19 trò chơi âm nhạc thú vị dành cho bé yêu

(3.58) - 25 đánh giá

Các trò chơi âm nhạc không những giúp thiên thần nhỏ vui vẻ mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển tính cách và tài năng của con sau này.

Âm nhạc luôn là món ăn tinh thần hữu ích cho tất cả mọi người. Quan trọng hơn, âm nhạc còn có tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của trẻ. Bạn muốn tạo ra các hoạt động vui chơi với âm nhạc cho bé cưng của mình nhưng chưa biết phải làm sao? Nếu vậy, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

1. Sáng tạo giai điệu cho riêng mình

Đây là ý tưởng thường được sử dụng trong các lớp học nhạc. Trò chơi này khuyến khích trẻ cảm thấy thích thú với âm nhạc hơn. Bạn cần chuẩn bị:

  • 1 tờ giấy
  • Bút màu

Cách chơi

  • Người lớn hãy cùng trẻ tạo ra các biểu tượng đại diện cho những âm thanh có ý nghĩa. Ví dụ, ngôi sao có nghĩa là “vỗ tay”, vòng tròn có nghĩa là “giậm chân”, hình tam giác có nghĩa là “vỗ bàn”…
  • Sau đó, cho bé sử dụng các biểu tượng này để tự tạo nên một giai điệu của riêng mình.
  • Sau khi trẻ sáng tác xong, bạn hãy cùng trẻ làm theo những ghi chú ở trên.
  • 2. Vẽ tranh với nhạc

    Trò chơi này không chỉ giúp trẻ thích thú với âm nhạc mà còn giúp trẻ phát triển khả năng vẽ. Bạn nên tổ chức trò chơi này theo nhóm. Dụng cụ gồm có:

    • Máy nghe nhạc hoặc máy tính
    • Giấy
    • Bút màu và bút chì

    Cách chơi

  • Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy và bút chì màu.
  • Phổ biến luật chơi cho con: Khi nghe nhạc sẽ bắt đầu vẽ còn lúc nhạc tắt thì ngưng vẽ. Sau đó, di chuyển tờ giấy đến một bé khác và lặp lại quá trình y như trên. Lặp đi lặp lại việc này cho đến khi bạn muốn dừng lại.
  • Cuối cùng, đưa bức tranh trở lại bàn của trẻ và xem sản phẩm.
  • 3. Trò chơi “có/không”

    Đây là một trò chơi thường dùng để khởi động khi học nhạc. Bạn chỉ cần 1 không gian vừa đủ là có thể để bé chơi đùa rồi.

    Cách chơi

    Bạn hoặc giáo viên sẽ là người dẫn dắt. Bạn sẽ hát một đoạn nhạc ngắn để bé lặp lại đến khi thuộc lòng. Sau đó, thay thế lời của đoạn nhạc bằng từ “có/không” và trẻ sẽ phải nói ngược lại gì bạn nói.

    Ví dụ, nếu bạn sửa lời là “không, không, không, có, không, có, không, không” thì trẻ sẽ phải hát là “Có, có, có, không, có, không, có, có”.

    Bạn có thể chỉ sử dụng 1 từ hoặc trộn lẫn 2 từ để tăng độ khó và làm trò chơi trở nên vui nhộn hơn.

    4. Tìm đồ vật bằng âm nhạc

    Đây là một trò chơi rất hữu ích trong việc giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe. Bạn cần có:

    • Đồ chơi có phát ra tiếng nhạc
    • Không gian để giấu đồ chơi

    Cách chơi

  • Mục tiêu của trò chơi là để trẻ tìm đồ chơi bằng cách nghe tiếng nhạc phát ra.
  • Giấu đồ chơi ở một chỗ nào đó rồi bật nhạc và để trẻ tìm.
  • Tăng độ khó sau mỗi lần chơi. Bé chơi trò này càng nhiều thì kỹ năng nghe và xác định vị trí sẽ càng được cải thiện.
  • 5. Trò chơi chuyền tay

    Những trò chuyền tay thường rất phổ biến trong các hoạt động dã ngoại và thường được chơi theo nhóm. Để chơi, bạn cần có:

    • Một phần quà
    • Giấy gói
    • Chocolate hoặc đồ chơi

    Cách chơi

  • Gói món quà càng nhiều lớp càng tốt. Giữa mỗi lớp gói, hãy đặt một chiếc kẹo chocolate hoặc một món đồ chơi nho nhỏ.
  • Cho cả nhóm ngồi thành vòng tròn. Khi nhạc bắt đầu phát, phần quà sẽ được chuyền tay nhau. Khi nhạc tắt, món quà chuyền đến tay đứa trẻ nào thì đứa trẻ đó sẽ có quyền bốc một lớp giấy gói quà để nhận quà. Sau đó, trẻ sẽ ra khỏi vòng tròn và những đứa trẻ khác tiếp tục.
  • Trò chơi kết thúc khi tất cả các lớp gói đã được tháo hết hoặc cho đến khi chỉ còn lại 1 người.
  • 6. Chiếc ghế âm nhạc

    Đây là biến thể của một trò chơi thường được tổ chức khi dã ngoại và thường chơi theo nhóm. Trò chơi cần có:

    • Ghế (số lượng tùy thuộc vào số người chơi)
    • Không gian
    • Máy phát nhạc

    Cách chơi

  • Đầu tiên, bạn hãy chọn một hoạt động mà bạn muốn trẻ làm như đọc sách, kể chuyện…
  • Xếp ghế theo kiểu vòng tròn và bật nhạc. Lúc này, trẻ sẽ đứng và đi bộ quanh những chiếc ghế. Khi nhạc tắt, trẻ phải nhanh chóng chạy đến chiếc ghế gần nhất và ngồi xuống. Đứa trẻ nào còn đứng khi mọi người đã ngồi thì phải làm hoạt động bạn đưa ra như đọc một đoạn văn từ 1 cuốn sách hoặc giải 1 bài toán…
  • 7. Đó là âm thanh gì?

    Âm thanh của đàn guitar thường như thế nào? Nó có khác với âm thanh của đàn violin không? Nếu muốn trẻ học các xác định và phân biệt âm thanh của các loại nhạc cụ, hãy thử trò chơi này. Bạn cần chuẩn bị:

    • Máy nghe nhạc
    • Các file âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau

    Cách chơi

    Đầu tiên, hãy phát âm thanh của từng loại nhạc cụ để bé làm quen. Sau đó, chọn một âm thanh bất kỳ và yêu cầu trẻ đoán xem âm thanh đó phát ra từ loại nhạc cụ nào. Sau mỗi lần chơi, bố mẹ có thể tăng độ khó bằng cách phát ra những âm thanh hơi khó phân biệt.

    8. Câu đố âm nhạc

    Nếu đang tìm kiếm một hoạt động vui nhộn cho lớp học nhạc, bạn có thể thử trò chơi này. Hãy đặt cho trẻ một vài câu liên quan đến nốt nhạc, giai điệu hoặc đơn giản hơn, về ca sĩ hoặc ban nhạc mà trẻ thích. Bạn chỉ cần:

    • Bộ câu hỏi
    • Quà

    Cách chơi

    Trò chơi này có thể chơi cá nhân hoặc đồng đội. Nếu có nhiều trẻ, bạn hãy chia thành từng nhóm và để trẻ tự đặt tên cho nhóm của mình. Nếu không, bạn có thể sử dụng tên của những nhà soạn nhạc nổi tiếng. Đưa câu hỏi và để mỗi nhóm giơ tay giành quyền trả lời. Nhóm nào trả lời đúng nhiều hơn sẽ thắng và nhận được phần thưởng.

    9. Quay micrô

    Cũng giống như quay chai nước, quay mic là trò chơi của sự ngẫu nhiên. Người lớn có thể sử dụng để chơi trò nói thật, trò thi hát… Vật dụng cần có:

    • 1 chiếc micrô không dây
    • Danh sách những hoạt động mà bạn muốn trẻ làm như hát một bài, múa…

    Cách chơi

  • Cho các bé ngồi thành vòng tròn và đặt micrô vào giữa
  • Chỉ định ngẫu nhiên một bé để quay micrô
  • Khi ngừng quay, micrô chỉ vào bé nào thì trẻ đó phải đứng lên để thực hiện hoạt động đã đề ra trước đó.
  • 10. Antakshari

    Đây là một trò chơi rất nổi tiếng ở Ấn Độ và Trung Đông và thường được chơi theo nhóm. Bạn cần:

    • Không gian để chơi
    • 1 micrô

    Cách chơi

  • Đặt ra các quy tắc rõ ràng trước khi chơi để tránh tranh cãi.
  • Để bắt đầu trò chơi, người dẫn dắt sẽ chọn ngẫu nhiên 1 chữ cái. Nhóm đầu tiên sẽ phải hát 1 ca khúc bắt đầu bằng chữ cái đó. Sau khi ca khúc dừng lại, nhóm tiếp theo phải hát 1 bài bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của từ kết thúc. Cứ lần lượt như vậy, đội nào không hát được sẽ mất điểm. Đội có số điểm cao nhất sẽ thắng.
  • Bạn có thể tạo ra các biến thể để làm trò chơi trở nên thú vị hơn chẳng hạn chỉ hát những bài thuộc một thể loại nào đó hoặc chỉ hát những bài của 1 ban nhạc nào đó.

    11. Thi hát karaoke

    Đây là một trò chơi vừa vui nhộn và đem lại sự thư giãn. Bố mẹ có thể tổ chức trò chơi này vào những dịp cuối tuần. Sau đây là danh sách dụng cụ cần thiết:

    • Dàn karaoke
    • Danh sách các bài hát thiếu nhi, đảm bảo rằng đây là những bài mà trẻ biết và thích.

    Cách chơi

  • Viết danh sách các bài hát vào những mảnh giấy nhỏ và cho vào 1 chiếc hộp.
  • Chia những người tham gia thành các đội.
  • Tới lượt đội nào hãy đưa hộp cho đội đó bốc thăm chọn bài hát. Bốc trúng bài nào thì sẽ phải hát bài đó.
  • Bạn có thể góp ý về giai điệu khi trẻ hát nhưng đừng đánh giá giọng hát của trẻ. Để làm cho cuộc thi trở nên gay cấn hơn, bạn hãy thử cho vào chiếc hộp một số bài lạ để trẻ đoán giai điệu.

    12. Nhảy với đạo cụ

    Đây là một trò chơi cực kỳ đơn giản, dành cho mọi lứa tuổi. Những gì bạn cần là:

    • Máy phát nhạc
    • Các đạo cụ như mũ, bong bóng, ruy băng, tóc giả, gấu bông, hoa…
    • Không gian để nhảy

    Cách chơi

  • Tạo ra một sàn nhảy đủ rộng để các con có thể thoái mái hoạt động
  • Đặt các đạo cụ lên một chiếc bàn được kê ở góc phòng. Khi nhạc vang lên, trẻ phải chạy nhanh đến bàn và chọn 1 đạo cụ nào đó.
  • Sau đó, nói bé nhảy theo ý thích kết hợp với đạo cụ mà con đã lấy. Khi nhạc tắt, trẻ phải quay lại chỗ chiếc bàn và chọn 1 đạo cụ khác. Khi nhạc vang lên trở lại, con sẽ tiếp tục nhảy.
  • 13. Nhảy với giấy

    Đây là một trò chơi vừa giúp giữ thăng bằng vừa giúp trẻ có những điệu nhảy thú vị. Bạn cần chuẩn bị:

    • Một hộp khăn giấy bất kỳ
    • Không gian để nhảy
    • Máy phát nhạc

    Cách chơi

  • Phát cho mỗi trẻ 1 tờ khăn giấy và yêu cầu trẻ đặt lên đầu. Khi nhạc vang lên, các bé sẽ bắt đầu di chuyển và nhảy sao cho tờ khăn giấy không rơi xuống.
  • Nếu giấy rơi xuống nhưng trẻ bắt được kịp thời, bé có thể đặt nó lên lại và tiếp tục nhảy. Nếu rơi xuống đất, trẻ sẽ bị loại. Người cuối cùng còn lại sẽ là người chiến thắng.
  • 14. Đứng im như tượng

    Người lớn có thể tổ chức trò chơi này cho một hoặc nhiều trẻ. Trò chơi này phù hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi. Bạn cần chuẩn bị:

    • Máy phát nhạc
    • Không gian để nhảy

    Cách chơi

  • Bật nhạc và động viên bé theo ý thích. Khi nhạc dừng lại, con sẽ phải đứng im như tượng trong vòng từ 30 giây đến 1 phút, nếu di chuyển, cười hoặc nhúc nhích, trẻ sẽ thua.
  • Khi nhạc vang lên trở lại, trẻ sẽ tiếp tục nhảy. Ai ở lại sau cùng sẽ là người thắng cuộc.
  • 15. Âm nhạc và cảm xúc

    Đây là một trò chơi tuyệt vời để giúp trẻ học được nhiều thể loại nhạc và hiểu được mối quan hệ giữa cảm xúc với âm nhạc. Bố mẹ có thể chuẩn bị các vật dụng như sau:

    • Bộ sưu tập các bài hát mô tả cảm xúc như tức giận, hạnh phúc, buồn bã…
    • Máy phát nhạc
    • Không gian để nhảy

    Cách chơi

  • Hãy chắc chắn rằng bạn chọn bài hát phù hợp với trẻ.
  • Hỏi xem trẻ hành xử như thế nào khi tức giận, vui, buồn… Yêu cầu trẻ nhảy theo nhịp điệu của bài hát mà bạn đã định ra trước đó. Ví dụ, nếu là bài hát vui thì trẻ phải chuyển động nhanh và mạnh, trong khi bài buồn, trẻ chỉ di chuyển nhẹ nhàng.
  • 16. Nhảy theo con vật

    Trò chơi này sẽ cực kỳ thú vị đấy. Bạn cần chuẩn bị:

    • Hình ảnh các loài động vật
    • Các bài hát thuộc các thể loại khác nhau
    • Không gian để nhảy
    • Máy phát nhạc

    Cách chơi

  • Đặt hình ảnh động vật ở nơi mà trẻ có thể thấy.
  • Nếu trẻ còn quá nhỏ, bố mẹ phải giải thích các đặc điểm của mỗi con vật trước khi bắt đầu trò chơi. Bạn cần phải cho trẻ biết tốc độ mà con vật đó di chuyển, tiếng kêu của những con vật và những đặc điểm độc đáo khác. Ví dụ, nếu trẻ bốc trúng con chó thì trẻ sẽ phải nhảy bằng 4 chân, con rắn phải bò trên sàn nhà và con chim thì phải vỗ cánh.
  • Bật các bài hát 1 cách ngẫu nhiên, tiết tấu từ chậm đến nhanh và ngược lại.
  • 17. Nhảy trên báo

    Đây là một trò chơi rất phổ biến dành cho những cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, bạn có thể sửa đổi lại một chút để phù hợp với trẻ. Bạn cần chuẩn bị:

    • Máy phát nhạc
    • Một không gian lớn để nhảy
    • Báo

    Cách chơi

  • Đây là một trò chơi yêu cầu trẻ phải sử dụng trí thông minh và khả năng giữ thăng bằng thì mới có thể giành chiến thắng.
  • Phát cho mỗi trẻ 1 tờ báo và chỉ định không gian nhảy của từng bé để các con không làm đau nhau nếu vận động mạnh.
  • Khi nhạc vang lên, trẻ sẽ để tờ báo xuống sàn và bắt đầu nhảy trên đó. Bé không thể bước ra ngoài khi nhạc đang bật.
  • Sau vài phút, bạn hãy tắt nhạc và nhờ trẻ gấp đôi giấy lại rồi đặt lên sàn. Bật nhạc để bé lại tiếp tục thực hiện điều trên. Cứ như vậy, giấy càng nhỏ thì độ khó càng tăng. Trẻ nào ở lại sau cùng sẽ là người dành chiến thắng.
  • 18. Thi nhảy

    Tổ chức một cuộc thi nhảy nhỏ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ một số bộ trang phục và đạo cụ, cho trẻ chọn 1 bài hát và tập trước. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị:

    • Máy phát nhạc
    • Không gian để nhảy
    • Trang phục và đạo cụ cho vũ công

    Cách chơi

    Cách chơi cũng rất đơn giản, hãy chia các bé thành từng nhóm nhỏ và cung cấp đạo cụ cho mỗi đội. Sau đó, bố mẹ để trẻ của mỗi nhóm chọn bài và tập trước với đạo cụ mà người lớn cung cấp. Để các nhóm cạnh tranh với nhau và trao thưởng cho nhóm làm tốt nhất.

    19. Nhảy với một thanh gỗ

    Đây là trò chơi giúp kiểm tra tính linh hoạt của cơ thể. Với âm nhạc, trò chơi này sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Bạn cần chuẩn bị:

    • Một thanh gỗ dài
    • Máy phát nhạc
    • Không gian để chơi

    Cách chơi

  • Hai người lớn mỗi người nâng một đầu thanh gỗ và giơ cao hơn đầu trẻ.
  • Có hai quy tắc đơn giản cho trò chơi này: Trẻ phải nhảy, di chuyển và không được chạm vào thanh gỗ. Bất cứ ai chạm vào thanh gỗ sẽ bị loại.
  • Sau mỗi lượt, bạn hãy hạ độ cao xuống 1 chút. Ai là người ở lại sau cùng sẽ là người chiến thắng.
  • Nếu những trò chơi này không đủ, hãy tìm cách thêm âm nhạc vào những trò chơi khác như nhảy dây, chèo thuyền… hoặc bạn có thể mở nhạc khi làm một số việc nhà như nấu ăn, làm vườn… Điều này sẽ giúp trẻ trở nên yêu thích với âm nhạc hơn đấy.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bật mí cho bạn thời điểm vàng để làm “chuyện ấy”

    (80)
    Khi bắt đầu một mối quan hệ mới, nhiều người đắn đo không biết khi nào nên làm chuyện ấy. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm và tính ... [xem thêm]

    Liệu pháp laser có gây ung thư?

    (73)
    Ngày nay, liệu pháp laser đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nó không những được sử dụng để trị bệnh mà còn phát huy khả năng kì diệu trong thẩm ... [xem thêm]

    6 bí kíp để có một nụ hôn hấp dẫn chinh phục người ấy

    (100)
    Khi bên người yêu, bạn luôn muốn trao cho đối phương những nụ hôn ngọt ngào nhất. Vậy làm thế nào để có một nụ hôn hấp dẫn gây ấn tượng với ... [xem thêm]

    Những cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai

    (15)
    Các mẹ bầu có biết luyện tập thể dục thể thao cũng là một cách hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai? Táo bón là một triệu chứng bạn ... [xem thêm]

    Vài giây là phân biệt được vết cắn của rắn độc hay rắn thường!

    (79)
    Khi sơ ý bị rắn cắn, bạn không nên chủ quan vì có thể gây tử vong nếu rắn là loài có nọc độc. Theo chuyên gia bệnh viện Bạch Mai, mỗi loại rắn cắn có ... [xem thêm]

    3 phương pháp trị mụn trứng cá từ cơ bản đến chuyên sâu

    (74)
    Mụn trứng cá tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đôi khi chúng khiến nhiều người mang tâm lý căng thẳng, mất tự tin, lo âu kéo dài và ... [xem thêm]

    Mách bạn cách massage cho bé ngủ ngon

    (11)
    Cũng như chúng ta, trẻ nhỏ rất thích cảm giác thư giãn khi được massage. Mẹ hoàn toàn có thể xoa bóp cho con ở nhà để trẻ ăn ngoan, ngủ ngon, tăng sức đề ... [xem thêm]

    Hạt sacha inchi: Đẹp da, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác

    (93)
    Sacha inchi, còn được gọi là đậu phộng Inca, là hạt giống của một loại cây mọc ở vùng cao nguyên Peru. Mặc dù vẫn còn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng cây ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN