44 tuần

(3.95) - 26 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Con của bạn lúc này có thể hiểu được vài chỉ dẫn đơn giản, mặc dù có thể bạn vẫn sẽ bị bé lờ đi khi nói “không” với bé. Vậy nên để giúp lời nói của bạn có thêm trọng lượng, hãy sử dụng một cách có chọn lọc để có thể lập nên những giới hạn quan trọng để bé biết.

Vào tuần cuối cùng của tháng thứ 11, con của bạn có thể có khả năng:

  • Thể hiện rằng bé muốn thứ gì đó bằng những cách khác ngoài việc òa khóc;
  • Chơi bóng (bằng cách lăn bóng lại về phía bạn);
  • Tự uống được nước trong ly;
  • Nhặt vật bé xíu một cách thành thạo bằng ngón tay (vì vậy hãy luôn nhớ giữ các vật nguy hiểm tránh xa tầm tay của bé);
  • Tự đứng vững một mình;
  • Dùng ngôn ngữ của riêng bé (bé sẽ nói những câu vô nghĩa mà bạn không tài nào hiểu được);
  • Nói hơn một từ khác ngoài “mama” hay “baba”;
  • Có phản ứng đối với các yêu cầu đơn giản kèm với các cử chỉ minh họa (ví dụ bạn có thể nói: “Đưa cho mẹ nào” và đưa tay ra);
  • Đi vững.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Con bạn lúc này có thể hiểu được vài chỉ dẫn đơn giản, mặc dù có thể bé vẫn sẽ lờ đi khi bạn nói “không” với bé. Vậy nên để giúp lời nói của bạn có thêm trọng lượng, hãy sử dụng từ ngữ một cách có chọn lọc để có thể lập nên những giới hạn quan trọng cho hành vi cư xử của bé. Mặc dù ngày mai thức dậy có thể con bạn sẽ không nhớ được hôm nay bạn đã nói gì, nhưng không bao giờ là quá sớm để vạch ra những ranh giới nhất định lúc này. Hãy bắt đầu với việc dạy bé một vài khái niệm cơ bản nhất để phân biệt mọi thứ, chẳng hạn như đúng và sai, an toàn và không an toàn.

Phản ứng của bạn chính là những chỉ dẫn tốt nhất dành cho bé. Nếu bé kéo đuôi mèo, hãy kéo tay bé ra, nhìn vào mắt bé và nói, “Không được, con mèo sẽ bị đau đó”. Sau đó cầm tay bé và hướng dẫn bé làm thế nào để vuốt ve những con vật một cách thật nhẹ nhàng.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không lên lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Nhưng bạn luôn có thể gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào mà không thể đợi được đến kì khám tiếp theo.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Một trong những điều bạn cần biết để đảm bảo an toàn cho bé trong thời gian này là hiện tượng nín thở đến ngất xỉu. Phần này của bài viết cũng sẽ cung cấp cho bạn những mẹo để có thể lựa chọn giày và chăm sóc tóc cho bé.

Tự nín thở đến ngất xỉu

Nếu bé tự nín thở đến mức ngất xỉu, bạn đừng quá lo lắng. Thật ra bạn không cần thiết phải đưa bé đi bác sĩ để được điều trị bởi không có cách chữa trị nào cho hiện tượng này ngoài việc chờ bé lớn lên và nhận thức tốt hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế việc bé nổi giận để tránh việc bé nín thở bằng các cách sau:

  • Hãy đảm bảo con bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Khi bé đang mệt hoặc cảm thấy quá khích, bé sẽ dễ rơi vào tình trạng nín thở đến ngất xỉu hơn là khi bé được nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp bé cần được dạy bảo. Quá nhiều câu nói “không được” có thể sẽ khiến bé cảm thấy bị thất vọng và buồn bực;
  • Hãy cố gắng giúp bé bình tĩnh trước khi bé trở nên quá khích. Bạn có thể thử dùng âm nhạc, đồ chơi hoặc các trò chơi để đánh lạc hướng bé (nhưng bạn cần nhớ đừng dùng thức ăn, bởi như thế sẽ tạo ra một thói quen xấu cho bé);
  • Cố gắng giảm hết mức những căng thẳng trong cuộc sống của bé;
  • Cố gắng giữ bình tĩnh khi bé bắt đầu nín thở bởi sự cuống quít của bạn có thể làm cho tình hình tồi tệ thêm;
  • Đừng nhún nhường bé sau khi bé nín thở như thế. Nếu con bạn biết bé có thể có được những gì mình muốn bằng cách nín thở, bé sẽ lặp lại hành động này thường xuyên, đặc biệt là khi bé lớn lên và trở nên mỗi lúc một khôn ngoan hơn;
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nín thở sẽ dừng lại một khi đứa trẻ bắt đầu được bổ sung chất sắt vào cơ thể, tuy nhiên bạn cần phải có ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.

Nếu tình trạng bé nín thở ngày càng trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn một phút mà không liên quan đến việc bé khóc, đau đớn hay thất vọng hoặc bất cứ lý do nào khác khiến bạn lo lắng, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Giày dép để bé đi

Một đôi giày vừa vặn và thoải mái không chỉ giúp bé di chuyển dễ dàng mà còn bảo vệ cho đôi chân và sự an toàn của bé. Hãy chọn những đôi giày giúp bé cảm thấy thật thoải mái bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn sau:

  • Đế giày mềm;
  • Bệ giày thấp;
  • Giày phẳng, bít và không có gót;
  • Miếng đệm lót giày chắc chắn;
  • Vừa mũi chân;
  • Giày được làm theo hình dạng chuẩn của chân bé.

Chăm sóc tóc

Chăm sóc tóc cho bé không chỉ giúp bạn đảm bảo bé luôn sạch sẽ mà còn giúp bé tránh được các bệnh ở da đầu. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau khi chăm sóc tóc cho bé:

  • Gỡ rối tóc trước khi bắt đầu thoa dầu gội đầu cho bé để tránh những lọn tóc rối;
  • Sử dụng dầu gội đầu kết hợp dầu xả hoặc một loại thuốc dưỡng tóc dạng xịt mà không cần phải gội lại;
  • Sử dụng lược răng thưa hoặc lược nhựa dạng bàn chải với đầu chải được bọc nhựa để chải trên tóc ướt;
  • Gỡ rối tóc từ phần chân tóc lên, giữ lọn tóc thật chắc bằng một tay khi bạn gỡ tóc để tránh việc kéo luôn cả da đầu của bé và làm bé bị đau;
  • Không sử dụng máy sấy để làm khô tóc bé;
  • Đừng bện tóc hoặc kéo tóc thật chặt để buộc thành tóc đuôi ngựa hoặc bím tóc bởi những cách làm tóc này có thể khiến bé bị rụng tóc, làm tóc bé mỏng đi và có khi còn gây ra hói đầu;
  • Đừng sử dụng kẹp tóc quá nhỏ (hoặc có các phần tách rời đủ nhỏ) để tránh việc bé nuốt phải;
  • Luôn tháo hết cột tóc, kẹp tóc và cất đi trước khi cho bé đi ngủ;
  • Cắt tóc cho bé hoặc đưa bé đến một salon tóc bạn quen ít nhất hai tháng một lần. Cắt tóc giúp lớp tóc sau mọc khỏe hơn;
  • Cắt tóc mái cho bé khi chúng dài đến lông mày;
  • Chải tóc cho bé khi bé đang không mệt, đói, hay cáu kỉnh. Hãy giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi trước khi bắt đầu chải tóc cho bé;
  • Bạn cũng có thể đặt bé trước gương để bé có thể xem bạn chải tóc cho bé, để rồi bé có thể học cách trân trọng mái tóc được chải gọn gàng.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần cuối cùng của tháng 11, có rất nhiều điều mà bạn có thể quan tâm đến.

Tính cách của bé

Tính cách của bé là cách bé suy nghĩ và phản ứng với môi trường xung quanh mình. Điều này bao gồm việc ngủ và ăn, cách bé giao tiếp, cách bé tán thành việc làm của bạn, cách bé phản ứng trước những tình huống và cả các yếu tố khác nữa. Một số trẻ em có tính cách rất bình tĩnh, một số bé khác lại khá nhạy cảm và chậm thích nghi với những tình huống mới. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bé rất độc lập và hiếu động. Các chuyên gia ngày nay cho rằng tính cách phần lớn là do bẩm sinh chứ không chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố và tác nhân bên ngoài.

Bạn có thể thấy được phần nào tính cách của bé từ khi bé còn rất nhỏ, chỉ khoảng 3 hay 4 tháng tuổi. Khi bé 10 tháng tuổi, tính cách của bé dần trở nên rõ ràng hơn. Bạn có thể mường tượng chính xác bé sẽ như thế nào khi lớn lên bằng cách quan sát hành động và cách bé xử lý trong các tình huống khác nhau. Hãy phán đoán một cách tổng quát chứ đừng suy xét dựa trên một hành vi cụ thể nào và đừng vội vàng kết luận về tính cách của bé quá sớm.

Nếu tính cách của bé khiến bạn lo lắng hoặc bạn hy vọng có thể giúp bé cải thiện một mặt của tính cách (chẳng hạn như tính nhút nhát), hãy cố gắng tỏ ra cảm thông và đừng phán xét. Đừng áp đặt bé hay chỉ trích bé hay làm cho bé nghĩ rằng như thế là sai, là “xấu”. Thay vào đó, bạn hãy luôn khuyến khích và khen ngợi mỗi khi bé cố cư xử tốt hơn. Hãy chấp nhận rằng bạn không thể thực sự thay đổi khuynh hướng tự nhiên của con, mặc dù bạn có thể khuyến khích các hành vi nhất định để giúp bé học hỏi và phát triển theo cách có lợi nhất cho tính cách của bé sau này.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bố mẹ cần biết về vitamin D

(77)
Tìm hiểu chungTác dụng của vitamin D là gì?Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, thường được sử dụng cho trong các trường hợp:Điều trị hạ phosphate ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu các lợi ích sức khỏe của liệu pháp xông hơi

(91)
Liệu pháp xông hơi đã xuất hiện từ lâu với khả năng hoạt động như một cách trị liệu vật lý hiệu quả cho cả thể chất và tinh thần. Ở một số quốc ... [xem thêm]

Chuyển bé từ bú sữa sang uống ly

(22)
Bạn có thể cho bé sử dụng ly uống có ống hút hoặc ly có núm để bé tập cầm bất cứ lúc nào sau khi bé được sáu tháng tuổi. Những bé đang bú sữa mẹ ... [xem thêm]

Bí kíp giúp bạn luôn duy trì cân nặng ổn định

(71)
Giảm cân đã khó nhưng làm sao để duy trì và giữ cân nặng ổn định cũng không phải là điều đơn giản. Cùng tham khảo các bí kíp ngay dưới đây để luôn ... [xem thêm]

BHA – Sản phẩm tẩy tế bào chết giúp da sáng đẹp mịn màng

(46)
Nếu muốn sở hữu một làn da sáng mịn và khỏe mạnh thì bạn nên tìm hiểu một loại axit mang tên BHA, với đầy đủ các chức năng riêng biệt giúp bạn thỏa ... [xem thêm]

Các loại nhóm máu và những vấn đề liên quan

(61)
Nhóm máu của mỗi người được quy định bởi các thành phần có trong máu và đặc tính di truyền từ bố mẹ.Việc xác định đúng loại nhóm máu có ý nghĩa ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm cực tốt cho trí não (Phần 1)

(38)
Bộ não là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, nhưng dường như đôi khi chúng ta quên mất việc phải chăm sóc và bảo vệ nó. Nghiên cứu mới đây của báo ... [xem thêm]

7 cách giảm nóng trong người mà không cần máy lạnh

(38)
Những ngày nóng bức có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi cơ thể toát mồ hôi, nhiệt độ tăng cao như bị sốt… Liệu có cách giảm nóng trong người ngay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN