoạn cho con bú. Trước thực trạng bệnh ung thư vú ngày càng tăng, bạn đừng quên lưu ý đến chúng lẫn ngực của mình để kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ nhé.