Vạch trần 5 dạng nhiễm trùng gây đau mắt ở trẻ sơ sinh

(3.95) - 62 đánh giá

Nếu nhận thấy các hiện tượng như đổ ghèn, chảy nước mắt, mắt đỏ và đau mắt ở trẻ sơ sinh thì bạn cũng đừng quá hoảng loạn. Đây có thể là dấu hiệu cho biết bé đang bị nhiễm trùng, một tình trạng khá phổ biến.

Mắt của trẻ sơ sinh rất yếu ớt cũng như nhạy cảm, do đó con dễ gặp phải các dạng nhiễm trùng gây đau mắt khác nhau. Tình trạng nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh nghe có vẻ khá nghiêm trọng nhưng thật ra, các bác sĩ lại quá quen với những loại bệnh như thế này. Vậy đó là gì và làm thế nào để chữa khỏi? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau nhé.

Các dạng nhiễm trùng gây đau mắt ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu các loại nhiễm trùng và nguyên nhân mà bé mắc phải sẽ giúp bạn nắm được cách chữa trị rõ ràng hơn:

1. Lẹo

Nếu con bạn xuất hiện vết sưng đỏ ở khu vực mí mắt, có thể bé đang mắc phải lẹo đấy.

Dấu hiệu

Lẹo sẽ gây ra hiện tượng đau mắt ở trẻ sơ sinh cùng với việc mắt bé hơi sưng lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy dịch tiết màu trắng hoặc vàng khiến mắt con bị đổ ghèn.

Nguyên nhân

Lẹo xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm vào tuyến dầu nằm ở gốc lông mi. Tình trạng này không hẳn quá nghiêm trọng nhưng vẫn nên được điều trị để đề phòng biến chứng xấu xảy ra.

Cách điều trị

  • Chườm ấm: Lẹo thường tự hết nhưng để giúp bé yêu giảm đau và khó chịu, bạn có thể thử ngâm một miếng gạc sạch vào nước ấm rồi áp nhẹ lên mắt bị lẹo của bé trong khoảng 15 phút. Hơi ấm sẽ phá vỡ mủ, giúp nốt lẹo khô nhanh hơn. Bạn hãy thực hiện biện pháp này 4 lần/ngày.
  • Không được tự ý nặn: Một điều khác bạn nên chú ý là đừng cố gắng tìm cách phá vỡ nốt lẹo để hút bớt mủ bởi việc này chỉ khiến bé bị đau đớn thêm cũng như làm tăng nguy cơ lây nhiễm từ mắt này sang mắt khác.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Bạn nên làm sạch khu vực xung quanh nốt lẹo bằng gạc nhúng nước ấm hoặc bông sau khi mủ chảy ra.

2. Bệnh đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc

Đây là tình trạng viêm của mí mắt trong hoặc nhãn cầu.

Dấu hiệu

Nếu bạn thấy rằng lòng trắng hoặc vành của mắt trẻ sơ sinh có màu đỏ dẫn đến mắt bị đục, nguy cơ cao là con đang bị đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc.

Nguyên nhân

Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra do dị ứng hoặc mắt bị kích thích ở khu vực màng bao quanh lòng trắng mắt hoặc bên trong mí mắt. Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Nhiễm trùng mắt do virus: Nếu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cùng với đau mắt đỏ, thủ phạm đứng sau tình trạng này thường là virus.
  • Nhiễm trùng mắt bởi vi khuẩn: Nếu bạn nhận thấy dịch tiết màu vàng đặc ở mắt bé rất có thể bé đã bị nhiễm vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc haemophilus.
  • Phản ứng dị ứng: Dẫu cho đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng em bé có thể bị dị ứng với khói, bụi hoặc bất kỳ chất gây dị ứng nào khác, đặc biệt là nếu mắt bị sưng, đỏ và chảy nước.

Cách điều trị

Khi nhận thấy bé yêu có các dấu hiệu của chứng viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được tham khám và điều trị. Viêm kết mạc do virus thường tự lành và bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để vệ sinh mắt bé cách rửa, làm sạch dịch tiết. Nếu tình trạng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đưa con đi tái khám.

3. Chắp mắt

Đây là tình trạng trên mí mắt của bé xuất hiện một nốt u nhỏ.

Dấu hiệu

Chắp mắt ban đầu có kích thước khá nhỏ nhưng dần sẽ phát triển lớn như hạt đậu. Không giống như lẹo, chắp không tạo ra mủ cũng không lây lan. Tuy nhiên, nó có thể khiến tầm nhìn của bé bị mờ vì sẽ xâm lấn vào nhãn cầu trong khi phát triển.

Nguyên nhân

Chắp mắt ở trẻ sơ sinh xuất hiện là do tình trạng viêm mạn tính của một trong những tuyến sản xuất dầu nằm ở mí mắt trên hoặc dưới.

Cách điều trị

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Giống như lẹo, bạn không nên tự ý nặn hoặc làm vỡ nốt chắp. Ngoài ra, hãy sử dụng kháng sinh và thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Chườm ấm: Biện pháp này có thể giúp làm mềm ống dẫn dầu bị chặn và khiến mắt rỉ nước. Bạn chỉ cần chấm nhẹ một miếng gạc ấm đã thấm ướt vào vùng bị ảnh hưởng trong 15 phút và lặp lại việc này 4 lần/ngày.
  • Biện pháp y tế: Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu chắp mắt không biến mất sau khi bạn đã áp dụng biện pháp chườm ấm. Em bé có thể cần tiêm hoặc tiểu phẫu để loại bỏ nốt chắp.

4. Viêm mô tế bào hốc mắt

Khi nhận thấy mắt trẻ sơ sinh đỏ lên và có hiện tượng sưng tấy, bạn có thể nghĩ đến việc bé đang mắc phải chứng viêm mô tế bào quanh hốc mắt.

Dấu hiệu

Dấu hiệu nhận biết của viêm tế bào hốc mắt bao gồm: sốt, sổ mũi và viêm kết mạc.

Nguyên nhân

Đây là một bệnh nhiễm trùng mắt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, bệnh xảy ra khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào mắt gây ảnh hưởng đến chỉ một bên hoặc cả hai mắt.

Điều trị

Trẻ sơ sinh mắc phải viêm mô tế bào hốc mắt nên được đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm tra cần thiết cũng như được chỉ định kê toa kháng sinh và thuốc mỡ nhằm giúp bé loại bỏ tình trạng nhiễm trùng.

5. Viêm bờ mi

Nếu bạn thấy mí mắt của bé sơ sinh bị viêm và mắt chảy nước, đỏ lên thì đó có thể là do viêm bờ mi.

Dấu hiệu

Lông mi có thể rơi ra nếu các tình trạng nhiễm trùng khác xảy ra cùng lúc với viêm bờ mi.

Nguyên nhân

Viêm bờ mi xảy ra khi mí mắt sản xuất quá nhiều dầu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh không gây ra bất kỳ vấn đề về thị lực nhưng có thể kéo theo các tình trạng như chắp, lẹo hoặc viêm kết mạc nếu không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị

Tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm chắc chắn rằng tình trạng viêm cuaur bé không gây nguy hiểm. Sau đó, bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối để vệ sinh mắt kết hợp dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh và chườm ấm cho trẻ.

Biện pháp tại nhà cho đau mắt ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng đau mắt ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Điều cực kỳ quan trọng mà bạn nên nhớ là phải rửa và vệ sinh tay trước cũng như sau khi chạm vào mắt bé
  • Pha một túi trà túi lọc trong ly nước sôi và để trong vài phút. Nước ấm, nhấc túi trả ra, vắt bớt nước thừa ra, bạn áp nhẹ hoặc đặt túi lên trên mí mắt bé để làm dịu cơn đau và sự khó chịu
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc pha pha một chút muối vào nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 9g muối pha trong 1 lít nước. Nhúng một ít bông gòn vào dung dịch này, đặt lên mí mắt trẻ sơ sinh sẽ giúp giải tỏa cơn đau
  • Ngâm vài bông hoa nhài trong nước sạch và để qua đêm. Nhúng tăm bông vào nước và chấm nhẹ lên vùng quanh mắt bị đau của trẻ. Đặc tính làm mát trong hoa nhài sẽ giúp cơn đau mắt vơi bớt
  • Dầu hoa cúc cũng có hiệu quả trong điều trị đau mắt ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm trùng. Đầu tiên, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu hoa cúc vào nước sôi rồi để nguội. Sau đó, dùng bông gòn đã nhúng hỗn hợp này chấm nhẹ lên mí mắt của bé
  • Nếu nhiễm trùng mắt là do tuyến lệ bị tắc, hãy nhẹ nhàng massage khu vực giữa mắt và vùng mũi để giúp con bạn bớt đau
  • Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn chỉ có thể được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn có thể làm sạch dịch tiết màu vàng dính quanh mắt trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý.

Để ngăn chặn các vi sinh vật gây hại xâm nhập vào mắt bé yêu, việc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà được liệt kê ở trên là cách tốt nhất để điều trị nhiễm trùng mắt của bé. Tất nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào ở trẻ. Ngoài ra, trong những lúc như vậy, hãy nhớ giữ trẻ sơ sinh tránh xa những trẻ khác nhằm tránh nguy cơ truyền bệnh.

Phương Uyên/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

(89)
Tiểu đường là tình trạng lượng đường huyết trong máu quá cao. Tiểu đường làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, các vấn đề ở mắt, da, thận và hệ thần ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? 4 nhóm thực phẩm và 2 bài tập tốt cho cột sống

(26)
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì đó liên quan đến xương cột sống, bên ... [xem thêm]

Khám phá 4 nhóm thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả

(30)
Bạn có biết đâu là những loại thực phẩm giúp giảm cân không? Nhiều người ăn kiêng tin rằng việc ăn các loại thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm cân. ... [xem thêm]

Nói chuyện về tình dục với bạn đời, dễ hay khó?

(29)
Nếu chuyện phòng the hiện tại không được như ý muốn, một trong những cách mà bạn nên thử chính là nói trực tiếp ra ý muốn của mình. Các nhà tâm lý ... [xem thêm]

Bệnh không dung nạp lactose ở trẻ em

(14)
Trẻ em mắc bệnh không thể dung nạp lactose có vấn đề với việc tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các thực phẩm từ sữa. Những trẻ ... [xem thêm]

Bật mí cách nhận biết nốt ruồi lành tính hay có hại

(87)
Bạn có bao giờ thắc mắc về những nốt ruồi (hay mụn ruồi)xuất hiện trên da? Hãy xem thử cách nốt ruồi hình thành và nhận biết xem liệu nó có phải là ... [xem thêm]

10 công dụng bất ngờ của atisô bạn không nên bỏ qua

(71)
Atisô có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như phòng ngừa ung thư, bệnh tim, loãng xương… Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 10 công dụng của ... [xem thêm]

Diễn tiến và cách đẩy lùi những cơn đau nửa đầu

(45)
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc chứng đau nửa đầu (thiên đầu thống, bệnh Migraine) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và một trong số nguyên nhân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN