Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm hàm lượng CO2 (carbon dioxide)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm hàm lượng CO2 (carbon dioxide) là gì?
Mục đích của thủ thuật này là định lượng CO2 huyết thanh, nhờ đó kiểm tra các dấu hiệu mất cân bằng điện giải hoặc thay đổi pH máu.
Hàm lượng CO2 trong máu được xác định bằng cách định lượng ion HCO3- (chủ yếu), H2CO3 và CO2 hòa tan. Vì thận chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa HCO3- nên xét nghiệm CO2 cũng thường được bác sĩ chỉ định khi muốn đánh giá chức năng thận.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?
Bạn sẽ cần làm xét nghiệm này nếu gặp phải những triệu chứng sau đây, bao gồm:
- Đau yếu
- Tri giác lơ mơ
- Thường xuyên nôn mửa
- Cảm thấy khó thở
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ yêu cầu người đang bị tổn thương thận hoặc phổi làm xét nghiệm CO2 nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của hai cơ quan quan trọng này.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?
Thủ thuật này không bao giờ diễn ra đơn lẻ. Thay vào đó, bác sĩ thường kết hợp xét nghiệm CO2 với một số xét nghiệm định lượng natri, kali hoặc clo. Mặt khác, đôi khi thủ thuật y tế này cũng được thực hiện chung với xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) với cùng mẫu máu lấy từ động mạch.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm có thể thay đổi bởi một số loại thuốc, chẳng hạn như:
- Thuốc làm tăng nồng độ CO2 và HCO3 trong huyết thanh:
- Aldosterone
- Barbiturate
- Bicarbonate
- Hydrocortisone
- Thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu lanh
- Steroid
- Thuốc có thể làm giảm nồng độ CO2 và HCO3 trong máu:
- Methicillin
- Nitrofurantoin
- Paraldehyde
- Phenformin hydrochloride
- Tetracycline
- Các thuốc lợi tiểu thiazide
- Triamterene
Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào được đề cập ở trên, hãy báo cho bác sĩ trước khi làm xét nghiệm CO2.
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?
Trước khi làm xét nghiệm CO2 bạn cần lưu ý:
- Không ăn uống (ngoại trừ uống nước lọc) trong vòng 8 – 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm
- Tạm ngưng sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về mức độ cần thiết của xét nghiệm đối với bản thân cũng như những rủi ro có thể xảy ra, hãy trực tiếp tham vấn cùng bác sĩ.
Quy trình thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2 là gì?
Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu theo quy trình như sau:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn 70°
- Tiêm kim vào tĩnh mạch để rút máu
- Trữ mẫu máu trong ống vô trùng
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu
- Cầm máu bằng miếng gạc băng hay bông gòn tiệt trùng
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?
Khi băng quấn chặt lấy tay, bạn sẽ cảm thấy bị cứng và không thể cảm nhận được gì khi kim được đặt vào. Trong vài trường hợp, bạn có thể cảm giác nhói tạm thời như khi bị côn trùng hoặc cảm giác châm chích. Sau khi tiêm, bạn nên giữ chặt bông gòn vào chỗ chích kim để cầm máu.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường:
- Người lớn / người cao tuổi: 23-30 mEq/l hoặc 23-30 mmol/ (đơn vị SI);
- Trẻ em: 20-28 mEq/;
- Trẻ sơ sinh: 20-28 mEq/l;
- Trẻ sơ sinh: 13-22 mEq/l;
Giá trị cảnh báo: <6 mEq/l.
Kết quả bất thường:
Hàm lượng CO2 trong máu có nhiều khả năng tăng trong những trường hợp sau:
- Tiêu chảy nặng
- Nôn mửa trầm trọng
- Cường Aldosteron
- Bệnh khí thũng
- Nhiễm kiềm chuyển hóa
- Bệnh nhân hút rửa dạ dày
Trong khi đó, lượng ion HCO3- trong máu có thể giảm bởi những vấn đề như:
- Suy thận
- Nhiêm độc salicylate
- Nhiễm toan ceton do tiểu đường
- Nhiễm toan chuyển hóa
- Sốc
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.