5 mục tiêu vật lý trị liệu bạn cần đạt sau tái cấu trúc dây chằng chéo trước

(3.94) - 86 đánh giá

Có rất nhều mục tiêu vật lý trị liệu bạn cần đạt sau phẫu thuật tái cấu trúc dây chằng chéo trước để bảo vệ dây chằng mới và hoạt động bình thường trở lại.

Các dây chằng chéo trước (ACL) là một trong bốn dây chằng nằm ở đầu gối của bạn để giữ thăng bằng cơ thể và kiểm soát khớp gối. Đôi khi, những cử động nào đó ở đầu gối có thể khiến cho dây chằng chéo bị tổn thương và bị đứt. Trong trường hợp này, bạn nên gặp bác sĩ chỉnh hình ngay để cùng thảo luận về việc tái cấu trúc dây chằng chéo.

Trong quá trình phẫu thuật tái cấu trúc dây chằng chéo trước, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ dây chằng chéo bị đứt và dùng các mô tự nhiên để thay thế. Do phẫu thuật này rất quan trọng, nên sau khi thực hiện tái cấu trúc dây chằng chéo trước (ACL), các bác sĩ có đề xuất thêm các liệu pháp vật lý để giúp bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Trong quá trình phục hồi sức khỏe để trở lại với lối sinh hoạt thường ngày như trước đây, bạn cần cố gắng thực hiện được 5 mục tiêu vật lý trị liệu chính sau đây:

Mục tiêu trị liệu 1: Bảo vệ dây chằng chéo trước đã được tái cấu trúc

Ngay sau khi phẫu thuật để tái cấu trúc dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng được cấy ghép sẽ khỏe hơn dây chằng chéo trước lúc đầu. Tuy nhiên, dần dần dây chằng chéo được tái tạo sẽ trở nên yếu hơn, vì để chữa lành tổn thương này, dây chằng chéo mới phải hoàn toàn bám chặt vào xương mà nó đã được gắn vào. Các mạch máu mới sẽ xuất hiện và các mô cấy ghép sẽ phải phát triển hơn nữa cho đến khi dây chằng chéo mới phục hồi sức mạnh lại thành một dây chằng chéo chắc khỏe và dẻo dai như dây chằng trước đây. Phương pháp vật lý trị liệu sẽ cung cấp các công cụ cũng như những kiến thức bạn cần để chữa lành hoàn toàn vết thương và bảo vệ dây chằng chéo mới của mình.

Mục tiêu trị liệu 2: Giảm viêm và giảm đau

Vào những ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được hướng dẫn những cách khác nhau để giảm viêm và giảm đau- những triệu chứng thường gặp sau khi làm phẫu thuật. Trong liệu pháp vật lý trị liệu, bạn sẽ trở nên quen thuộc với phương pháp trị liệu R.I.C.E. (Rest – Nghỉ ngơi, Ice – Chườm lạnh, Compression – Băng ép and Elevation – Nâng chân lên cao) để giảm đau và giảm viêm. Bác sĩ vật liệu vật lý của bạn cũng sẽ bắt đầu từ các bài tập cụ thể để giúp giảm mức độ đau và sưng.

Mục tiêu trị liệu 3: Phục hồi sự vận động tự nhiên của đầu gối

Đầu gối của bạn có khả năng gập cong theo hai cách khác nhau: co và duỗi. Một biến chứng thường gặp sau khi tái tạo dây chằng chéo trước là bệnh nhân sẽ mất khả năng co hoặc duỗi đầu gối của mình như người bình thường. Sự mất khả năng vận động này có thể làm cho di chuyển khó khăn hơn, làm giảm sức mạnh của các cơ xung quanh đầu gối và làm tăng nguy cơ thoái hoá ở đầu gối. Liệu pháp vật lý trị liêu này sẽ cải thiện phạm vi chuyển động của bạn với các bài tập an toàn để bảo vệ dây chằng chéo trước vừa được chữa lành và đang trong quá trình phục hồi của bạn.

Mục tiêu trị liệu 4: Luyện tập sức mạnh và khả năng cảm nhận của cơ thể

Việc tập luyện sức mạnh sớm ngay sau khi tái cấu trúc dây chằng chéo trước bằng các bài tập cụ thể là điều rất quan trọng, giúp ngăn ngừa hệ thống cơ ở chân bạn trở nên yếu đi hoặc bị teo đi. Trong khi cố gắng bảo vệ dây chằng chéo đã được cấy ghép, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của bạn, các chuyên gia trị liệu vật lý sẽ thực hiện một quy trình cụ thể để tập luyện phục hồi chức năng. Cảm giác của cơ thể về các vị trí trong không gian được gọi là sự cảm nhận của cơ thể. Sau các quy trình phẫu thuật, bạn cần được hướng dẫn để phục hồi khả năng cảm nhận này để có thể bảo vệ đầu gối và giảm nguy cơ bị thương trở lại.

Mục tiêu trị liệu 5: Quay lại với các hoạt động rèn luyện thể chất

Khi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình điều trị xong cho bạn, quá trình luyện tập phục hồi chức năng có thể giúp bạn trở lại với các hoạt động thường ngày dù là chơi bóng đá, bóng rổ hay chạy bộ. Dây chằng chéo trước của bạn hoạt động rất nhiều nhằm giúp ổn định khớp gối khi bạn thực hiện bất kỳ chuyển động nào như: xoay gối, nhảy, đá… Do đó, vào một thời điểm thích hợp thì việc luyện tập các bài tập mà dây chằng phải hoạt động giống như khi luyện thể thao là rất quan trọng.

Sau khi đạt được 5 mục tiêu vật lý trị liệu nêu trên, bạn sẽ được cung cấp các công cụ để tiếp tục tăng cường sức mạnh cơ thể và luyện tập khớp gối, nhằm ngăn ngừa trường hợp bạn tái bị thương dây chằng chéo trước và giúp cho bạn khỏe mạnh để có thể tham gia các hoạt động thể thao.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm nghẹt mũi: Thực hiện ngay 8 cách sau!

(69)
Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu, nhất là khi nước mũi cứ chảy ra gây nhột hoặc đôi khi bạn không thở được do đường dẫn khí bị nghẹt. Nhiều người cho ... [xem thêm]

3 bài tập đơn giản hô biến chứng đau xương cùng

(36)
Đau xương cùng khiến cho việc đứng hoặc ngồi của bạn đều trở nên khó khăn. Vậy đặc điểm của tình trạng này là gì?Nếu bạn là phụ nữ ngoài 50 hay ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của axit amin khi thiếu hụt protein

(23)
Protein (chất đạm) là các phân tử lớn giúp các tế bào của chúng ta hoạt động. Chúng bao gồm các axit amin. Cấu trúc và chức năng của cơ thể chúng ta phụ ... [xem thêm]

Echolalia: Chứng nhại lời gây khó khăn trong giao tiếp

(14)
Trẻ nhỏ mới tập nói thường bắt chước và lặp lại máy móc lời của người lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn hơn, kể cả người lớn mà thường xuyên gặp ... [xem thêm]

Tập luyện sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(77)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

Hen suyễn có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

(41)
Hen suyễn là một bệnh mãn tính ở đường hô hấp khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Khi bị hen suyễn, ống dẫn khí của bạn bị viêm dẫn tới kết quả ... [xem thêm]

Tác hại từ son môi khiến bạn giật mình

(11)
Son môi là công cụ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ. Một đôi môi ngọt ngào cùng một màu son thích hợp sẽ giúp phái nữ trông xinh đẹp và ... [xem thêm]

Đừng xem nhẹ Ho – một triệu chứng của hen suyễn

(34)
Ho liên tục (mạn tính) thường liên quan đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả hen suyễn. Theo Học viện Bác sĩ Gia Đình Mỹ, cơn ho mạn tính thường kéo dài ít nhất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN