Xử trí khi bị chó/mèo cắn

(4.21) - 38 đánh giá

Làm gì khi bị chó/mèo cắn

Khi bị chó/mèo của mình hoặc một con chó/mèo lạ cắn, hãy thực hiện như sau:

  • Rửa vết thương một cách nhẹ nhàng với nước và xà phòng.
  • Dùng một miếng vải sạch, hoặc tốt hơn là miếng gạc y tế đắp lên vết thương, đè kỹ để cầm máu.
  • Dùng băng dán tiệt trùng dán lên vết thương.
  • Giữ cho vết thương cao trên mức của tim để làm giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nếu cần thiết, báo cáo sự việc đến cơ quan quản lý ngành (ví dụ như văn phòng quản lý động vật,…) tại địa phương.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh ngày 2 lần cho đến khi lành hẳn.

Bạn sẽ được bác sĩ chữa trị như thế nào khi bị chó/mèo cắn

  • Kiểm tra xem bạn có bị chấn thương đến thần kinh, gân hay xương và các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Rửa sạch vết thương và loại bỏ phần mô bị tổn thương.
  • Thông thường bác sĩ sẽ khâu khi vết thương bị rách quá lớn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có thể kê toa thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Có thể tiến hành chích ngừa cho bạn nếu bạn đã không chích ngừa trong vòng 5 năm.
  • Bạn có thể phải tái khám để kiểm tra lại vết thương trong 1 đến 2 ngày.
  • Nếu vết thương quá nghiêm trọng hoặc vẫn bị nhiễm trùng sau khi đã điều trị, bạn có thể phải nhập viện để được chăm sóc đặc biệt.

Đến trung tâm y tế trong các trường hợp:

  • Bị mèo cắn. Các vết mèo cắn thường nhiễm trùng. Nếu chỉ là một vết xước nhỏ, bạn có thể không cần đi khám, nhưng nếu sau đó bị nhiễm trùng thì phải đến bác sĩ ngay.
  • Bị chó cắn ở bàn tay, bàn chân hoặc đầu; hoặc vết cắn sâu hoặc rách lớn.
  • Nếu bạn đang bị ung thư, AIDS, tiểu đường, các loại bệnh liên quan đến gan, phổi hay trong tình trạng cơ thể không có khả năng kháng viêm tốt.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, như vết thương bị đỏ, sưng, chảy mủ, người nóng lên, yếu đi hoặc bị sốt.
  • Bị chảy máu không ngừng trong 15 phút ngay cả khi vết thương đã được đè bít kỹ; hoặc nghi ngờ bị gãy xương, tổn thương thần kinh hay các chấn thương nghiêm trọng khác.
  • Nếu bạn đã không chích ngừa uốn ván trong vòng 5 năm, như vậy bạn sẽ cần được tiêm một loại vacxin tăng cường.
  • Bị thú hoang, hoặc thú nuôi (không biết tình trạng chích ngừa) cắn.

Bạn có phải tiêm ngừa bệnh dại không?

Có thể không. Nếu con chó/mèo cắn bạn vẫn khỏe mạnh sau 10 ngày sau đó, thì rất ít khả năng nó bị dại. Tuy nhiên vẫn nên luôn phòng ngừa khi bị chó/mèo cắn.

Nếu bạn biết chủ của nó là ai, hãy kiểm tra coi nó đã được chích ngừa chưa và lần cuối cùng chích ngừa là khi nào. Cho dù đã được chích ngừa và sau khi cắn vẫn khỏe mạnh, nó vẫn phải được cách ly theo dõi trong khoảng 10 ngày xem có xuất hiện triệu chứng bị dại hay không. Nếu có, bạn sẽ cần được tiêm một loạt mũi thuốc chích ngừa bệnh dại theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu con chó/mèo cắn bạn là con thú lạ, bạn không thể tìm ra chủ của nó, bạn phải gọi lên bộ phận quản lý động vật hoặc bộ phận quản lý sức khỏe gần nơi bạn sống để được hỗ trợ tìm ra nó và kiểm tra coi nó có bị dại hay không.

Nếu bộ phận quản lý động vật và bộ phận quản lý sức khỏe không thể tìm ra con chó/mèo đã cắn bạn, hoặc trường hợp nó được theo dõi và phát hiện dấu hiệu bệnh dại nói trên, thì bạn cần phải được chích mũi ngừa dại đầu tiên càng sớm càng tốt và thêm khoảng 6 mũi sau trong vòng 28 ngày.

Để không bị chó/mèo cắn

  • Không để trẻ em chơi một mình với chúng.
  • Không can thiệp khi chúng đang cắn nhau.
  • Tránh xa những con thú bị bệnh hoặc những con thú bạn không biết là nó có được chích vacxin hay chưa.
  • Giữ khoảng cách khi chúng đang ăn. Thú vật thường muốn bảo vệ thức ăn của mình.
  • Xích thú cưng của bạn cẩn thận khi đến nơi công cộng.
  • Cân nhắc khi chọn loài/giống nuôi và tiêm vacxin đúng thời hạn quy định.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/pets-animals/cat-and-dog-bites.html

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. Võ Ngọc Thiên Ân - BS. Trần Ý Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

(19)
Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt ... [xem thêm]

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

Thói quen đọc sách: Bí quyết giúp bạn khỏe mạnh và thành công

(90)
Sách không chỉ là kho tàng của tri thức mà còn là người bạn tri kỷ giúp bạn giải tỏa stress một cách hiệu quả. Nếu muốn cải thiện sức khỏe và gặt hái ... [xem thêm]

Xử lý các áp lực và cạnh tranh trong thể thao

(62)
Hầu hết mọi người chơi một môn thể thao nhằm mục đích giải trí cùng với những người có cùng sở thích. Nhưng không phải lúc nào cũng vui vẻ khi chơi ... [xem thêm]

Giảm thính lực do ồn

(42)
Tầm quan trọng của thính giác Thính giác cho phép bạn tham gia với thế giới xung quanh. Từ khi là một đứa trẻ, bạn đã học nói bằng cách lắng nghe và bắt ... [xem thêm]

14 mẹo giúp bạn kiểm soát cơ thể tốt hơn

(25)
Hẳn đã ít nhất một lần bạn gặp phải tình huống cực kỳ khó xử mà cơ thể lại không chịu nghe lời mình. Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo nhỏ ... [xem thêm]

8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

(87)
Bạn có thể từng nghe mọi người bảo dùng kem đánh răng bôi vào chỗ da bị tổn thương để giảm cảm giác khó chịu khi vừa mới bị bỏng? Thật ra, không ... [xem thêm]

6 hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp

(28)
Nước tẩy rửa nhà bếp là một cánh tay đắc lực với chị em nội trợ bởi giúp nơi giữ lửa của gia đình sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN