CHUẨN BỊ CHO BỮA ĂN
1. Cố định giờ ăn: giờ ăn được cố định là 1 điều rất quan trọng, góp phần tạo nên thói quen tốt và nhịp đói – no của trẻ, tùy theo lứa tuổi nhưng thường 3 tiếng cho ăn 1 bữa, cố gắng sắp bữa ăn của bé trùng với bữa ăn của cha mẹ.
2. Trẻ có bàn ăn riêng: mua cho trẻ bộ bàn ghế ăn với hoa văn màu sắc sặc sỡ, chỉ dùng trong bữa ăn.
3. 1 bộ dụng cụ ăn riêng: muỗng, đĩa, chén với hình dáng và màu sắc bắt mắt, cũng chỉ dùng trong bữa ăn.
4. Ấn định thời gian 1 bữa ăn: 1 bữa ăn không kéo dài quá 45 phút, khi trẻ đã có dấu hiệu: ngậm, phun, lắc đầu cần ngừng cho ăn -> cho trẻ nghỉ 1 lát, uống thêm sữa bột.
VAI TRÒ CỦA CHA MẸ
5. Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ: hãy ăn cùng con, để con thấy ăn thật thú vị, và không có gì nguy hiểm. Trẻ cũng rất thích: “ganh đua” và bắt chước.
6. Tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa ăn.
7. Không đánh lạc hướng trẻ trong bữa ăn: đi rong, coi tivi, ipad, đồ chơi…
8. KHÔNG ĐƯỢC ÉP TRẺ ĂN.
CHẾ ĐỘ ĂN
9. Thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi: 6-12 tháng trẻ mới có vài răng nên chỉ ăn được bột/cháo với thịt, rau xay nhuyễn; 1-2 tuổi có thể ăn được thịt, rau bằm (băm nhỏ); khi trẻ đã có 4 răng hàm trẻ có thể nhai, cho trẻ tập nhai bằng thức ăn cắt lát, miếng,…
10. Nhớ cho dầu ăn vào chén cháo/bột cho trẻ (ít nhất 1 muỗng canh), nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
11. Luôn đảm bảo 1 bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm: bột + đạm + rau + dầu mỡ.
12. Bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
ĂN LÀ MỘT NIỀM VUI
13. Trước bữa ăn 3 tiếng không cho trẻ ăn/uống bất cứ thứ gì, nếu trẻ khát -> cho uống ít nước lọc.
14. Bày thức ăn ra nhiều đĩa lớn, mỗi đĩa chỉ 1 ít thức ăn thôi, lần lượt đưa các món ăn lên không nên bày tràn lan ra bàn, trông sẽ rất ớn. 1 đĩa lớn trong đó chỉ có ít thức ăn sẽ kích thích ham muốn chinh phục của trẻ.
15. Đừng ngại dọn dẹp vất vả, hãy rửa tay con sạch sẽ, con muốn bốc cứ cho con bốc, con muốn cầm muỗng để kiểm soát bữa ăn, hãy cho con 1 cái muỗng, 1 chén riêng, còn mẹ hãy có 1 muỗng để đút con ăn.
16. Nếu có thể hãy cho bé tham gia quy trình chế biến: lặt rau, rửa rau, dọn bàn ăn,….Trẻ sẽ thích thú khi được thưởng thức món mà bé công lao trong đó, tuy nhiên bạn phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
17. Với trẻ đã “hiểu chuyện”, tầm từ 18 tháng trở đi, nếu trẻ tỏ ra không vâng lời, cố gắng chuồn khỏi bữa ăn, hãy áp dụng BIỆN PHÁP THỜI GIAN 1 MÌNH.
THEO DÕI CÂN NẶNG
18.Theo dõi cân nặng của con bằng biểu đồ tăng trưởng.
19. Đi khám và chữa bệnh dứt điểm khi trẻ có dấu hiệu bệnh, nhiễm trùng là 1 nguyên nhân gây suy dinh dưỡng chính.
20. Khi trẻ có dấu hiệu thừa cân, thiếu cân so với lứa tuổi (so trong biểu đồ cân nặng) phải đi gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, tìm ra chế độ ăn thích hợp.
Lời khuyên cuối cùng
Cha mẹ phải đủ kiên nhẫn, nghiêm khắc, không được mềm lòng, cố gắng thực hiện các lời khuyên trên càng nhiều càng tốt, làm được càng nhiều xác suất thành công sẽ càng cao.
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/358279411036252