10 sự thật về testosterone có thể bạn chưa biết

(3.64) - 67 đánh giá

Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc testosterone là gì?

Thuốc testosterone được sử dụng ở nam giới và bé trai để điều trị các tình trạng do thiếu hormone testosterone như dậy thì chậm, liệt dương hoặc những sự mất cân bằng hormone khác. Hormon này cũng được sử dụng ở phụ nữ điều trị ung thư vú đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Bạn nên dùng thuốc testosterone như thế nào?

Thuốc testosteron thường được dùng dưới dạng tiêm bắp sâu. Sau khi tiêm bắp một liều điều trị duy nhất thì tác dụng kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Nhân viên y tế sẽ tiêm thuốc giúp bạn, thường là mỗi 2-4 tuần.

Ngoài ra, thuốc testosterone còn được dùng bằng dạng tiêm dưới da, dạng bôi lên da và dạng uống. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.

Bạn nên bảo quản thuốc testosterone như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở trong tủ lạnh, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc testosterone cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh dậy thì chậm ở nam giới:

Đối với dạng thuốc tiêm bắp, bạn dùng testosterone enanthate 50-200 mg tiêm mỗi 2-4 tuần trong 4-6 tháng.

Đối với dạng cấy dưới da (implant), bạn dùng 2 viên (mỗi viên chứa 75 mg testosterone) cấy dưới da mỗi 3-6 tháng. Thời gian điều trị kéo dài 4-6 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư vú:

Đối với dạng thuốc tiêm bắp, bạn dùng testosterone enanthate 200 đến 400 mg tiêm mỗi 2-4 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiểu năng sinh dục ở nam giới (hypogonadism)

Đối với dạng thuốc tiêm bắp:

  • Bạn dùng testosterone undecanoate 750 mg (3 ml), tiếp theo là 750 mg (3 ml) sau 4 tuần, sau đó 750 mg (3 ml) mỗi 10 tuần;
  • Bạn dùng testosterone enanthate và cypionate 50-400 mg mỗi 2-4 tuần.

Đối với dạng thuốc cấy dưới da (implant), bạn dùng 2-6 viên (mỗi viên chứa 75 mg testosterone) được cấy dưới da mỗi 3-6 tháng.

Liều dùng thuốc testosterone cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc testosterone có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc testosterone có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén methyl testosteron: 5 mg; 10 mg; 25 mg; 50 mg;
  • Viên ngậm dưới lưỡi testosteron 10 mg;
  • Viên nén fluoxymesteron 5 mg;
  • Viên nén mesterolon 25 mg;
  • Viên nén norethandolon 10 mg;
  • Viên nang mềm testosteron undecanoat 40 mg;
  • Viên nhộng danazol 200 mg;
  • Ống tiêm: testosteron enanthat 250 mg;
  • Ống tiêm: testosteron heptylat 50 mg, 100 mg, 250 mg;
  • Ống tiêm: testosteron propionat 10 mg, 25 mg, 50 mg;
  • Ống tiêm Nandrolon 50 mg;
  • Ống tiêm Trenbolon 50 mg;
  • Kem androstanolon 2,5%;
  • Miếng dán Androderm.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc testosterone?

Những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc testosterone bao gồm:

  • Đau, đỏ, hoặc sưng ở tay hoặc chân;
  • Thay đổi vị giác;
  • Khó thở, đau ngực;
  • Ho;
  • Kích ứng miệng hoặc nướu răng, chảy máu nướu răng;
  • Chảy nước mắt;
  • Da nổi mụn;
  • Bệnh tiêu chảy
  • Chán nản;
  • Chóng mặt, khô miệng;
  • Ngực sưng to;
  • Sợ hãi, căng thẳng;
  • Cảm thấy buồn hay trống rỗng;
  • Đau hoặc giộp nướu răng;
  • Phản ứng nhanh chóng hoặc phản ứng cảm xúc thái quá;
  • Đau bụng, hay khó chịu.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc testosterone bạn nên biết những gì?

Bạn không nên dùng testosterone nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc nếu bạn mắc một trong những tình trạng sau:

  • Ung thư tuyến tiền liệt;
  • Ung thư vú ở nam;
  • Bệnh tim nghiêm trọng;
  • Bệnh gan nặng;
  • Bệnh thận nặng;
  • Bạn đang mang thai hoặc có thể có thai.

Để chắc chắn đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng thuốc testosterone, hãy báo với bác sĩ của bạn nếu bạn mắc một trong những tình trạng dưới đây:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Bệnh tim hoặc bệnh động mạch vành;
  • Tiền sử cơn đau tim, đột quỵ hoặc máu đông;
  • Cao cholesterol hoặc triglyceride;
  • Ung thư vú (ở đàn ông hoặc ở những phụ nữ tăng canxi máu);
  • Bệnh gan hoặc thận;
  • Bạn đang nằm liệt giường hoặc suy nhược;
  • Bạn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®, Jantoven®).

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc testosterone có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc testosterone không?

Thuốc testosterone có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu và làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc testosterone?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Thực phẩm giàu testosterone

Testosterone có trong những thực phẩm nào?

Dưới đây là một số thực phẩm giúp nam giới bổ sung testosterone hiệu quả:

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Nếu phát hiện sớm, bệnh trĩ có thể chữa khỏi

(49)
Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Đó là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh trĩ. Thực tế, trĩ có khả ... [xem thêm]

Dương vật nổi mụn đỏ: Dấu hiệu mắc bệnh của các đấng mày râu!

(98)
Những đốm đỏ hình thành trên dương vật khiến các đấng mày râu không khỏi lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như mụn rộp sinh dục, giang ... [xem thêm]

Những điều cần biết về chứng loạn động muộn

(31)
Loạn động muộn là một rối loạn liên quan đến những cử động giật không chủ ý, thường xảy ra ở phần thấp của mặt như lưỡi, môi. Trong một số ... [xem thêm]

Bỏ túi 5 cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ

(15)
Tăng huyết áp đang có xu hướng phát sinh ở người từ 35 tuổi trở xuống. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên tìm hiểu một số cách điều trị ... [xem thêm]

Sưng phù sau sinh và phương pháp giúp bạn giảm đau nhanh chóng

(96)
Sưng phù sau sinh là hiện tượng bình thường nhưng khiến không ít chị em khó chịu, lo lắng. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần nên bạn hãy yên tâm.Nhiều ... [xem thêm]

Thói quen nói dối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

(67)
Chúng ta có thói quen nói dối như một bản năng để tự bảo vệ bản thân mà không hề biết rằng điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính ... [xem thêm]

4 lý do tại sao bạn nên chú ý tư thế trong giao tiếp

(73)
Tư thế trong giao tiếp đứng hay ngồi đều có ảnh hưởng đến ấn tượng của đối phương về bạn. Nếu bạn muốn mở rộng mối quan hệ hay chinh phục một ... [xem thêm]

8 công dụng của sữa dê giúp bạn tăng cường sức khỏe

(34)
Sữa dê thường không được nhiều người lựa chọn trong thức uống hàng ngày vì giá thành đắt đỏ và có mùi vị không thơm ngon như các loại sữa khác. Liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN