7 lời khuyên từ chuyên gia tâm lý giúp bạn thoát khỏi bế tắc

(3.84) - 42 đánh giá

Bạn không có thói quen nhận lời khuyên từ chuyên gia tâm lý mỗi khi cảm thấy khó khăn? Thật ra, hầu hết các vấn đề sẽ được giải quyết một cách gọn gàng nếu bạn “học lỏm” một số nguyên tắc của các chuyên gia tâm lý đấy!

Mặc dù đối với từng vấn đề mà mỗi chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra những lời khuyên khác nhau, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tham khảo để trang bị kiến thức tâm lý cho bản thân mình. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia tâm lý mà bạn có thể áp dụng để vượt qua những giai đoạn khó khăn.

1. Đừng dằn vặt bản thân bởi quá khứ

Bạn nên sẵn sàng đối mặt với thất bại và chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ. Đừng nghĩ quá nhiều về những thất bại đã qua và đừng lãng phí thời gian vào những chuyện vô bổ như ngồi gặm nhấm nỗi buồn mà bỏ bê sức khỏe nhé.

Hãy chỉ tạm dừng để nghĩ về chuyện xưa một chút thôi. Điều này như một cách nhớ lại những trải nghiệm mà bạn đã có trong quá khứ để sẵn sàng tiếp tục cho một tương lai tốt đẹp hơn thay vì chìm đắm và vùi mình trong sự tiếc nuối.

2. Hãy để mọi thứ xảy ra tự nhiên

Nếu bạn có một số vấn đề và bạn biết những gì cần được thay đổi, hãy tự thay đổi và đừng để những người khác phải làm điều đó cho bạn. Sự lựa chọn là tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, sự cưỡng cầu quá mức sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, trong khi không phải vấn đề nào cũng có thể nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Ví dụ như việc bạn nhờ tất cả người thân, bạn bè giúp đỡ để quay lại với người yêu cũ mặc dù mối quan hệ dường như không nên và không thể cứu vãn. Thay vào đó, bạn có thể rủ bạn thân đi dạo phố, thưởng cho mình một bộ váy thật xinh hoặc làm những điều tích cực như nghe nhạc có giai điệu vui tươi để cảm thấy khá hơn và thời gian sẽ giúp bạn xóa nhòa tất cả nỗi buồn.

3. Biết ơn trải nghiệm khó khăn mà bạn có

Mỗi lần vượt qua khó khăn có nghĩa là bạn đã dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm giải quyết khi gặp một tình huống tương tự trong tương lai. Ví dụ như khi sếp phê bình bạn, hãy biết ơn thay vì khó chịu. Điều đó nhắc nhở bạn sẽ không vi phạm nữa để có được thái độ làm việc tốt hơn với công việc và nhận được đánh giá cao hơn về sau này.

Tương tự như vậy, nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người, bạn phải suy nghĩ về mọi thứ lỗi lầm trước đây để biết bản thân cần phải làm gì để hòa nhập tốt hơn. Bạn có thể giảm thiểu căng thẳng chỉ cần dựa vào việc thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề.

4. Đừng để ai phá vỡ ranh giới của bạn

Bạn có thể thường gặp những vấn đề trong giao tiếp với mọi người xung quanh như một nàng dâu gặp phải một bà mẹ chồng khó tính, một vị sếp bất công với nhân viên… Nguyên nhân thường là vì bạn không đặt ra cho mình những giới hạn chịu đựng nhất định.

Vì vậy, hãy đặt ranh giới cho 50% các vấn đề cần được giải quyết. Nếu bạn có thể chấp nhận chịu đựng những điều tiêu cực từ ai đó, chẳng vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn đặt ra những ranh giới chịu đựng cho riêng mình, đối phương sẽ bắt đầu tôn trọng bạn. Ví dụ như tình huống bị bạn mượn tiền lâu ngày không trả chẳng hạn. Nếu đối phương biết bạn là một người tiền bạc rõ ràng và luôn thích đúng hẹn thì sẽ không khiến bạn phải khó xử trong việc cần dùng đến tiền nhưng chưa được trả lại.

5. Hãy thoát khỏi vùng an toàn của bạn

Điều này rất phù hợp cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Nếu bạn muốn tìm một người bạn tâm giao, gặp gỡ mọi người, thay đổi công việc, tìm thấy niềm đam mê của bạn… thì lời khuyên từ chuyên gia tâm lý là bạn cần bước ra ngoài vùng an toàn của bản thân để sẵn sàng đối mặt với những thay đổi.

Một khi bạn đã sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình thì bạn cũng sẽ có được sự tự tin nhất định để đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác trong cuộc sống.

6. Không quá để tâm nhận xét của người khác

Đừng so sánh bản thân với người khác. Mọi người đều có kiến thức, hoàn cảnh, vẻ ngoài hay tính cách khác nhau và mỗi người đều có mong muốn và thành tựu của riêng họ. Nếu chúng ta được truyền cảm hứng từ ý tưởng của ai đó, điều đó thật tốt.

Nhờ đó chúng ta có thể hình thành những mong muốn và mục đích riêng cho bản thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta sao chép cuộc sống của một ai đó, chúng ta sẽ phá hủy cuộc sống của chính mình và không bao giờ biết tận hưởng cuộc sống thật sự. Bạn có thể lắng nghe, tiếp thu những đánh giá khách quan từ mọi người, tuy nhiên đừng vì thế mà thay đổi bản thân mình quá nhiều để làm hài lòng bất cứ ai.

7. Đừng đánh giá người khác một cách thô lỗ

Khi bạn buộc tội một người, phản ứng tự nhiên là họ sẽ cố gắng tự bảo vệ mình, do đó đôi khi sẽ có những cuộc tranh cãi nổ ra làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên. Cách tốt nhất là bạn nên cho người khác cơ hội để khắc phục vấn đề cũng như tôn trọng đối phương. Bạn có thể nhẹ nhàng nói: “Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe của anh đấy” thay vì gắt gỏng: “Đàn ông hút thuốc lá thật là không ra gì”. Nhờ vậy, bạn vừa nhận được sự tôn trọng là người đó sẽ không hút thuốc trước mặt bạn nữa, vấn đề được giải quyết mà đôi bên vẫn vui vẻ.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trải qua thời kỳ khủng hoảng tâm lý và loay hoay không biết làm thế nào để vượt qua. Đừng nản lòng, hãy áp dụng những lời khuyên đắt giá này đồng thời thực hiện những liệu pháp giúp bạn thư giãn như thiền hay đọc sách, bạn sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này thôi!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định chia tay

(80)
Bạn có ý nghĩ chia tay nhưng vẫn chưa thật sự dứt khoát? Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chia tay, đừng làm mình làm mẩy để rồi sau đó chính ... [xem thêm]

Cách trị ho giúp bạn ngủ ngon giấc

(67)
Mỗi khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ bạn lại bị cơn ho dai dẳng đánh thức? Có nhiều cách trị ho đơn giản đến từ việc điều chỉnh lối sống hàng ngày ... [xem thêm]

Hậu sản là gì và 13 vấn đề mà bạn có thể gặp phải sau sinh

(97)
Có khá nhiều phụ nữ chưa biết hậu sản là gì cũng như các tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng mà bản thân sẽ đối mặt sau khi sinh con. Quãng thời gian ... [xem thêm]

6 điều thú vị về bộ não con người

(75)
Não là “đơn vị điều khiển” trung tâm của cơ thể, là kho lưu trữ ký ức và cảm xúc. Xuyên suốt lịch sử, các nhà triết học đã tin rằng bộ não thậm ... [xem thêm]

8 cách bảo đảm an toàn cho con khi đi ra ngoài

(91)
Không hiếm trường hợp trẻ nhỏ bị tai nạn khi đi thang cuốn, bị lạc hay bị cửa kiếng đổ vào người. Ba mẹ có thể phòng tránh những bất trắc trên nếu ... [xem thêm]

8 loại trí thông minh ở trẻ con bạn có thể đang sở hữu

(80)
Bố mẹ thường mong muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường trí thông minh cho trẻ không? Điều này là có thể. Bạn hãy xem bài viết ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa thoái hóa khớp

(44)
Thoái hóa khớp (một dạng viêm khớp) từng được coi là dấu hiệu của sự lão hóa, đây là tình trạng khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Các ... [xem thêm]

Nhạc kích thích trí não: 5 loại nhạc giúp bạn tập trung hơn!

(83)
Các chuyên gia cho biết bạn có thể nghe nhạc kích thích trí não để tăng sự tập trung và học tập, làm việc hiệu. Nhạc tập trung trí não cũng giúp cải thiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN