Vitamin A trong chế độ ăn khi mang thai

(3.5) - 93 đánh giá

Tại sao bạn cần vitamin A trong thai kỳ?

Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo được dự trữ ở gan. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành thai nhi bao gồm sự phát triển của tim, phổi, thận, mắt, xương cũng như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương.

Vitamin A là một yếu tố đặc biệt cần thiết cho phụ nữ sắp sinh giúp hồi phục lại các mô sau khi sinh. Vitamin A cũng giúp duy trì thị lực bình thường, chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ hệ miễn dịch, và giúp chuyển hóa chất béo.

Các điều cần biết về vitamin A

Có hai loại hợp chất: vitamin A dạng hoạt động và tiền vitamin A- caroten. Vitamin A dạng hoạt động (hay còn gọi là retinol) được sử dụng ngay lập tức bởi cơ thể và được tìm thấy trong các sản phẩm nguồn gốc động vật như trứng, sữa và gan. Tiền vitamin A (caroten) được tìm thấy trong hoa quả và rau, nhưng cơ thể chúng ta phải biến đổi dạng này qua retinol.

Hơn 600 dạng carotene được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng chỉ một vài dạng có thể biến đổi thành retinol. Beta-caroten là loại phổ biến nhất.

Tiêu chuẩn đo lường cho vitamin A là RAE (đơn vị tương đương hoạt động retinol) được dựa trên hiệu lực và nguồn cung cấp vitamin A. Một microgram (mcg) retinol (vitamin A dạng hoạt động) bằng 1 mcg RAE, nhưng cần 12mcg beta-caroten hoặc 24 mcg alpha-caroten mới bằng 1 mcg RAE.

Một tiêu chuẩn đo lường khác đến nay vẫn được sử dụng (đặc biệt là trên nhãn các sản phẩm bổ sung) là đơn vị đo lường quốc tế IU. IU không dễ để chuyển đổi qua RAE vì sự chuyển đổi sẽ phụ thuộc và dạng vitamin A. Ví dụ 900 mcg RAE có thể bằng bất cứ giá trị nào trong khoảng 6.000 đến 36.100 IU vitamin A.

Bạn cần bao nhiêu vitamin A?

  • Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống: 750 mcg RAE mỗi ngày
  • Phụ nữ mang thai trừ 19 tuổi trở lên: 770 mcg RAE mỗi ngày.
  • Phụ nữ cho con bú từ 18 tuổi trở xuống: 1.200 mcg RAE mỗi ngày.
  • Phụ nữ cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 1.300 mcg RAE mỗi ngày.
  • Phụ nữ không mang thai: 700 mcg RAE mỗi ngày

Bạn không cần phải tuân theo lượng vitamin A khuyến cáo mỗi ngày. Thay vào đó, hãy chú trọng vào lượng vitamin A trung bình cần đạt được trong khoảng vài ngày hoặc một tuần.

Có thể dùng nhiều vitamin A không?

Chế độ ăn trung bình của người Mỹ cung cấp vitamin A khá dồi dào. Nó có trong thịt, bơ sữa, cá, trứng, và ngũ cốc bổ sung ở dạng retinol. Nó cũng có trong đa số hoa quả và rau, hầu hết ở dạng caroten.

Trong suốt thai kỳ, không nên bổ sung quá nhiều vitamin A, vì có thể gây nên khuyết tật bẩm sinh và ngộ độc gan ở liều cao. Tuy vậy, bạn có thể bổ sung caroten từ hoa quả và rau.

Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên – có thai hoặc cho con bú – không nên bổ sung quá 3.000 mcg RAE (hoặc 10.000 IU) vitamin A từ các thực phẩm bổ sung, thực phẩm nguồn gốc động vật cũng như thực phẩm tăng cường vitamin A mỗi ngày. Đối với phụ nữ từ 18 tuổi trở xuống, mức vitamin A nên bổ sung tối đa là 2.800 mcg RAE (9.333 UI).

Đây là lí do quan trọng vì sao không nên tăng gấp đôi lượng vitamin hoặc dùng thêm bất cứ sản phẩm bổ sung nào trước khi sinh nếu như bác sĩ không khuyên dùng.

Hầu hết các loại vitamin sử dụng trong thai kỳ chứa một lượng vitamin A beta-caroten tối thiểu, tuy nhiên một số loại vitamin tổng hợp khác hoặc một số thực phẩm có chứa vitamin A dạng hoạt động. Vì vậy cần kiểm tra thành phần trên nhãn hàng hoặc tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng quá nhiều vitamin A làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, vì vậy phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không nên dùng các thuốc điều trị mụn trứng cá như isotretinoin (được biết đến với tên mới Accutane), và các thuốc liên quan đến retinol (một hợp chất của vitamin A) bao gồm tretinoin tại chỗ (renin-A) được sử dụng cho bệnh ngoài da.

Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin A

  • Rau quả (đặc biệt là cam, các loại quả màu vàng và các loại rau màu xanh, rất giàu beta-caroten, là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất. Bạn cũng có thể nhận được một lượng vitamin A hợp lý từ sữa và ngũ cốc.
  • Gan (bò, bê, gà) chứa lượng lớn vitamin A, vì vậy chỉ nên sử dụng một hoặc hai lần một tháng khi mang thai và không ăn quá nhiều trong một lần.

Một vài thực phẩm là nguồn cung cấp nhiều vitamin A:

  • 1 củ khoai lang nướng vừa: 961 mcg RAE (19.218 UI)
  • 1/2 chén bí ngô đóng hộp: 953 mcg RAE (19.065 IU)
  • 1/2 chén bơ tan, nấu chín: 572 mcg RAE (11.434 IU)
  • 1/2 chén khoai lang đóng hộp, nghiền: 555 mcg RAE (11.091 IU)
  • 1/2 chén cà rốt sống, thái nhỏ: 534 mcg RAE (10.692 IU)
  • 1/2 chén rau bina, nấu chín: 472 mcg RAE (9.433 IU)
  • 1/2 quả dưa đỏ trung bình: 466 mcg RAE (9.334 IU)
  • 1/2 cải xoăn, nấu chín: 443 mcg RAE (8.854 IU)
  • 1/2 cup cải rổ, nấu chín: 361 mcg RAE (7.220 IU)
  • 28 gram ngũ cốc bổ sung yến mạch: 215 mcg RAE (721 IU)
  • 1 quả xoài: 181 mcg RAE (3.636 IU)
  • 224 gram sữa không béo: 149 mcg RAE (500 IU)
  • 224 gram sữa 2% chất béo: 134 mcg RAE (464 IU)
  • 224 gram sữa nguyên chất: 110 mcg RAE (395 IU)
  • 1 muỗng canh bơ: 95 mcg RAE (355 IU)
  • 1 quả trứng lớn: 80 mcg RAE (270 IU)
  • 1/2 chén bông cải xanh nấu chín: 60 mcg RAE (1.207 IU)

Cả quá trình sơ chế (như thái nhỏ, nạo, hay ép nước) và nấu chín thức ăn làm cho tiền vitamin A caroten dễ hấp thu hơn. Bạn cũng hấp thu được tốt hơn nếu bạn ăn kèm một lượng chất béo nhỏ (khoảng 1 thìa) cùng lúc.

Nên dùng các sản phẩm bổ sung vitamin A?

Hoàn toàn không. Đa số mọi người đều nhận đủ vitamin A qua chế độ ăn và vitamin tổng hợp có chứa đủ vitamin A. Đọc lại thông tin trên nhãn hiệu để chắc chắn rằng bạn không sử dụng quá mức so với lượng được khuyến cáo, và đảm bảo không dùng dạng hoạt động.

Nếu bạn nghĩ bạn cần sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin A, hoặc nếu bạn có các câu hỏi về bổ sung vitamin A trước khi mang thai, cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.

Dấu hiệu thiếu vitamin A

Hiếm khi có trường hợp thiếu hụt vitamin A vì rất dễ hấp thụ đủ từ chế độ ăn, trừ những trường hợp bệnh lý. Dấu hiệu của thiếu vitamin A là giảm thị lực ban đêm và suy giảm miễn dịch. Những người thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới bệnh khô mắt, hậu quả là giác mạc trở nên khô và dày.

Tài liệu tham khảo

https://www.babycenter.com/0_vitamin-a-in-your-pregnancy-diet_675.bc?page=1

Biên dịch - Hiệu đính

Hồ Thị Thanh Huyền - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiếp cận các dấu hiệu sắp sinh con – Điều này có bình thường không?

(15)
Tiếp cận các dấu hiệu sắp sinh con – Điều này có bình thường không? Ra ít dịch hồng (ra nhớt hồng âm đạo) là bình thường. Chảy máu nhiều là không ... [xem thêm]

Bài 20 – Câu chuyện của cái sẹo mổ lấy thai

(48)
Một ngày, tôi chỉ cho con cái sẹo trên bụng, cái sẹo mổ cách đây mấy năm. Và câu chuyện bắt đầu… Ngày không xưa lắm, con nằm trong bụng mẹ. Một hôm, ... [xem thêm]

Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa

(40)
Tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung? Tỉ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở Việt Nam đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ (sau ung ... [xem thêm]

Tăng sinh nội mạc tử cung (Quá sản nội mạc tử cung)

(76)
Tăng sinh nội mạc tử cung là gì? Tăng sinh nội mạc tử cung (hay còn gọi là quá sản nội mạc tử cung) xảy ra khi nội mạc tử cung – lớp lót trong cùng của ... [xem thêm]

Thuỷ đậu và thai kỳ

(19)
Thuỷ đậu, có khi dân gian mình gọi là trái rạ, là một bệnh do nhiễm virus tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thuỷ đậu, cơ thể bạn sẽ sản xuất ... [xem thêm]

Chảy máu tử cung bất thường

(60)
Những điểm cơ bản trên lâm sàng Chảy máu tử cung bất thường (trước đây gọi là chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng [AUB]) là chảy máu xảy ra khi không ... [xem thêm]

Bài 32 – Em bé nhỏ và em bé to

(69)
Một em bé chào đời đủ ngày đủ tháng, cân nặng đạt chuẩn có lẽ là mong ước hàng đầu của mọi bà mẹ. Và…cuộc sống chưa bao giờ suôn sẻ cho tất ... [xem thêm]

Bài 37 – Nhân xơ tử cung ảnh hưởng gì đến hiếm muộn

(38)
Nhân xơ tử cung là gì? Nếu bạn có nhân xơ tử cung nhưng đã đủ con, kinh nguyệt bình thường, không đau đớn hay khó chịu gì, thì chỉ theo dõi bằng cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN