Xét nghiệm đo tải lượng virus là gì?

(4.31) - 21 đánh giá

Tải lượng virus của bạn là số lượng virus có trong máu của bạn. Đây là xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV và một số bệnh do virus khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1,5 triệu người chết do các biến chứng liên quan đến HIV trong năm 2013.

Tải lượng virus là số lượng các mảnh hoặc các thành phần của virus chứa trong một thể tích máu của bạn (thường là 1 ml hoặc 1 cc). Thường xét nghiệm này sẽ tính những phần chứa vật chất di truyền của virus. Tải lượng virus giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị của thuốc kháng virus như thế nào. Mục đích của điều trị thuốc kháng virus là làm giảm tải lượng virus của bạn, lý tưởng nhất là đến mức không thể phát hiện ra trong máu. Nói chung, tải lượng virus sẽ được kết luận là “không thể phát hiện” nếu nó dưới 40-75 bản trong một mẫu máu của bạn. Con số chính xác phụ thuộc vào phòng thí nghiệm và loại máy họ dùng. Khi tải lượng virus của bạn cao, bạn đang có nhiều virus HIV trong cơ thể, và điều đó có nghĩa là phương pháp điều trị HIV của bạn chưa tốt.

Khi nào tôi cần làm xét nghiệm đo tải lượng virus?

Bạn sẽ làm xét nghiệm này khi bạn bắt đầu điều trị. Các bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm này để xác định lượng virus cũng như tình hình sức khỏe tổng thể của bạn. Sau đó, bạn nên làm xét nghiệm tải lượng virus mỗi 3-6 tháng trước khi bạn bắt đầu dùng một loại thuốc chống HIV mới, và 2-8 tuần sau khi bắt đầu hoặc thay đổi thuốc điều trị HIV cho đến khi tải lượng virus của bạn quá nhỏ đến nỗi không còn đo được nữa.

Tải lượng virus không thể phát hiện là gì?

Tải lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là bạn có nguy cơ nhiễm HIV rất thấp, do hệ thống miễn dịch nhiễm HIV của bạn có thể phục hồi và trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục một số bệnh nghiêm trọng khác. Bác sĩ nói rằng có HIV (đặc biệt là một tải lượng virus cao hơn) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (như bệnh tim và đột quỵ). Hơn nữa, số lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là nguy cơ virus HIV đề kháng với các loại thuốc chống HIV bạn đang dùng là rất nhỏ. Cuối cùng, có một tải lượng virus không thể phát hiện có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Tải lượng virus được phát hiện trong khi bạn đang điều trị HIV

Nếu tải lượng virus của bạn không giảm xuống mức không thể phát hiện trong vòng 3-6 tháng sau điều trị HIV, điều đó có nghĩa là virus HIV trong cơ thể bạn đã đề kháng với thuốc chống HIV bạn đang dùng. Bác sĩ có thể hỏi bạn đã dùng thuốc như thế nào, và liệu bạn có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác không. Bạn có thể sẽ được xét nghiệm máu để xem xét độ kháng thuốc của virus HIV trong máu và đồng thời xem thử virus đã kháng với những loại thuốc nào. Nếu các xét nghiệm sau đó vẫn cho thấy tải lượng virus của bạn vẫn còn phát hiện được, có thể bạn sẽ cần phải thay đổi điều trị HIV. Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn với bạn.

Xét nghiệm đo tải lượng virus là công nghệ cho phép ta đo được lượng cực nhỏ các virus trong máu. Các phòng thí nghiệm khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để tính số lượng HIV trong máu của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế

(31)
Bệnh viện Đại học Y dược Huế được thành lập năm 2002 và đã phát triển thành bệnh viện công lập hạng I đón 250.000 lượt khám bệnh mỗi năm. Bệnh ... [xem thêm]

Sử dụng kính áp tròng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng!

(67)
Kính áp tròng được rất nhiều người ưa chuộng nhờ sự tiện ích của đặc tính tiếp xúc trực tiếp với mắt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, bạn nên hết ... [xem thêm]

Những lợi ích không ngờ từ củ dong bạn nên biết

(66)
Củ dong là một thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người, có thành phần dinh dưỡng cao và còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.Củ dong có tên khoa ... [xem thêm]

Khoa học về giấc ngủ: Bí quyết để có giấc ngủ ngon hơn

(58)
Chiếm tới 1/3 đời người, ngủ luôn là một trong những hoạt động quan trọng giúp giải tỏa căng thẳng và hồi phục năng lượng sau mỗi ngày làm việc. Tuy ... [xem thêm]

Bệnh đường tiêu hóa: 9 nguy hại không thể lường trước được (Phần 1)

(35)
Các bệnh về đường tiêu hóa là vấn đề phổ biến ở hầu hết mọi người với nhiều cấp độ nặng, nhẹ khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi đối ... [xem thêm]

Thực phẩm bạn nên kiêng khi đến ngày “đèn đỏ”

(47)
Trong những ngày hành kinh, hormone trong cơ thể có nhiều biến động gây ra cảm giác khó chịu như đau bụng, chóng mặt, đau đầu… “Không nên ăn gì khi có ... [xem thêm]

Những thông tin về việc người bệnh sỏi túi mật nên ăn gì

(12)
Người bị sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng gì là những vấn đề mà người bệnh thường quan tâm. Việc áp dụng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát ... [xem thêm]

Mẹ nên cho con ăn gì để bổ sung chất sắt?

(38)
Trẻ nhỏ cần chất sắt để phát triển não bộ một cách khỏe mạnh. Sắt giúp cơ thể của bé sản sinh huyết sắc tố hemoglobin – có vai trò rất quan trọng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN