45 tuần

(3.78) - 32 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Con bạn lúc này đã có thể thốt ra những âm thanh nghe giống một từ thực thụ, thậm chí bé còn có thể dùng một vài từ một cách chính xác. Khả năng suy nghĩ và nói của bé cũng đang ngày một tiến bộ bởi não bộ bé lúc này đã phát triển hơn nhiều.

Vào tuần đầu tiên ở tháng tuổi 11 (tẻ 45 tuần), con bạn có thể có khả năng:

  • Ngồi dậy từ tư thế nằm;
  • Nhặt các vật bé xíu bằng các ngón tay. Vì vậy nhớ luôn để các vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của bé;
  • Hiểu thế nào là “không” nhưng không phải lúc nào cũng nghe lời của bạn.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Ở tuổi này, con bạn đã có thể bắt chước theo các âm thanh mà bé nghe được. Bé cũng đã có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản, chẳng hạn như “Hãy mang cho mẹ quả bóng nào!” hay “Nhặt thìa lên đi con!”. Bạn có thể giúp bé học hỏi nhanh hơn bằng cách tách các câu hiệu lệnh gồm nhiều bước khác nhau thành các bước đơn giản để bé làm theo. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện các cử chỉ minh họa để giúp bé làm theo dễ dàng hơn.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không khám sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Đây hóa ra lại là một việc tốt, vì trẻ em ở tuổi này không thích việc phải ngồi yên một chỗ khi đi khám bác sĩ. Những bé hay lo lắng khi gặp người lạ cũng có thể sẽ không thích các bác sĩ, cho dù họ thân thiện thế nào đi nữa. Bạn luôn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào khẩn cấp mà không thể đợi đến kỳ khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Bé lúc này đã có thể biết đi. Nhưng nếu chú ý bạn sẽ thấy chân bé không thẳng mà phần đầu gối lại cong vào trong hết sức kỳ lạ. Bé cũng sẽ bắt đầu hiếu động hơn và té ngã có thể trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bé. Vậy hiện tượng đầu gối bé khuỳnh vào trong có đáng lo ngại không? Bạn cần biết gì khi bé té ngã? Phần sau của bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan cho bạn về hai vấn đề trên.

Đầu gối bị khuỳnh vào trong

Chân của bé thường bị hiện tượng đầu gối khuỳnh vào trong cho đến khi bé hai tuổi và bị vòng kiềng cho tới khi bé bốn tuổi. Hãy an tâm, đây là một hiện tượng hết sức bình thường ở những trẻ mới tập đi. Hầu hết tất cả các bé đều bị đầu gối khuỳnh vào trong trong hai năm đầu tiên. Sau đó, khi bé tập đi nhiều hơn, đôi chân bé sẽ trở thành chân vòng kiềng (hai đầu gối của bé chạm nhau, nhưng hai mắt cá chân thì không). Mãi đến những năm tháng thiếu niên thì đầu gối và mắt cá chân của bé mới thẳng và trở lại trạng thái bình thường. Bạn không cần phải trang bị cho bé những đôi giày đặc biệt hay sử dụng các dụng cụ chỉnh hình như thanh trụ, xà hoặc các thiết bị chỉnh hình khác để can thiệp vào sự phát triển hết sức bình thường này ở chân bé.

Trong một vài trường hợp, chân bé có thể thật sự mắc phải một hiện tượng bất thường, chẳng hạn như chỉ một chân bị cong, một đầu gối bị cong hoặc chân thật sự bị vòng kiềng. Bạn có thể phát hiện ra điều này khi bé lớn lên mà chân vẫn chưa trở lại bình thường. Nếu người nhà của bé có tiền sử bị hiện tượng bất thường ở chân, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia chỉnh hình để được đánh giá và xác định rõ ràng tình trạng của bé. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các chuyên gia có thể sẽ điều trị cho bé hoặc không. Bạn cũng nên chú ý đến bệnh còi xương – một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng cong chân vĩnh viễn. Hãy tăng cường cho bé uống sữa và cho bé ăn các các sản phẩm từ sữa khác giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày.

Té ngã

Bé đang ở độ tuổi hiếu động và luôn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình. Bé có thể bị rách môi, bầm mắt, sưng, bị va đập, bầm tím và gặp phải vô số các tình huống nguy hiểm khác. Việc bé vẫn tiếp tục thực hiện những hành động nguy hiểm như trên thực chất lại là một điều tốt, bởi nếu không bé sẽ không bao giờ có thể cọ xát với thực tế và học được cách tự chơi, tự đứng lên một mình sau những lần vấp ngã.

Một số trẻ sẽ học được bài học về sự cẩn thận khá sớm. Sau cú té ngã đầu tiên khỏi bàn uống cà phê, bé sẽ dừng leo trèo vài ngày và sau đó lại tiếp tục nghịch phá một cách cẩn thận hơn. Một số bé khác (những bé thích treo ngược mạng sống bé nhỏ của mình trên cành cây, khiến bố mẹ lo lắng thường xuyên) lại có vẻ như không bao giờ biết cẩn thận là gì, không bao giờ biết sợ hãi, không bao giờ cảm thấy đau: cứ năm phút sau khi bé ngã, bé sẽ tiếp tục leo trèo và nghịch phá.

Việc học đi của bé là quá trình bước đi và té ngã liên tục cho tới khi bé bước đi thành thục. Bạn không thể và không nên cố gắng can thiệp vào quá trình học đi của bé. Vai trò của bạn, ngoài việc là một người quan sát vừa lo lắng vừa tự hào, chính là làm mọi thứ để có thể đảm bảo rằng cho dù bé bị ngã, bé vẫn được an toàn. Vấp ngã trên thảm trong phòng khách có thể khiến chân bé bị bầm tím, tông mạnh vào các cạnh tròn của ghế sofa có thể khiến bé khóc, nhưng va phải các góc nhọn của chiếc bàn kính có thể khiến bé chảy máu. Để giảm nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng của bé, hãy chắc chắn rằng mọi thứ trong nhà luôn an toàn cho trẻ nhỏ. Cho dù bạn đã loại bỏ các mối nguy hiểm, hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là luôn có một người chăm lo và để mắt đến bé.

Ngay cả khi bé đang ở trong nhà và được chăm sóc kĩ lưỡng, các chấn thương nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Hãy chuẩn bị tinh thần cho điều này bằng cách tham gia một khóa cấp cứu cho trẻ nhỏ và học những bước cấp cứu căn bản nhất.

Phản ứng của cha mẹ thường sẽ quyết định phản ứng của bé khi tai nạn xảy ra. Nếu như mỗi một lần bé ngã, người lớn đều hoảng loạn đổ xô đến để cứu bé, lặp đi lặp lại những câu như: “Con có sao không? Con có bị đau không?” và luôn tỏ ra vô cùng lo lắng, đứa bé vừa vấp ngã có khi sẽ phản ứng thái quá y hệt như những người xung quanh. Bé sẽ khóc lớn hơn dù bé không thật sự đau quá nhiều và sau đó có thể bé sẽ trở nên cẩn thận thái quá hoặc mất đi sự thích thú trong việc khám phá mọi thứ xung quanh. Mặt khác, nếu phản ứng của người lớn lại là một câu nói hết sức bình tĩnh như: “Ôi không, con bị ngã rồi! Nhưng không sao hết, đứng lên nào!”, thì bé có thể nhanh chóng đứng thẳng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần đầu tiên của tháng thứ 12, có rất nhiều điều mà bạn có thể quan tâm đến, một trong số đó là việc giúp bé cai bú bình. Bạn có thể làm theo những lời khuyên sau để giúp việc chuyển con bạn từ bú bình sang dùng ly trở nên thuận lợi hơn:

  • Cai bú bình đúng lúc;
  • Thực hiện thay đổi một cách từ từ;
  • Cất chai sữa khỏi tầm nhìn của bé;
  • Cố gắng làm cho việc uống bằng ly trở nên thú vị hơn;
  • Chuẩn bị tâm lý là sẽ việc cai bú bình cho bé sẽ rất vất vả;
  • Đừng mong đợi quá nhiều;
  • Tự mình minh họa để bé làm theo;
  • Hãy luôn tỏ ra thật lạc quan;
  • Hãy thật kiên nhẫn;
  • Dành cho bé nhiều tình yêu thương hơn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu

(34)
Mỗi người có một tư thế ngủ yêu thích khác nhau. Tuy nhiên, việc chọn tư thế nằm ngủ rất quan trọng khi bạn mang thai. Lúc này, bạn đang có nhiều thay đổi ... [xem thêm]

Chứng ăn cắp vặt (trộm cắp bệnh lý)

(46)
Tìm hiểu chungChứng ăn cắp vặt là gì?Chứng ăn cắp vặt (kleptomania), hay còn gọi là trộm cắp bệnh lý, là tình trạng người bệnh không thể ngăn cản ham ... [xem thêm]

Phân biệt giữa vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng

(84)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Thai nhi 38 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(76)
Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổiThai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước của một cây tỏi tây, dài hơn 45 cm tính từ đầu ... [xem thêm]

Răng ê buốt: Những điều bạn cần biết

(61)
Hơn một nửa người dân Việt bị răng ê buốt, nhưng không nhiều người trong số đó để tâm đến tình trạng này. Đã đến lúc đi tìm giải pháp để khắc ... [xem thêm]

3 trường hợp phải cân nhắc việc phá thai

(35)
Mang thai là một niềm hạnh phúc đối với bất kỳ người phụ nữ nào nên phải lựa chọn chấm dứt thai kỳ là điều mà không một người mẹ nào mong muốn. ... [xem thêm]

Ra máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

(59)
Khoảng 20% phụ nữ trải qua việc bị chảy máu ở một vài một thời điểm khi mang thai. Hiện tượng ra máu trong thai kỳ khá phổ biến đối với các mẹ bầu. ... [xem thêm]

8 bài tập thở giảm mỡ bụng giúp bạn có vòng eo thon thả hơn

(68)
Một vóc dáng lý tưởng với vòng một căng tròn, vòng hai thon gọn và vòng ba săn chắc chính là hình mẫu mà nhiều cô gái hướng đến. Thế nhưng, vì nhiều lý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN