7 loại tinh dầu cực tốt cho sức khỏe

(3.87) - 20 đánh giá

Tinh dầu không chỉ có mùi thơm dễ chịu mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng kết hợp các loại tinh dầu với thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày của mình.

Tinh dầu tốt cho sức khỏe đa phần là các sản phẩm được chiết xuất 100% từ rễ cây, hoa, lá, quả thực vật. Mọi người đều thừa nhận rằng tinh dầu không chỉ mang đến một mùi hương rất dễ chịu mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh tật. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về 12 loại thần dược tốt nhất cho sức khỏe bạn nhé!

Tinh dầu hương thảo

Hương thảo chứa các phân tử terpene thơm, trong đó có 1,8-cineole (hay còn gọi là eucalyptol) có tác dụng tăng cường các khả năng nhận thức, chẳng hạn như tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. “Thần dược” này cũng hoạt động như một chất hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau đầu và giúp phổi mau lành khi bạn cảm lạnh.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng để giảm chứng đờ đẫn hay quên, giảm đau đầu, giải quyết các cơn đau dạ dày, điều trị bong gân và dùng để massage khi pha loãng với các loại dầu khác như dầu quả hạnh.

Tinh dầu đinh hương

Đinh hương có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, đinh hương còn được sử dụng như là một chất gây mê cho răng và lợi trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, loại dầu này có thể gây kích ứng cho da, vì vậy bạn nên pha loãng thần dược này xuống dưới 0,5%, thử nghiệm trên một vùng nhỏ và đợi một giờ xem các phản ứng trước khi chính thức sử dụng nó.

Tinh dầu kinh giới

Kinh giới có tác dụng chống cảm lạnh và cúm. Dầu kinh giới có nồng độ phenol thơm hay carvacrol khá cao, có khả năng chống vi khuẩn, chống nấm và chống virus mạnh. Dầu kinh giới cũng có tính chống viêm và giúp giảm đau dạ dày.

Kinh giới rất nóng, vì vậy bạn nên pha loãng dầu này dưới 2,5% trước khi sử dụng. Nếu dùng cho da, bạn hãy thoa một lớp mỏng ở một vùng nhỏ và đợi một thời gian để xem xét trước khi chính thức sử dụng. Còn nếu dùng để uống, bạn nên dùng viên nang để làm giảm kích ứng cổ họng và dạ dày.

Bạn không nên sử dụng loại “thần dược” này thường xuyên vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến ruột sau một khoảng thời gian và chỉ nên xem xét sử dụng sau khi thảo luận với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa lâm sàng.

Tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương được chiết xuất từ hoa oải hương tươi, từ lâu đã được mệnh danh là một trong những loại dầu nổi tiếng nhất, có tác dụng làm chậm hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường tập trung và giúp tóc mọc lại ở những người bị chứng rụng tóc từng mảng.

Tinh dầu oải hương cũng có thể giúp bạn giảm thiểu lo lắng. Trong một nghiên cứu gần đây, nó được chứng minh là có hiệu quả đối với chứng rối loạn lo âu lan tỏa, không có hiệu ứng an thần hoặc khả năng lạm dụng.

Tinh dầu trà

Trà có tính kháng khuẩn mạnh, do đó thường được sử dụng để kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và làm thuốc kháng khuẩn. Loại tinh dầu này khắc chế sinh vật gây hại bằng cách làm hỏng màng tế bào của chúng, ngoài ra tinh dầu trà còn có thể ức chế sự phát triển và sự hình thành của nấm men và nấm. Bạn có thể dùng thần dược này ở chỗ bị thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Giống như dầu bạc hà, tinh dầu trà có ảnh hưởng đến herpes simplex virus 1 (virus gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên cơ thể như mắt mũi miệng). Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu trà mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh herpes tái phát nhưng lại có thể làm giảm tải lượng virus lên đến 98,2%.

Tinh dầu hoa nhài

Hoa nhài có thể được sử dụng làm thuốc ngủ và giúp bạn thư giãn. Ngoài ra, dầu hoa nhài còn có tác dụng kích thích. Khi bôi dầu hoa nhài lên da, chúng sẽ làm tăng sự tỉnh táo, tốc độ hô hấp và sức sống của da. Những ảnh hưởng này có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm thấy thoải mái hơn.

Tinh dầu không những có mùi thơm dễ chịu mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bạn còn ngần ngại gì nữa mà không sử dụng ngay nào? Hiệu quả của các loại tinh dầu này có thể khiến bạn bất ngờ đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm đẹp hiệu quả cùng tinh dầu thiên nhiên

(29)
Ngày nay, không khó để chúng ta bắt gặp các cách làm đẹp cùng tinh dầu thiên nhiên trên thị trường cùng vô vàn những lời tâng bốc về công dụng tuyệt ... [xem thêm]

4 cách để không bao giờ lo bị bệnh vùng kín

(45)
Độ pH tự nhiên cùng những vi khuẩn có lợi trong âm đạo là những nhân tố rất cần thiết để giúp bạn tránh không bị nhiễm trùng âm đạo cũng như các ... [xem thêm]

Thực phẩm chống ung thư mang lại hiệu quả đến đâu?

(43)
Có không ít thông tin nói về tác dụng của dinh dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người quan tâm đến vấn đề dùng thực phẩm chống ... [xem thêm]

5 lợi ích tuyệt vời của yoga mà bạn không ngờ tới

(65)
Nếu bạn đang tập yoga hoặc đang có ý định tập thì có lẽ bạn đã từng nghe qua về những lợi ích của yoga đem lại. Nhưng nếu bạn mới biết đến yoga, ... [xem thêm]

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

(44)
Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần ... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn bị rụng lông mi

(91)
Dạo này bạn hay bị rụng lông mi nên cảm thấy đôi mắt không còn xinh đẹp như trước nữa? Nếu bạn muốn có vẻ đẹp quyến rũ với đôi lông mi cong vút thì ... [xem thêm]

Hiện tượng xuất tinh ở nữ giới: Sự thật hay chỉ là đồn đoán?

(70)
Hiện tượng xuất tinh ở nữ giới xảy ra khi niệu đạo của phụ nữ tiết ra dịch lỏng vì có những kích thích tình dục hoặc đạt cực khoái khi quan hệ tình ... [xem thêm]

Con của bạn có bị thiếu vitamin B không?

(63)
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác. Nếu thiếu một trong số các vitamin nhóm B, cơ thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN