Các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ sơ sinh

(3.84) - 29 đánh giá

Bạn biết gì về giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh? Đây là thời kỳ bé sẽ có những chuyển biến rõ rệt nhất từ thế chất đến tinh thần đấy.

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt là một trong những bước ngoặt trong cuộc đời bé và đây cũng chính là niềm hạnh phúc của các bậc làm cha làm mẹ khi thấy con mình càng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ đáng chú ý nhất vì khi ấy bé sẽ đặc biệt trở nên cáu kỉnh và kén chọn hơn bình thường rất nhiều.

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt có thể khiến rất nhiều bà mẹ bối rối. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu những gì thường xảy ra trong quá trình này.

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt là thời điểm mà trọng lượng, chiều dài và chu vi vòng đầu của bé tăng lên đột ngột. Một số cơ quan của bé sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này vì đây là lúc mà sự gia tăng của các tế bào diễn ra nhanh chóng.

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt xảy ra khi nào?

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt có thể xảy ra ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, có một số độ tuổi cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt đầu tiên: tuần thứ 2;
  • Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thứ 2: tuần thứ 3;
  • Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thứ 3: tuần thứ 6;
  • Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thứ 4: tháng thứ 3;
  • Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thứ 5: tháng thứ 6.

Đối với từng bé, giai đoạn này sẽ xảy ra ở những thời điểm khác với đã được liệt kê bên trên, giai đoạn đó có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Dấu hiệu của giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt

Những dấu hiệu phổ biến sau đây cho thấy bé đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt:

Sự tăng trưởng thể chất

Chiều dài và cân nặng trung bình (nam và nữ):

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọtChiều dài tăngCân nặng tăng
Lần 1, 2, 3, 42,5–3,8 cm907 g
Lần 51–2 cm450-560 g

Chu vi vòng đầu tăng:

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọtChu vi vòng đầu của bé trai tăngChu vi vòng đầu của bé gái tăng
Lần 1, 22,8 cm2,6 cm
Lần 31,8 cm1,8 cm
Lần 41,4 cm1,2 cm
Lần 50,7 cm0,7 cm

Khi kết thúc giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lần thứ 5, bé sẽ có chiều dài và cân nặng gấp đôi so với chiều cao và cân nặng trước khi bé bước vào giai đoạn đầu tiên. Các bé gái phát triển xương nhanh hơn nhưng tỷ lệ tăng chiều cao lại thấp hơn các bé trai. Tốc độ tăng trưởng này sẽ được cân bằng sau bảy tháng.

Bé đói bụng nhiều hơn

  • Bé sẽ thèm ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể;
  • Bé sẽ ăn nhiều hơn vào tháng thứ 6;
  • Những bé vẫn còn bú sữa mẹ phải được cho bú mỗi giờ một lần.

Ngủ nhiều hơn

  • Bé có xu hướng ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Giấc ngủ giúp kích thích việc sản xuất hormone tăng trưởng, tạo điều kiện cho sự hình thành các tế bào cơ thể;
  • Trong thời kỳ tăng trưởng, bé có thể ngủ thêm 4 tiếng rưỡi mỗi ngày;
  • Tổng số giờ ngủ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Ví dụ, một đứa trẻ 3 tháng tuổi trung bình ngủ 14 tiếng một ngày nhưng trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, bé có thể ngủ 18,5 tiếng.

Thay đổi hành vi

  • Bé thường bực bội hoặc suốt ngày bám dính vào người lớn (đặc biệt là bố hoặc mẹ);
  • Trong nhiều trường hợp, đói bụng có thể là nguyên nhân khiến bé khó chịu. Khi được cho bú, bé sẽ trở nên dễ chịu hơn;
  • Nguyên nhân thay đổi hành vi của bé trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thường không xác định được. Tuy nhiên, nhiều khả năng là do sự gia tăng các hormone tăng trưởng trong cơ thể của bé.

Chúng tôi hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ sơ sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

(26)
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Tránh xa chất bột đường có phải là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả?

(54)
Cắt giảm đường hoàn toàn sẽ không phải là cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả nếu bạn không phối hợp với những liệu pháp khác nhằm kiểm soát ... [xem thêm]

10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp

(53)
Bị suy tuyến giáp sau một thời gian phẫu thuật tuyến giáp vì rối loạn tuyến giáp Basedow, chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, số 5 đường 4, khu phố 4, Linh ... [xem thêm]

Dầu khuynh diệp có thật sự an toàn cho trẻ nhỏ?

(68)
Dầu khuynh diệp là sản phẩm được ưa chuộng từ nhiều năm nay vì đem lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa hẳn có thể sử dụng được loại dầu ... [xem thêm]

Tác hại của phim sex: 7 điều kinh khủng nếu bị nghiện

(31)
Bên cạnh những mặt tích cực của Internet thì đây cũng là công cụ để nhiều người tìm đến những bộ phim khiêu dâm (còn gọi là phim sex hoặc phim đen) nhằm ... [xem thêm]

Lựa chọn sinh thường sau lần sinh mổ: Nên hay không nên?

(48)
Nhiều bà mẹ lo sợ không biết mình có thể sinh thường được không sau khi vượt cạn lần đầu tiên đã trải qua bằng phương pháp sinh mổ. Bài viết dưới ... [xem thêm]

5 bí quyết cho bữa sáng giảm cân hoàn hảo

(91)
Bữa sáng khỏe mạnh và dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để ăn uống trở nên khoa học, cung cấp nhiều năng lượng để bạn vận động hơn và ... [xem thêm]

7 thời điểm bạn nên nói “Không” với tình dục

(28)
Tình dục là hoạt động tạo cho con người những cảm giác hứng thú tột đỉnh. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng ta cần tránh quan hệ để đảm bảo cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN