5 tác hại của thuốc giảm cân bạn nên biết

(4.4) - 95 đánh giá

Đối với những người có mong muốn mạnh mẽ nhằm giảm nhanh hoặc duy trì cân nặng hiện tại, sử dụng thuốc giảm cân có vẻ như là một giải pháp hữu ích. Thế nhưng, bạn đã biết về những tác hại của thuốc giảm cân chưa?

Các loại thuốc hay thực phẩm chức năng giúp giảm cân nếu sử dụng đúng chỉ định từ bác sĩ vẫn chỉ có một mức độ an toàn nhất định. Ngay cả bản thân người dùng thuốc cũng không nhận ra mình đang lạm dụng cách giảm cân này cho đến khi nhận thấy tác dụng phụ của thuốc giảm cân. Do đó, trước khi quyết định loại thuốc nào, hãy chắc chắn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không” để có thể tránh những rủi ro không cần thiết, đạt được mục tiêu là giảm cân an toàn.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về 5 tác hại của thuốc giảm cân trong bài viết sau đây nhé!

Vấn đề tim mạch nghiêm trọng

Nhiều loại thuốc giảm cân được quảng cáo là làm tăng hoạt động trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn và cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn. Thực tế, nếu có thể đảm bảo các tiêu chí này thì đó lại là những loại thuốc giảm cân chứa chất kích thích, tức có thành phần là amphetamine hoặc kết hợp giữa caffeine, guarana hay các phần có gốc amphetamine khác. Amphetamine từ lâu đã bị cấm dùng trong thuốc vì được xem là một dạng ma túy.

Những chất kích thích này làm tăng huyết áp và nhịp tim rất nhanh. Nếu có mắc bệnh tim thì thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, đối mặt nhiều nguy hiểm.

Lạm dụng thuốc giảm cân có chứa chất kích thích có khả năng dẫn đến:

  • Đánh trống ngực
  • Huyết áp cao
  • Thở nhanh
  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Động kinh

Trước khi bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm lưu hành vào năm 2004, nhiều loại thuốc giảm cân còn chứa ephedra, một chất kích thích có nguồn gốc thảo dược và rất nguy hiểm nếu dùng ở liều cao do ghi nhận dẫn đến đau tim, đột quỵ và thậm chí tử vong.

Mặc dù vậy, một số nhãn hàng thuốc giảm cân hiện vẫn sử dụng trái phép thành phần này vào công thức sản phẩm. Đó là lý do tại sao bạn cần lựa chọn thuốc từ một nguồn chính thống và có uy tín, nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc giảm cân.

Vấn đề đường tiêu hóa

Song song với mục đích chính là giảm cân, thuốc giảm cân cũng có thể gây ra các vấn đề khó chịu (và đôi khi là nghiêm trọng) ở đường tiêu hóa. Nhiều loại thuốc giảm cân hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn hoặc giảm sự hấp thụ chất béo trong cơ thể, làm thay đổi quá trình tiêu hóa, từ đó gây ra một loạt các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng như:

  • Cảm giác đầy hơi chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Mất kiểm soát cơ thắt hậu môn, dẫn đến đại tiện không tự chủ
  • Táo bón

Để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc giảm cân, hãy kiểm soát liều lượng thuốc, không lạm dụng và tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá béo. Thực tế thì một thực đơn ít béo cũng hợp lý trong giai đoạn giảm cân, bạn nhỉ!

Tăng cảm giác căng thẳng và các vấn đề về sức khỏe tinh thần khác

Thuốc giảm cân chứa chất kích thích có thể tác động cả về mặt tinh thần, trạng thái cảm xúc nếu sử dụng trong một thời gian dài hoặc quá liều như gây kích động, khó chịu, thay đổi tâm trạng và hồi hộp. Riêng các loại thuốc có nguồn gốc từ amphetamine có thể khiến người dùng lo lắng quá mức và hoang tưởng cực độ.

Nếu bạn có tiền sử rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, sử dụng thuốc giảm cân thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh, dẫn đến các cơn hoảng loạn (tệ hơn là có suy nghĩ tự tử).

Mặc dù thuốc giảm cân chứa chất kích thích có thể giúp bạn sở hữu thân hình lý tưởng nhưng điều này không đáng phải trả bằng cả sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Vì vậy, hãy luôn sử dụng thuốc có ý thức hoặc áp dụng các biện pháp giảm cân khác phù hợp hơn.

Tác hại của thuốc giảm cân: Gây mất ngủ

Như đã đề cập bên trên, các chất kích thích trong một số loại thuốc giảm cân sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn và tăng tốc độ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tùy thuộc vào liều lượng bạn dùng và mức độ nhạy cảm với chất kích thích, đôi khi mức năng lượng tăng cao này chỉ tương tự như uống quá nhiều cà phê hoặc nước tăng lực vì chúng chứa nhiều thành phần giống nhau.

Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ là “kết quả không mong muốn” khá phổ biến từ thuốc giảm cân. Năng lượng tăng và nhịp tim nhanh khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Các cảm giác lo lắng, hoang tưởng, tác động về tinh thần cũng khiến bạn thức khuya, không đủ thư giãn để nghỉ ngơi.

Chứng mất ngủ cũng kéo theo:

  • Tình trạng uể oải nghiêm trọng vào ban ngày (có thể rất nguy hiểm khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác đòi hỏi sự tập trung)
  • Cảm giác chán nản, cáu kỉnh
  • Tăng cảm giác ngon miệng làm bạn muốn ăn nhiều hơn
  • Thôi thúc ý nghĩ cần thêm thuốc để tỉnh táo, khiến bạn rơi vào một “vòng lẩn quẩn” các tác hại của thuốc giảm cân. Một số người tìm đến các loại thuốc chống buồn ngủ. Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để đối phó với tác dụng phụ của thuốc giảm cân đang dùng rất dễ dẫn đến việc lạm dụng thuốc hơn.

Khả năng gây nghiện

Một tác hại của thuốc giảm cân mà ít người đề phòng chính là khả năng gây nghiện, chủ yếu liên quan đến thành phần amphetamine. Ngày càng có nhiều người dùng thuốc cải thiện các triệu chứng của sự thiếu chú ý, mất ngủ như Adderall vì tác dụng thứ cấp của thuốc giảm cân. Những toa thuốc này thường được kê ở liều cao hơn so với người điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, ngay cả việc sử dụng Adderall với liều lượng theo quy định cũng có nguy cơ gây phụ thuộc về tâm lý và thể chất. Theo FDA tuyên bố, người sử dụng sẽ có khả năng lạm dụng thuốc cao.

Nhiều loại thuốc giảm cân có chứa hoặc có nguồn gốc từ amphetamine luôn đi kèm với các hướng dẫn sử dụng nghiêm ngặt ở liều nhỏ và ngắn hạn. Việc lạm dụng thuốc lâu dài và thường xuyên còn khiến khả năng dung nạp kém đi, dẫn đến việc cơ thể bắt đầu cần thuốc ở liều cao hơn để đạt được hiệu quả như trước. Tình trạng “lờn thuốc” này sẽ kéo theo những rủi ro về các tác hại của thuốc giảm cân được liệt kê bên trên.

Người nghiện thuốc giảm cân chứa chất kích thích có nhiều khả năng tìm đến các chất kích thích mạnh hơn và thường là bất hợp pháp như cocaine hoặc methamphetamine. Chính hành vi này dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm hơn. Tất cả đều xuất phát từ mục đích đơn thuần ban đầu là giảm cân.

Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không? Tác dụng phụ của thuốc giảm cân là gì? Hy vọng bạn đọc đã có được cái nhìn bao quát về loại thuốc này và cân nhắc được sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 cách làm bánh in cho ngày Tết thêm ý nghĩa

(39)
Cách làm bánh in ngon sẽ giúp bạn mang đến không khí Tết đầm ấm hơn khi tự tay vào bếp. Món bánh in đẹp mắt cũng là cách mở lời cho rất nhiều câu chuyện ... [xem thêm]

Cách làm bánh mì nóng giòn thơm ngon

(48)
Bánh mì có mặt khắp mọi nơi nên là món ăn sáng hay ăn trưa khá tiện lợi cho những ai bận rộn. Chỉ cần dậy sớm một chút, bạn cũng có thể tự tay thử ... [xem thêm]

Quả lồng đèn (golden berry): Thứ quả lạ và thú vị

(67)
Quả lồng đèn có tên tiếng Anh là golden berry. Loại quả này có màu vàng sáng, vị chua nhẹ khi nếm, có kích thước khá giống với cà chua bi và cung cấp nhiều ... [xem thêm]

Những lợi ích của chất chống oxy hóa đối với sức khỏe

(87)
Chất chống oxy hóa đóng vai trò thiết yếu trong việc đối phó với các gốc tự do trong cơ thể bằng cách trung hòa chúng, từ đó góp phần tăng cường sức ... [xem thêm]

Thực hư về phương pháp giảm cân bằng nước ép cần tây

(15)
Uống nước ép cần tây vào mỗi buổi sáng là một xu hướng sức khỏe mới. Nó trở nên phổ biến nhờ vào những lời truyền tai về hiệu quả giảm cân của ... [xem thêm]

10 công dụng của nha đam không phải ai cũng biết

(33)
Không chỉ mọng nước, dễ trồng và ít gây hại cho người dùng, nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nha đam trong việc chăm sóc và bảo vệ sức ... [xem thêm]

Sụt cân không rõ nguyên nhân

(19)
Tìm hiểu về sụt cân không rõ nguyên nhânSụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng gì?Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng cân nặng đột ngột giảm ... [xem thêm]

Liệu muối có thể giúp giảm huyết áp?

(65)
Muối mà bài viết này muốn đề cập không phải là muối ăn (natri clorua) như cách hiểu thông thường mà là muối khoáng của các kim loại và khoáng chất thiết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN