Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguy hiểm khôn lường

(3.51) - 33 đánh giá

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) do nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng Anh là Urosepsis. Biến chứng này xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị kp thi hoặc đúng cách.

Nhim khun huyết là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu lây lan đến máu và gây nhiễm trùng toàn thân thông qua đường máu. Có đến 25% bệnh nhân bị nhiễm trùng máu mà nguyên nhân ban đầu là do nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu gặp phải các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết thì cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bi l, một khi biến chứng này xut hin thì nguy cơ người bệnh tử vong rất cao.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết bắt nguồn từ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, bạn cần để ý đến các triệu chứng của tình trng này như:

  • Thường xuyên đi tiểu
  • Cảm giác nóng rát hoặc ngứa khi đi tiểu
  • Luôn cảm thấy mun đi tiu, ngay cả khi va đi xong
  • Nước tiểu bị đục
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Đau khi quan hệ
  • Đau ở lưng dưới hoặc bụng dưới

Khi nhiễm trùng đã quá nặng và lan ra bàng quang, các triệu chứng của biến chứng nhiễm khuẩn huyết sẽ xuất hiện, chng hn như:

  • Đau gần thận (ở phía dưới của lưng)
  • Buồn nôn
  • Kiệt quệ
  • Tiểu ít
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Lú lẫn, lo lắng bất thường
  • Nhịp tim nhanh
  • Mạch yếu
  • Sốt cao hoặc cơ thể lạnh
  • Đổ mồ hôi

Một khi nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng, nó sẽ tiến triển thành nhiễm trùng máu nặng, gây sốc nhiễm trùng hoặc suy đa tạng.

Khi bị sốc nhiễm trùng, huyết áp của người bệnh giảm xuống mức cực thấp và các cơ quan có thể ngừng hoạt động, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy nên, cần đưa bệnh nhân b biến chứng nhiễm khuẩn huyết đến bệnh viện để điều trị nhanh chóng trước khi quá muộn.

Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn huyết?

Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu đi ra ngoài cơ thể), chúng gây viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo bằng nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc do các bệnh ở thận gây ra. Vì niệu đạo của phụ nữ ngắn nên họ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới.

Các vi khuẩn khi đã vào niệu đạo sẽ nhân lên nhiều lần và lan qua bàng quang cùng nhiều bộ phận khác, sau đó đi vào máu và gây ra biến chứng nhiễm khuẩn huyết toàn thân.

Đối tượng có nguy cơ cao

Phụ nữ và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc biến chứng nhiễm khuẩn huyết cao nhất. Ngoài ra, người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu có các vết thương hở quá nặng hay đang gắn các thiết bị y tế lên người như ống thở, ống thông… sẽ làm nhiễm trùng nặng thêm, gia tăng nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn huyết.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh rối loạn tự miễn như HIV hoặc AIDS
  • Bị ức chế miễn dịch do dùng thuốc, ghép tạng hoặc làm hóa trị liệu
  • Dùng quá nhiều corticosteroid

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết cũng rất phổ biến ở các bệnh nhân vừa làm phẫu thuật, đặc biệt là các loại phẫu thuật diễn ra gần đường tiết niệu, phẫu thuật cấy ghép tuyến tiền liệt và phẫu thuật bàng quang.

Chẩn đoán biến chứng nhiễm khuẩn huyết như thế nào?

Kiểm tra mẫu nước tiểu là cách đơn giản nhất để xác định xem người bệnh có bị biến chứng nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng được thực hiện để xem liệu nhiễm trùng đã lan rộng khắp cơ thể hay chưa.

Bác sĩ cũng sẽ cho người bệnh chụp X-quang nhm kiểm tra nhiễm trùng đã lan rộng đến các cơ quan nào, hoặc dùng phương pháp cấy máu để xác định loại vi khuẩn gây bệnh trong máu.

Để có cái nhìn tổng quát về bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp cắt lớp (CT) và siêu âm.

Cách điều trị biến chứng nhiễm khuẩn huyết

Nếu phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu sm, bnh nhân chỉ cần uống nhiều nước và thuốc kháng sinh là đủ. Tuy nhiên, đối với nhiễm khuẩn huyết thì việc điều trị không hề đơn giản. Nguyên nhân là vì biến chứng này có thể không đáp ứng với những kháng sinh đơn thuần.

Ban đầu, bác sĩ vẫn sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh, ngăn không cho nhiễm trùng đường tiết niệu phát triển thêm nữa. Lúc này, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để xem cơ th họ phản ứng với kháng sinh như thế nào.

Nếu người bệnh đã đến giai đoạn nhiễm khuẩn huyết nặng hay sốc nhiễm trùng, họ sẽ cần dùng đến liệu pháp oxy để điều trị. Khi y, bệnh nhân được cho hít thở khí oxy tinh khiết 100% ở áp suất cao gấp 6 lần mức bình thường. Oxy ở áp suất cao sẽ tác động trực tiếp đến vi khuẩn kỵ khí có trong máu, làm giảm tình trạng thiếu oxy mô, cải thiện chức năng tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng nhiễm trùng.

Còn mt phương pháp điu tr na là phẫu thuật, mc đích là cắt bỏ các nguồn lây nhiễm, ngăn chúng lan rộng.

Nếu người bệnh bị sốc nhiễm trùng, bác sĩ s cho dùng các thuốc vận mạch làm co thắt mạch máu và tăng huyết áp, nhằm giữ cho các cơ quan trong cơ th không bị ngưng hoạt động.

Phòng ngừa biến chứng nhiễm khuẩn huyết

Vì biến chứng này là kết quả của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, nên trước tiên phải ngăn ngừa bệnh bng cách:

  • Lau sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh
  • Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh
  • Mặc đồ lót bằng cotton
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục
  • Không chờ đến khi quá mắc rồi mới đi vệ sinh

Nếu bạn được chẩn đoán b nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn nhiễm trùng lan rộng cũng như phát triển thành biến chứng.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu kịp thời là chìa khóa giúp phòng tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách giảm triệu chứng mãn kinh để bạn đỡ mệt mỏi

(55)
Những triệu chứng mãn kinh thường khiến phụ nữ bị trầm cảm, rối loạn lo âu, bốc hỏa, mệt mỏi, nhức đầu… Làm thế nào để bạn có thể đối phó ... [xem thêm]

U nang

(28)
Tìm hiểu chungU nang là bệnh gì?Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ ... [xem thêm]

Cách làm mờ sẹo cho trẻ mà mẹ nên biết

(64)
Cách chăm sóc vết thương và điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng vết sẹo trên cơ thể. Vậy đối với các bé thì nên điều trị thế nào, sẹo ... [xem thêm]

Dạy chữ, số, phân loại hình dáng, màu sắc cho trẻ lên hai

(46)
Khi bàn về việc dạy trẻ lên hai học chữ, có lẽ bạn sẽ cho rằng sớm quá, trẻ tuổi này biết gì đâu. Hãy nghĩ lại và tham khảo bài viết sau nhé. Khi sinh ... [xem thêm]

Trắc nghiệm tâm lý: Thói quen ăn uống tiết lộ gì về tính cách của bạn?

(67)
Thói quen ăn uống có thể tiết lộ rất nhiều điều thú vị về tính cách của mỗi người. Bạn thường ăn chậm rãi hay nhanh chóng, đơn giản hay cầu kỳ… ... [xem thêm]

Đâu là những nguyên nhân khiến bé không chịu ăn?

(97)
Bạn đã làm mọi cách nhưng con vẫn không chịu ăn? Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?Trẻ không chịu ăn, biếng ăn sẽ gặp nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Cách đo kích thước dương vật theo y khoa

(12)
Vấn đề băn khoăn muôn thuở của cánh mày râu chính là: liệu kích thước dương vật của mình có phải là quá nhỏ? Thực tế là các câu hỏi dạng này luôn ... [xem thêm]

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ gây phản ứng phụ nào?

(84)
Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, loại vắc xin này có thể gây ra những tác dụng phụ gì? Bạn nên lưu ý những gì khi cho trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN