7 cảnh báo sức khỏe từ mái tóc bạn không thể xem thường!

(4.45) - 14 đánh giá

Bạn sẵn sàng ngồi 2 – 3 tiếng để uốn nhuộm thay đổi kiểu tóc mới, song lại hiếm khi để ý những dấu hiệu bất thường trên mái tóc? Hãy dành ra khoảng 1 phút thôi, để phát hiện những cảnh báo sức khỏe từ mái tóc trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhé.

Chúng ta thường dành ít nhiều thời gian để chăm sóc cho mái tóc và đôi khi muốn thử một phong cách mới lạ nào đó từ trang tạp chí yêu thích. Tuy nhiên, nếu bạn sửa sang quá nhiều cho tóc thì có thể làm che lấp các manh mối mà qua đó mái tóc đang cố gắng tiết lộ về tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn.

Nghiên cứu cho thấy những thay đổi về kiểu tóc, kết cấu hoặc độ dày của tóc có thể là dấu hiệu của một vài tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tuyến giáp. Đây là cách bạn có thể nhận biết liệu những thay đổi về tóc có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe hay di truyền, bắt đầu bằng một số đầu mối then chốt về tình trạng tóc thay đổi đột ngột. Hãy cùng xem 7 cảnh báo sức khỏe từ mái tóc để bạn có thể tìm cách ngăn ngừa bệnh càng sớm càng tốt nhé.

1. Tóc bạc và tình trạng căng thẳng

Bất cứ ai đã quan sát tóc trên đầu tổng thống từ chiến dịch này đến chiến dịch khác đều có thể nhìn rõ điều này. Tình trạng căng thẳng khiến tóc chuyển sang màu xám. Tiến sĩ da liễu Paradi Mirmirani, bác sĩ thuộc khoa da liễu tại Trung tâm The Permanente Medical Group ở Vallejo, California, Mỹ cho biết rằng sự căng thẳng thúc đẩy tiến trình oxy hóa có thể ảnh hưởng đến tế bào sản xuất sắc tố.

Các chuyên gia da liễu không biết chính xác lý do vì sao chấn thương tâm lý và căng thẳng làm bạc tóc ở một vài người này nhưng lại không xảy ra đối với những người khác, tuy nhiên bác sĩ Mirmirani giải thích rằng quá trình tóc bạc màu là do quy định sẵn trên một số gen gây ra.

2. Tóc bị giòn và hội chứng Cushing

Tóc giòn là một triệu chứng của hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát). Tuy nhiên, theo các ghi chú của Mirmirani, có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn giúp nhận biết tình trạng hiếm gặp này là do dư thừa cortisol, triệu chứng bao gồm huyết áp cao, mệt mỏi và đau lưng.

Điều trị hội chứng Cushing có thể bao gồm việc thay đổi liều lượng các thuốc có thể gây ra tình trạng này. Những người khác có thể cần phải được phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị để điều chỉnh quá trình sản xuất quá mức cortisol của tuyến thượng thận.

3. Tóc khô mỏng và bệnh tuyến giáp

Những người mắc bệnh tuyến giáp với tình trạng thường gặp là suy giáp có thể nhận thấy hiện tượng rụng tóc gia tăng và thay đổi diện mạo. Suy giáp có nghĩa là tuyến giáp của bạn không hoạt động hiệu quả.

Điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi về diện mạo, tóc và gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi, không chịu được nhiệt độ lạnh, đau khớp, đau cơ, mặt sưng húp và tăng cân. Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) sẽ giúp chẩn đoán tình trạng này và việc điều trị đòi hỏi phải dùng thuốc tuyến giáp.

4. Tình trạng rụng tóc và nguy cơ thiếu máu

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy có nhiều tóc rụng hơn trong lược chải tóc hoặc vương vãi khắp nơi trên sàn tắm, đây có thể là cảnh báo sức khỏe từ mái tóc cho thấy cơ thể bạn có trữ lượng sắt thấp hoặc có nguy cơ thiếu máu. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác khi nhận ra tình trạng tóc rụng ngày càng nhiều.

Những người ăn chay hoặc phụ nữ có thời kỳ hành kinh kéo dài đều có thể dẫn đến những thay đổi về tóc bắt nguồn từ nguyên do hàm lượng sắt trong máu giảm thấp. Việc bổ sung sắt hoặc thay đổi chế độ ăn uống cung cấp thêm nhiều thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bạn giữ cho tóc bớt rụng hơn. Hiện tượng rụng tóc cũng có thể xảy ra tạm thời do những thay đổi đột ngột về nồng độ estrogen và thường được nhận thấy sau khi mang thai hoặc ngừng uống thuốc tránh thai.

5. Tóc mỏng và tình trạng thiếu protein

Protein rất cần thiết để thiết lập mái tóc khỏe đẹp, vì vậy nếu bạn không nhận được đủ lượng protein cung cấp vào hàng ngày, bạn có thể nhận thấy tình trạng rụng tóc hoặc tóc thưa mỏng.

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt protein, tất cả những gì bạn cần mỗi ngày là bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, hải sản, đậu nành, trứng, sữa ít béo… Tuy nhiên, đối với những người có chứng khó tiêu hoặc những người đã từng trải qua phẫu thuật dạ dày có thể gặp vấn đề về tiêu hóa chất protein. Những tình huống chuyên biệt này sẽ phải xin ý kiến chuyên khoa cùng với sự trợ giúp của bác sĩ. Mặc dù vậy, hầu hết những trường hợp tóc mỏng, ngay cả ở phụ nữ, vẫn có thể là do di truyền.

6. Vảy vàng trên da đầu và tình trạng gàu

Vảy màu vàng hoặc trắng trên tóc, trên vai và thậm chí cả lông mày là dấu hiệu của viêm da tiết bã, thường được gọi là gàu. Dầu gội đặc biệt dành cho tóc thuộc loại thuốc không kê toa và liệu trình cortisones theo toa bác sĩ có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Gàu, có thể được gây ra bởi nấm men trên da hoặc bệnh viêm da, thường sẽ trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông.

7. Tóc tạo kiểu và nguy cơ tổn thương

Mặc dù tóc có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn, tuy nhiên đa số bệnh nhân thường phàn nàn về những tổn thương do tóc nhuộm và tóc bị sấy hoặc hấp nóng. Cả nhiệt độ và màu sắc đều làm cho tóc của bạn trở nên khô giòn và dễ gãy, khó duy trì nếp. Điều quan trọng là tóc được can thiệp quá nhiều sẽ không thể cho bạn biết được những gì cơ thể muốn âm thầm tiết lộ liên quan đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tóc để tóc được chắc khỏe tự nhiên. Điều đó khiến mái tóc của bạn trông tràn đầy sức sống hơn so với việc tạo quá nhiều kiểu tóc thường xuyên. Việc này vừa dễ làm tóc bạn hư tổn vừa đánh mất đi cơ hội nhận biết những cảnh báo sức khỏe từ mái tóc của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 bí quyết giúp bạn ăn rau củ quả nhiều hơn

(98)
Thực phẩm xanh rất quan trọng cho cơ thể vì chúng cung cấp các vitamin, chất khoáng và phần lớn trong số chúng chứa rất ít calo. Để thêm rau củ quả vào bữa ... [xem thêm]

8 thực phẩm có hại này thực chất lại rất tốt cho sức khỏe

(60)
Dưới đây là những loại thực phẩm từng được công bố rằng sẽ có hại cho sức khỏe nhưng bây giờ đã được chứng minh hoàn toàn ngược lại. Hãy cùng ... [xem thêm]

7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp

(29)
Cột sống lưng là một phần của cột sống. Nó nằm giữa cột sống cổ và thắt lưng, bao gồm 12 xương đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống lưng đóng vai ... [xem thêm]

Những điều cần biết về nhịp tim thai chậm

(26)
Tim thai hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Vậy nhịp tim thai chậm lúc chuyển dạ có phải là biểu hiện bất thường? Lúc con yêu sắp chào đời, ... [xem thêm]

Bỏng ngô: Món vặt lành mạnh nếu bạn ăn đúng cách

(30)
Bạn thường e ngại bỏng ngô ở các rạp chiếu phim hay bán ngoài đường không tốt cho sức khỏe? Thật ra, nếu bạn có thể tự làm bỏng ngô tại nhà và giảm ... [xem thêm]

Hạt mắc ca: Món ăn vặt nhanh gọn lại bổ dưỡng

(81)
Bạn có biết hạt mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại quả khô”? Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào và vị béo bùi đặc trưng, hạt mắc ca đã ... [xem thêm]

Cách trị táo bón hiệu quả vào dịp Tết

(74)
Táo bón tuy không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến cho cơ thể mất đi nhiều dưỡng chất có ... [xem thêm]

Mách bạn phương pháp học tập và làm việc hiệu quả

(21)
Mỗi người có một phương pháp học tập và làm việc hiệu quả của riêng mình. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một phương pháp hữu hiệu để bạn cân bằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN