5 thắc mắc khi cai thuốc lá bằng châm cứu

(4.27) - 45 đánh giá

Bạn có muốn cai thuốc lá không? Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, vậy xin chúc mừng bạn đã có một quyết định đúng đắn vì sức khỏe của bản thân cũng như người nhà của mình!

Ngày nay có rất nhiều thông tin về các biện pháp và bí quyết giúp bạn rời xa điếu thuốc. Một tin bất ngờ là châm cứu cũng góp phần trong quá trình bỏ thuốc lá của bạn đó!

Hãy cùng giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về việc sử dụng châm cứu để bỏ hút thuốc lá nhé!

1. Châm cứu để cai thuốc có hiệu quả không?

Trong một thời gian dài, châm cứu đã được sử dụng để giúp chống lại cơn nghiện thuốc và kiềm chế cảm giác thèm thuốc. Nhiều người đã cai thuốc thành công và ngày nay, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành chứng minh thêm.

Châm cứu giúp cai nghiện thuốc ở chỗ, giúp ngăn chặn cảm giác bồn chồn và thèm thuốc; làm giảm cảm giác khó chịu và bất an; tăng cảm giác thư giãn; và giúp giải độc cho cơ thể. Châm cứu còn có thể giúp cân bằng những rối loạn trong cơ thể trước đó do thuốc lá gây ra.

Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức châm cứu là phương pháp giúp cai nghiện thuốc lá, nhưng ngày càng nhiều khảo sát cho thấy rằng phương pháp này khá khả quan. Một nghiên cứu về châm cứu thực hiện trên 823 bệnh nhân khác nhau đã cho thấy, cả châm cứu và thôi miên đều có thể giúp bệnh nhân bỏ thuốc lá.

2. Có điểm châm cứu “Ngưng hút thuốc” không?

Có một điểm huyệt được gọi là “Tim Mee”, có khả năng ngăn chặn việc hút thuốc. Huyệt này nằm ở ngón tay trên nếp gấp cổ tay, mặt trong của cánh tay. Tác động điểm huyệt Tim Mee sẽ giúp bạn bỏ thuốc lá bằng cách thay đổi hương vị của thuốc lá.

Tuy nhiên bạn phải cần nhiều hơn một huyệt Tim Mee. Nghiện hút thuốc là một chứng nghiện phức tạp. Tim Mee là một điểm châm cứu có tác động mạnh, nhưng phải được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác để chống lại cảm giác thèm ăn, tái cân bằng và phục hồi cơ thể.

3. Có phải chỉ cần châm cứu là sẽ bỏ được thuốc lá?

Câu trả lời là không. Châm cứu chỉ giúp giảm một phần cơn thèm thuốc của bạn chứ không phải khiến bạn thay đôi thói quen hút thuốc của mình. Thèm thuốc chỉ là cảm giác về thể chất của chứng nghiện thuốc lá. Nhiều khi thói quen hút còn khó đối phó hơn là phản ứng thể chất này.

Nếu bạn có thói quen hút thuốc mỗi khi căng thẳng hoặc khi đối mặt với những tình huống khó khăn về tình cảm, từ bỏ hút thuốc sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu thốn và dễ bị tổn thương.

Nếu hút thuốc là một phần không thể thiếu trong ngày của bạn, thì một khi không hút thuốc lá sẽ làm bạn mất động lực làm việc trong ngày.

Dù tất cả những điều này rất phổ biến và rất khó đối phó, nhưng không có nghĩa là bạn không thể đối phó. Hãy tận dụng những nguồn hỗ trợ sau:

  • Nhận sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè;
  • Tham gia vào một nhóm cai thuốc và cùng hỗ trợ nhau;
  • Tập thể dục đều đặn.

4. Bấm huyệt có giúp bỏ thuốc lá giống châm cứu không?

Kỹ thuật bấm huyệt cũng có hiệu quả tương tự như châm cứu. Mát-xa tai là một cách để bạn có thể đối phó với cơn thèm khi ở nhà. Kỹ thuật này giúp giải phóng endorphins là liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Nó cũng kích thích các huyệt châm cứu, giúp cân bằng các huyệt vị trong cơ thể nữa.

Sau đây là một số gợi ý mát-xa tai cho bạn. Bạn có thể đặt ngón tay cái của bạn ở phần trên rộng nhất của tai và mát xa theo chuyển động tròn, mát xa các đường nứt nhỏ bên trong và phía trước của tai tại vị trí liên kết với đầu. Và bạn có thể xoa bóp dái tai, kéo nhẹ nhàng và chuyển động tròn.

Trong một số trường hợp, chuyên viên bấm huyệt có thể gắn một hạt đậu nhỏ vào huyệt của bạn và dán lại bằng băng keo. Khi bạn cảm thấy thèm thuốc, bạn chỉ cần nhấn vào các hạt nhỏ này để cảm thấy thoải mái hơn.

5. Thảo mộc có giúp bỏ thuốc lá như châm cứu không?

Quả thật là có rất nhiều loại thảo mộc giúp đối phó với cảm giác thèm thuốc, có khả năng kích thích, giải độc và phục hồi mô. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc hay khi cai thuốc lá ở đây nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử là gì? Liệu nó có an toàn như quảng cáo?

(39)
Những lời quảng cáo “có cánh” về thuốc lá điện tử (vape) hiện đang tràn lan trên mạng. Nhiều người lầm tưởng thuốc lá điện tử không gây hại, thậm ... [xem thêm]

Vợ giúp chồng trị rụng tóc và hói đầu thế nào?

(22)
Tìm hiểu chungRụng tóc là bệnh gì?Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên bổ sung axit béo cho bé?

(59)
Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, bổ sung omega-3 cho bé là điều mà mọi cha mẹ đều ... [xem thêm]

Meloxicam liệu có an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

(92)
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần cẩn trọng trong việc tiếp nạp bất kỳ loại thuốc nào, chẳng hạn như Meloxicam, để tránh các tác dụng phụ không mong ... [xem thêm]

Cảnh báo 9 chấn thương thường gặp khi chơi golf

(58)
Tìm hiểu về các loại chấn thương thường gặp khi chơi golf cũng như cách phòng ngừa, điều trị sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.Tưởng ... [xem thêm]

Ám ảnh sợ hãi

(89)
Tìm hiểu chungChứng ám ảnh sợ hãi là bệnh gì?Chứng ám ảnh sợ hãi là chứng sợ quá mức và vô lý với các vật hoặc các tình huống không thực sự quá nguy ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp bố mẹ xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé cưng

(38)
Giấc ngủ của bé yêu không ổn định khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng và mất ngủ. Việc xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ cho bé là điều mà các bậc ... [xem thêm]

Quá trình chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT)

(77)
Chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT) là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu trong số các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN