Vấn nạn bạo lực học đường đang tràn lan, bạn có chắc con mình được an toàn?

(3.7) - 86 đánh giá

Dù ngôi trường con bạn đang theo học có tốt đến đâu thì tình trạng bạo lực học đường vẫn có thể xảy ra. Do đó, bạn nên tìm hiểu các biểu hiện của con để kịp thời can thiệp nhằm bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương của vấn nạn này.

Bắt nạt học đường không phải là một vấn đề mới nhưng nhiều bố mẹ vẫn chủ quan cho rằng con đang theo học tại một ngôi trường tốt nên vấn nạn bạo lực học đường không thể xảy đến với con, đến khi sức khỏe và tinh thần của con sa sút thì đã quá muộn. Bài viết sau, Chúng tôi chia sẻ các dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị bắt nạt ở trường cùng những phương hướng giải quyết.

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là những hành vi vi phạm đạo đức, gây gổ, đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn giữa những học sinh với nhau. Ngày nay, vấn nạn bạo lực học đường còn là hiện tượng học trò xúc phạm, đánh thầy cô giáo, phụ huynh đánh thầy cô, giáo viên xúc phạm học sinh bằng nhiều hình thức…

Gần đây, các clip học sinh đánh nhau được đăng trên mạng xã hội ngày càng nhiều và các vụ bạo lực học đường xảy ra vưới tần suất gia tăng khiến nhiều cha mẹ lo ngại về tính an toàn của môi trường giáo dục. Nếu bé luôn vui vẻ mỗi khi kể về thầy cô, bạn bè, bạn không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp trẻ bị tổn thương về thể chất hoặc bị ảnh hưởng tâm lý bởi những hành động bạo lực học đường từ bạn bè, bạn nên can thiệp ngay. Bạo lực học đường ở Việt Nam được thể hiện bằng nhiều cách như: kỳ thị, tẩy chay, trấn lột, mắng chửi, xâm phạm đến thân thể… Trong phạm vi bài viết này, Chúng tôi chỉ đề cập đến vấn nạn bạo lục học đường giữa các học sinh với nhau. Các hình thức bắt nạt học đường phổ biến bao gồm:

1. Đánh đập, xô đẩy, hăm dọa

Đây là cách cách bắt nạt dễ nhận biết nhất vì nó để lại dấu vết trên cơ thể con bạn. Nếu nhận thấy con có các vết bầm tím, trầy xước và bé không trả lời được tại sao lại có các vết thương đó một cách rõ ràng, nguy cơ cao là con bạn đang là nạn nhân của kiểu bắt nạt này. Thông thường trẻ bị bạn bè bắt nạt thường không dám thừa nhận việc mình bị bắt nạt vì sợ bạn trả thù. Nếu con bạn nhỏ hơn so với bạn bè cùng tuổi, rất có thể bé đang là mục tiêu tấn công của đám bạn bè có thói quen thích bắt nạt.

Nếu con thường xuyên than rằng con đau đầu, đau bụng, buồn nôn hoặc không muốn đi học thì rất có thể bé đang bị bắt nạt và đang tìm cách tránh né. Hãy trò chuyện với con, khơi gợi để con nói về các mối quan hệ bạn bè ở trường. Việc này có thể giúp bạn biết được nhiều thông tin hữu ích hơn là ép buộc trẻ phải thừa nhận tình trạng mà trẻ đang gặp phải.

Khi đã nắm rõ được mọi sự việc và những đứa trẻ có liên quan, bạn nên trao đổi thẳng với giáo viên chủ nhiệm và các phụ huynh của những bé đó để đưa ra cách xử lý sự việc hiệu quả.

2. Chửi thề, chế giễu

Đây là hình thức bắt nạt gây ra rất nhiều tổn thương tinh thần song lại khó nhận biết. Nguyên do là bởi kiểu bắt nạt này không để lại hậu quả mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Kẻ bắt nạt sẽ không ngần ngại tấn công con bạn bằng những lười lẽ khiếm nhã ngay khi có dịp như: bé không có bạn bè bên cạnh, không có thầy cô giáo ở cùng…

Kiểu bắt nạt này thường nhắm vào những đứa trẻ có thể chất yếu, ngoại hình khác biệt, khả năng học tập kém hơn so với các trẻ khác. Nạn nhân của kiểu bắt nạt này thường có các đặc điểm chung như: chán ăn, không trò chuyện, không tự tin và dễ bị tổn thương.

Nếu con là nạn nhân của kiểu bắt nạt này, bạn nên dạy con đáp trả lại bằng cách của người lớn. Bạn giúp con tự tin hơn bằng việc dạy trẻ rằng không ai có quyền xúc phạm người khác và không có bất cứ ai phải chịu bị xúc phạm. Hãy dạy con nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt nạt và nói: “Bạn không được xúc phạm mình”, “Đừng chế giễu người khác, tốt hơn là các bạn nên đi chỗ khác chơi”…

3. Kỳ thị, tẩy chay, cô lập

Nạn nhân của kiểu bắt nạt này thường phải chơi một mình. Vì kẻ cô lập bé thường có ảnh hưởng đủ mạnh và thuyết phục các bé khác hành động như mình.

Nếu con bạn thường lủi thủi một mình, không có bạn bè hoặc không bao giờ kể vềchuyện chơi với bạn bè ở trường, có thể con là nạn nhân của loại bắt nạt này. Bé có xu hướng thu mình lại, rất ngại tiếp xúc với những ai không phải là các thành viên trong gia đình.

Hãy dành thời gian trò chuyện cùng con, khơi gợi những khúc mắc trong con. Từ đó sẽ giúp bạn có cách giải quyết hiệu quả. Hãy cân nhắc đến việc muốn chuyển trường của con. Ngoài ra, bạn nên đăng ký cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa như: học bơi, học chơi một loại nhạc cụ, học diễn kịch, các lớp hướng đạo sinh… để con có các mối quan hệ khác ngoài trường học.

4. Bắt nạt trên mạng

Bắt nạt trên mạng là một kiểu bắt nạt mới nhưng không còn xa lạ với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Kiểu bắt nạt này chỉ xảy ra trong thế giới ảo thông qua các ứng dụng: mạng xã hội, thư điện tử… nhưng khiến nạn nhân chịu ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề. Phương thức của kiểu bắt nạt này thường là tung tin đồn xấu, sỉ nhục hay châm biếm, bêu rếu… đối tượng bị bắt nạt.

Đặc điểm tâm lý chung của các bé bị bắt nạt trên mạng là:

  • Ngủ muộn hoặc rất khó ngủ, thậm chí là mất ngủ
  • Dành nhiều thời gian vào các mạng xã hội nhưng sau đó lại có vẻ buồn, chán nản
  • Khóa hết các tài khoản trên mạng xã hội
  • Tìm mọi cách để không một ai có thể đụng vào máy tính hay điện thoại của mình.

Nếu con là nạn nhân của trò bắt nạt trên mạng, bạn nên tìm cách lưu lại tất cả nội dung, bằng chứng bắt nạt. Sau đó, bạn có thể yêu cầu nhà trường hỗ trợ giải quyết sự việc, nếu nghiêm trọng có thể yêu cầu công an vào cuộc.

Để giảm nguy cơ con bị bắt nạt trên mạng, bạn hãy hạn chế không cho trẻ có nhiều thời gian lướt Internet. Thêm vào đó, bạn nên tìm hiểu xem các trang web con hay vào, thử sử dụng chúng để kiểm tra mức độ an toàn đối với trẻ. Hãy cài đặt các tùy chỉnh để phù hợp hơn với con để con được an toàn hơn trên thế giới ảo.

Ngoài ra, việc trẻ chơi các trò chơi bạo lực trên mạng gây ra nhiều tác hại mà bạn không ngờ tới. Hãy tham khảo bài viết 3 tác hại không ngờ của các trò chơi điện tử bạo lực đối với trẻ nhỏ để biết thêm thông tin hữu ích.

5. Tống tiền, trấn lột

Tống tiền, trấn lột trong học đường không phải vấn đề mới và có thể xảy ra ở bất cứ ngôi trường nào. Nạn bạo lực học đường kiểu này diễn ra âm ỉ và gây hậu quả xấu về mặt tinh thần cho cả nạn nhân và kẻ ra tay. Và đôi khi những đứa trẻ bị tống tiền, trấn lột lại trở thành kẻ bắt nạt chính bạn bè của mình.

Trấn lột, tống tiền diễn ra với nhiều hình thức như: trấn lột, tống tiền thẳng tay hay trấn lột tiền theo kiểu “bảo kê nhà vệ sinh”, “nộp tiền hụi”, “xin đểu”, “mượn” nhưng không bao giờ trả…

Nạn nhân thường là những bé ốm yếu, nhút nhát, hay sợ sệt, thiếu tự tin, có học lực kém. Khi bị bắt nạt các bé dễ rơi vào rạng thái lo âu, sợ sệt. Để có tiền đưa cho bạn, nhiều bé không ngần ngại trở thành kẻ trộm trong chính ngôi nhà của mình. Nếu bị trấn lột trong thời gian dài, trẻ dễ mất niềm tin vào cuộc sống, lo sợ, trầm cảm. Từ đó có thể nảy sinh các hành vi chống đối, gây hại cho người khác hoặc rơi vào ntình trạng nghiện ngập, thậm chí là tự tử.

Do các con chưa biết cách bảo vệ mình bằng cách chia sẻ với cha mẹ, thầy cô và những người lớn khác vấn đề mà mình đang phải đối mặt. Nếu nhận thấy con có dấu hiệu khả nghi, bạn nên dành thời gian trò chuyện với con, hãy khơi gợi để trẻ nói ra sự việc. Bạn không nên la mắng hay kết tội con mà hãy nhấn mạnh với con rằng điều bạn muốn làm chỉ là chấm dứt tình trạng con đang gặp phải mà thôi. Sau đó, bạn hãy trao đổi thẳng thắn với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu và các phụ huynh liên quan để có cách giải quyết sự việc cụ thể và hiệu quả.

6. Tấn công tình dục

Nếu con bạn đang ở độ tuổi dậy thì, bạo lực học đường kiểu tấn công tình dục có thể xảy ra với con. Kẻ tấn công con sẽ dùng cách hình thức như: bình luận về cơ thể con, trêu ghẹo con bằng những lời lẽ khiếm nhã, nhìn trộm thậm chí là chụp ảnh hay tìm cách đụng chạm vào con. Ngoài ra, kẻ bắt nạt còn có thể phát tán những hình ảnh nhạy cảm của con (nếu có) trên các trang mạng xã hội hay bắt ép con nghe, nhìn những thứ có tính chất khiêu dâm.

Trong một số trường hợp, bắt nạt học đường dạng tấn công tình dục còn bao gồm hành vi quấy rối tình dục, trong đó người phạm tội có thể bị truy tố. Hầu hết các nạn nhân của loại hình bạo lực này là con gái, song các bé trai cũng không ngoại lệ.

Một số dấu hiệu bạn có thể nhận ra bé đang là nạn nhân của bạo lực học đường kiểu này là: Bé tỏ ra khó chịu, thậm chí là sợ hãi người khác giới, thay đổi thói quen ăn mặc, có dấu hiệu trầm cảm.

Nếu con là nạn nhân của nạn tấn công tình dục chốn học đường, bạn đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho con như: thói quen ăn mặc của con hay thái độ của con đối với người khác giới… Hãy nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra với con không phải lỗi tại con, lỗi thuộc về kẻ đã gây ra việc đó với con. Tiếp theo, bạn nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, đại diện ban giám hiệu, kẻ tấn công con và phụ huynh của chúng để giải quyết sự việc. Nếu sự việc nghiêm trọng, hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và xác nhận, đồng thời báo cho cơ quan công an điều tra, xử lý.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay

Bắt nạt học đường thường có nhiều nguyên nhân:

  • Một nhóm trẻ cảm thấy ghét một cá nhân vì sự khác biệt trong tính cách hoặc vẻ bề ngoài hoặc học lực. Hay đơn giản là do đứa bé yếu hơn, kém tự tin so với bạn bè xung quanh.
  • Đôi khi, những đứa trẻ bắt nạt trẻ khác là để khỏa lấp nỗi khó chịu, thù hằn đối do một ai đó gây ra. Chẳng hạn như: bố mẹ, anh chị… thường xuyên mắng chửi hay đánh đặp trẻ.
  • Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng các cá nhân thường xuyên bạo hành người khác đều có cùng hoàn cảnh phải sống trong một gia đình mà bố mẹ hoặc các thành viên thường xuyên xảy ra xung đột, cãi vã.

Hậu quả từ bạo lực học đường và dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt

Không có gì lạ khi bạn lo sợ rằng trẻ sẽ bị bạo lực học đường bởi ngày nay, tình trạng này diễn ra khá phổ biến. Những biểu hiện của trẻ chứng tỏ con đang phải chịu hậu quả nặng nề từ hành vi bạo lực bao gồm:

  • Không muốn nói về những chuyện ở trường
  • Sợ đi học
  • Dấu hiệu trầm cảm ngày càng rõ rệt: Bạo lực học đường đã và đang gây ra những sang chấn tâm lý đặc biệt nghiêm trọng đối với học sinh.
  • Kết quả học tập giảm sút
  • Không thích nói về những người bạn của mình
  • Bạn nhìn thấy trên người trẻ có các vết thương, trầy xước khi trẻ đi học về
  • Về nhà với tình trạng áo quần không còn nguyên vẹn, các vật dụng cá nhân bị hư hỏng
  • Bé thường hay nói mình bị nhức đầu, đau bụng hoặc khó ngủ
  • Thay đổi trong thói quen ăn uống
  • Trở nên nhút nhát và thiếu tự tin.

Ngoài các hậu quả được đề cập ở trên, các bé bị bắt nạt khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu cao gấp 4,3 lần, chứng hoảng loạn cao gấp 14,5 lần và chứng trầm cảm cao gấp 4,8 lần so với những đứa trẻ khác khi trưởng thành.

Làm gì nếu trẻ là người bắt nạt bạn bè

Dù bạn tự nhận thấy rằng mình đang giáo dục trẻ rất tốt, nhưng vẫn không thể hiểu tại sao trẻ lại trẻ thành kẻ bắt nạt bạn bè. Đừng ngạc nhiên, điều này hoàn toàn bình thường và bạn có thể làm một số việc sau để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường:

1. Kiểm soát cảm xúc

Có lúc trẻ tức giận với bố mẹ vì mọi thứ không tuân theo ý muốn của mình và để cảm xúc hoàn toàn chi phối hành động. Lúc này, bạn hãy dạy con cách kiểm soát cảm xúc cũng như nghĩ đến những điều tích cực. Người lớn cũng có thể lấy chính mình ra làm ví dụ như khi bạn đang tức giận, hãy nói với bé rằng: “Hiện tại, ba/mẹ đang cảm thấy rất tức giận, do đó ba/mẹ cần đi ra ngoài một lát để bình tĩnh lại”. Bằng cách này, con sẽ dần học được cách kiểm soát cảm xúc từ bạn.

2. Cho con chơi với nhiều bạn khác

Khi bé còn nhỏ, bạn hãy cho con chơi chung với nhiều bạn bè khác nhau. Những đứa trẻ này có thể khác về hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, thể chất… nhưng sẽ giúp con phát triển các kỹ năng xã hội. Bé có cơ hội hiểu rằng mọi người đều khác nhau và mình cần phải tôn trọng điều đó. Trẻ nhỏ thường thích bắt nạt những ai khác biệt so với mình. Với cách trên, trẻ sẽ không còn thấy bạn bè khác biệt với mình nữa.

3. Khuyến khích trẻ giúp đỡ mọi người xung quanh

Nhiều bố mẹ thường nói với con rằng: “Con chỉ cần học cho giỏi là được”. Thực tế là ngoài việc học, trẻ nên được học thêm những điều khác như: cách cư xử với mọi người, phải biết giúp đỡ những người khác… Để làm điều này, bạn có thể phân công cho trẻ làm những công việc nhà đơn giản và hãy nhớ rằng bạn cần phải cư xử với con như người lớn chứ không phải là những đứa con nít. Bằng cách này, bé sẽ cảm nhận được mình rất quan trọng và học được cách chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.

4. Hãy để con được nói

Việc nuôi dạy các con sẽ trở nên dễ dàng hơn khi trẻ biết được bố mẹ nghĩ gì và ngược lại. Hãy để bé được nói lên những cảm nhận của mình. Để làm được điều này, bạn nên trò chuyện với con nhiều hơn. Việc này có thể không hiệu quả nhưng dần dần bạn có thể dạy trẻ hiểu được sự trung thực, công bằng và lịch sự là như thế nào.

Cho con cơ hội được nói sẽ giúp bé có thể chia sẻ những điều trải qua trong một ngày. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và không cần phải giải tỏa cảm xúc bằng cách đi bắt nạt bạn khác.

5. Bố mẹ nên can thiệp nếu cần

Đôi khi, người lớn cần phải hành động quyết liệt để bảo vệ con cái chứ không phải để bé đối mặt với tất cả mọi việc hoặc để sự việc trôi vào quên lãng. Nếu bạn đã làm mọi cách nhưng trẻ vẫn cứ bắt nạt bạn bè, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho bé cũng như các bạn khác. Nếu không, bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý.

Làm thế nào khi con bị bắt nạt?

Dưới đây là một số biện pháp bố mẹ nên biết để bảo vệ con trước những nguy cơ khó lường trên.

1. Tâm sự với bé mỗi ngày

Mỗi ngày, bố mẹ nên dành thời gian để quan tâm và hỏi bé về những chuyện xảy ra ở trường hay trong mối quan hệ với các bạn khác để nắm bắt tình hình. Bố mẹ nên chọn thời gian yên tĩnh và hỏi những câu hỏi mở như “giờ ra chơi hôm nay con làm những gì? Con chơi với những bạn nào?”, “hôm nay đi học có điều gì vui không?”… Qua đó, bạn có thể đoán được tình huống con có bị bắt nạt hay không.

2. Quan sát con để nhận ra dấu hiệu trẻ bị bắt nạt

Bố mẹ có thể nhận biết con bị bắt nạt khi thấy một số dấu hiệu như quần áo bị rách, đồ đạc của trẻ bị mất, bé xin thêm tiền ăn vặt, bỏ học hoặc không đến trường vì sợ một người nào đó. Đây là những dấu hiệu chỉ ra rằng con bạn có thể đang bị bắt nạt mà bố mẹ nên hết sức lưu ý. Ngoài ra, khi bị bắt nạt, bé có thể lấy một số lí do như đau đầu, đau bụng hoặc stress để được ở nhà. Một vài dấu hiệu như bé hay nổi giận, buồn bã, mất ngủ hay đái dầm cũng cần được chú ý đến.

3. Liên lạc với nhà trường

Một cách hiệu quả và an toàn khi con bị bắt nạt là bố mẹ nên liên lạc và báo cho nhà trường biết về tình trạng của bé để nhận sự hỗ trợ và giúp đỡ. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục, bạn cần tìm cách thu thập thông tin của các đối tượng bắt nạt trẻ và gửi đến nhà trường để nhà trường có thể xử lý kỷ luật và thông báo cho tất cả các bé khách cảnh giác.

4. Động viên tinh thần cho bé

Khi bị bắt nạt, lòng tự trọng của bé có thể đã bị tổn thương. Hơn bao giờ hết, bạn cần động viên tinh thần và trấn an con. Bạn hãy cho con biết rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh và yêu thương bé. Nếu từng bị bắt nạt hay biết những người gặp hoàn cảnh giống vậy, bạn hãy kể chuyện cho trẻ nghe để bé cảm thấy được đồng cảm, sẻ chia.

Trẻ em đi học, vui chơi với bạn, có những cuộc va chạm nhỏ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu con bạn thường bị bạn bè bắt nạt ảnh hưởng đến tâm lý và thành tích học tập, bạn cần hết sức quan tâm đến con. Bởi đôi khi, chỉ là những va vấp nhỏ thời thơ ấu cũng có thể để lại những vết thương không thể lành dù đã trưởng thành.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không?

(33)
Viêm lộ tuyến cổ tử cung (hay viêm cổ tử cung lộ tuyến) là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có ... [xem thêm]

11 dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực

(49)
Kiểm tra thị lực hay đo thị lực là một phần quan trọng trong công cuộc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em. Việc này giúp chẩn đoán và phát hiện ... [xem thêm]

Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá? (giai đoạn 2)

(91)
Sau khi đã có quyết tâm từ bỏ hút thuốc, bạn hẳn đã sẵn sàng để chọn ra một ngày để bắt đầu việc này, đây là bước rất quan trọng trong toàn bộ ... [xem thêm]

Cách làm se khít lỗ chân lông vừa hiệu quả vừa an toàn

(70)
Lỗ chân lông lớn sẽ khiến da bạn không đẹp hoàn hảo. Thêm vào đó, tình trạng này còn làm cho tế bào chết, vi khuẩn và bã nhờn dễ tích tụ và gây ra viêm ... [xem thêm]

Thời gian ăn uống trong ngày: hiểu để khỏe hơn

(88)
Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia dinh dưỡng không ngừng tranh luận về chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe. Ngày nay, ngoài những thực phẩm nên ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa da mặt để trị đúng cách

(65)
Da mặt bị ngứa thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể. ... [xem thêm]

Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(85)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

Bạn có tự tin mình sở hữu dương vật đẹp?

(67)
Đàn ông thường để ý khuôn ngực đầy đặn hay vòng mông căng tròn của phụ nữ khi bất chợt nhìn thấy một cô gái quyến rũ lướt ngang qua. Trong khi đó, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN