7 mặt nạ trị nám tự nhiên an toàn tại nhà

(4.02) - 19 đánh giá

Điều trị nám da không dễ dàng vì vết nám có thể quay lại bất kì lúc nào. Để làm mờ vết nám và ngăn ngừa nám quay lại, bạn có thể sử dụng 7 mặt nạ trị nám tự nhiên mà Chúng tôi mách bạn. Đây là một trong những phương pháp làm giảm đốm đen, sắc tố và nám vô cùng hiệu quả, lại an toàn cho da.

Mặt nạ trị nám bên dưới phù hợp với mọi loại da, có công thức đơn giản, dễ thực hiện với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp.

7 loại mặt nạ trị nám

1. Mặt nạ nha đam – “thần dược” giúp da luôn mịn màng

Lô hội (hay còn gọi là nha đam) có chứa polisaccarit mucilaginous (MPS), giúp da mềm mịn, trắng hồng và làm giảm các đốm thâm mụn, vết nám, tàn nhang trên mặt.

Chuẩn bị

  • 1 nhánh lô hội tươi

Thực hiện

  • Loại bỏ phần vỏ, làm sạch phần thịt và ép lấy nước
  • Rửa sạch tay và dùng đầu ngón tay thoa gel khắp mặt
  • Để khô trong vài phút
  • Để gel qua đêm và rửa mặt bằng nước ấm vào buổi sáng
  • Bạn cần nhớ, khi lấy phần lõi, cần rửa thật sạch để tránh mủ nha đam sót lại.

    2. Làm mờ vết nám với nghệ và sữa tươi

    Trong nghệ có chất curcumin có thể làm mờ vết nám da, vết thâm. Nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn và chữa lành giúp giảm mụn. Sữa tươi giúp da mịn màng, hồng hào và trẻ trung.

    Chuẩn bị

    • 5 muỗng bột nghệ
    • 30 ml – 50 ml sữa tươi không đường

    Thực hiện

  • Trộn hỗn hợp sữa tươi và bột nghệ với nhau
  • Thoa đều hỗn hợp lên mặt
  • Để hỗn hợp 15 phút, sau đó rửa sạch
  • 3. Mặt nạ bột yến mạch, sữa tươi và mật ong

    Yến mạch là một trong những sản phẩm tự nhiên có công dụng tẩy tế bào chết. Hoạt động tẩy tế bào chết giúp loại bỏ những tế bào da xỉn màu lão hóa hiệu quả. Mật ong có tính kháng khuẩn và giữ ẩm hiệu quả, giúp da luôn căng mọng. Sự kết hợp của 3 nguyên liệu tạo nên một loại mặt nạ trị nám an toàn và vô cùng hiệu quả.

    Chuẩn bị

    • 2 muỗng bột yến mạch
    • 1 muỗng mật ong
    • 50 ml sữa tươi

    Thực hiện

  • Trộn 3 loại nguyên liệu với nhau
  • Thoa hỗn hợp lên mặt và massage theo chuyển động tròn trong 5 phút
  • Để trong 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm
  • 4. “Đánh bay” vết nám với mặt nạ chanh

    Chanh là loại quả có chứa vitamin C giúp làm giảm lượng sắc tố tối màu trên da, đồng thời tẩy tế bào da chết và thúc đẩy hình thành tế bào mới.

    Chuẩn bị

    • 1 quả chanh
    • 1 bông tăm
    • 1 chén đựng

    Thực hiện

  • Dùng dao sạch cắt chanh ra và vắt lấy nước cốt
  • Dùng bông tăm nhúng vào nước cốt và thoa lên những vết nám
  • Để 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm
  • Do trong chanh có chứa axit vừa làm sáng da nhưng cũng làm da bị ăn mòn, vì thế bạn không nên sử dụng phương pháp này mỗi ngày.

    5. Trị nám với mặt nạ giấm táo và sữa chua

    Trong thành phần giấm táo có chứa các loại axit amin, axit acetic và một số axit khác. Giấm táo cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể được sử dụng giúp trị nám da hiệu quả, đơn giản.

    Chuẩn bị

    • 1 muỗng cà phê giấm táo
    • 2 muỗng sữa chua

    Thực hiện

  • Trộn 2 nguyên liệu thành hỗn hợp mịn đều
  • Rửa sạch tay, sau đó dùng tay thoa và massage lên vùng bị nám trong 10 phút
  • Để thêm 10 phút, rửa sạch với nước ấm
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp giấm táo với sữa tươi và mật ong vì giúp làm mềm da, giảm tình trạng mụn bị sưng.

    Giấm táo chứa axit acetic, vì vậy bạn cần pha loãng trước khi sử dụng với tỷ lệ 1:3 và sử dụng mặt nạ 2 lần/tuần.

    6. Mặt nạ dầu dừa – công thức trị nám đơn giản

    Theo thông tin nghiên cứu từ Viện Da liễu Mỹ (AAD), dầu dừa có chứa hàm lượng axit lauric, gây ức chế hắc sắc tố melanin. Bởi thế, dầu dừa giúp ngăn ngừa tình trạng nám da hiệu quả, cho bạn làn da láng mịn nếu biết áp dụng đúng cách.

    Chuẩn bị

    • 1 muỗng dầu dừa nguyên chất

    Thực hiện

  • Làm sạch da bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt
  • Dùng một lượng nhỏ dầu dừa thoa lên da mặt, massage kỹ vùng da bị nám, giúp dưỡng chất được thẩm thấu
  • Để trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với sữa chua, nước cốt chanh, mật ong, trứng gà để thay đổi hỗn hợp mặt nạ.

    7. Dầu thầu dầu – “trợ lý” trị nám đắc lực

    Dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt thầu dầu, có màu vàng nhạt. Loại dầu này được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh, làm đẹp cho da.

    Dầu thầu dầu có chứa các axit béo omega-3. Những axit béo này là thành phần giúp làm giảm sắc tố, đồng thời có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa một cách tích cực, giúp trẻ hóa và làm da bớt nám. Omega-3 kích thích sự phát triển của các mô khỏe mạnh, giữ nước cho da, giúp bạn có làn da sạch sẽ và mềm mại.

    Chuẩn bị

    • 1 muỗng dầu thầu dầu

    Thực hiện

  • Làm sạch da bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt
  • Dùng một lượng nhỏ dầu thầu dầu thoa lên da mặt, để thẩm thấu vào da
  • Để trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm
  • Sử dụng 2 lần/ngày
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dầu thầu dầu với vitamin E, mật ong…

    Lưu ý khi dùng mặt nạ tự nhiên

    Có những loại nguyên liệu trị nám tự nhiên rất thân thuộc và có ích trong việc làm giảm các sắc tố da tối màu, làm giảm vết nám, giúp chống lão hóa. Tuy nhiên, để tối ưu được công dụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Trước khi đắp mặt nạ, bạn cần rửa sạch tay, để những vi khuẩn không tiếp xúc lên mặt gây mụn.
  • Các thành phần tự nhiên có thể gây kích ứng cho da, trước khi đắp mặt nạ, bạn nên thử trước ở phần cổ tay.
  • Thời gian đắp mặt nạ trung bình là 15-30 phút, để quá lâu có thể làm mất màng bảo vệ da.
  • Chỉ nên làm đủ mặt nạ cho một lần sử dụng, vì để bên ngoài vi khuẩn dễ xâm nhập vào, nếu sau đó dùng tiếp sẽ không tốt cho da.
  • Sau khi đắp mặt nạ, nên dưỡng ẩm cho da và tránh tiếp xúc với ánh mặt trời.
  • Với những nguyên liệu dễ dàng mua ở bất cứ đâu, cùng cách thực hiện tại nhà đơn giản, ít tốn kém, Chúng tôi hy vọng các công thức trên sẽ giúp ích cho bạn. Còn chần chừ gì mà bạn chưa thử mặt nạ trị nám? Hãy bắt tay thực hiện ngay để xóa bỏ nỗi lo về nám của bạn nhé.

    LUYẾN TRẦN/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Phương pháp chữa trị ung thư tử cung

    (31)
    Tìm hiểu chungUng thư tử cung là gì?Tử cung là cơ quan lưu giữ và nuôi lớn thai nhi, nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, bao gồm cổ tử cung và thân tử cung. ... [xem thêm]

    Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

    (55)
    Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

    Điều trị tăng áp động mạch phổi, một thách thức lớn

    (17)
    Tăng áp động mạch phổi (PAH) – hay tăng áp phổi nguyên phát – là một loại cao huyết áp hiếm gặp. Phạm vi ảnh hưởng của bệnh bao gồm động mạch phổi ... [xem thêm]

    7 bài tập giúp mũi cao tự nhiên

    (91)
    Một chiếc mũi cao thanh tú sẽ giúp gương mặt thêm hài hòa nhưng không phải ai cũng sẵn sàng phẫu thuật để có dáng mũi mong muốn. Nếu muốn biết cách làm ... [xem thêm]

    12 sự thật về đầu nhũ hoa dành cho bạn khám phá

    (78)
    Đầu nhũ hoa không chỉ là một bộ phận trên cơ thể chúng ta mà còn chứa đựng nhiều thông tin thú vị liên quan đến tình trạng sức khỏe. Đầu nhũ hoa thực ... [xem thêm]

    Ráy tai – có nên lấy thường xuyên?

    (46)
    Hầu như người Việt luôn có thói quen làm vệ sinh tai của mình hằng tuần, thậm chí là hằng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng chúng ta không nên lấy ráy tai ... [xem thêm]

    Điều trị viêm khớp gối không phẫu thuật: Những thông tin bạn nên biết

    (54)
    Hiện tượng khớp gối đau, cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi. Tình trạng này gọi chung ... [xem thêm]

    Đột quỵ ảnh hưởng đến tình bạn và tình yêu như thế nào?

    (33)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN