Giúp con xóa bỏ ác cảm về bệnh viện

(3.83) - 38 đánh giá

Đưa con bị ốm đến bệnh viện cũng không phải là việc dễ dàng. Một số bé chỉ cần nhìn thấy kim tiêm và ống nghe của bác sĩ là co rúm lại. Cũng giống như khi cho con uống thuốc, đầu tiên, mẹ cần xác định nguyên nhân vì sao con không thích đến bệnh viện. Đa số các bé đều không thích cảm giác lạnh lẽo của chiếc ống nghe. Vì vậy mẹ có thể nhờ bác sĩ làm ấm ống nghe trước rồi mới khám bệnh, đồng thời hướng sự chú ý của con sang hướng khác.

Bệnh viện là nơi khiến trẻ dễ sợ hãi, mẹ hãy thử tìm cách để con có thể đi bệnh viện với tâm lý thoải mái hơn. các mẹ hãy lưu tâm những điều sau:

Không nên dùng bệnh viện để dọa nạt con

Một số bà mẹ thường dọa nạt con rằng nếu con không chịu nghe lời sẽ cho con tới bệnh viện để bị tiêm đau mà không biết rằng nói như vậy khiến trẻ càng sợ bệnh viện hơn.

Không nên nói dối con về chuyện đi bệnh viện

Mẹ không nên vì con không thích mà nói dối là đưa con đi nơi khác, bởi vì niềm tin của con với mẹ rạn vỡ, rất có thể con sẽ mất lòng tin vào mọi người.

Hãy chọn bệnh viên thân thiện nhất

Mẹ nên tìm những bệnh viện có các bác sĩ thân thiện, có nhiều đồ chơi thú vị để giúp con không ghét đi bệnh viện hơn.

Hãy thử chơi trò chơi bệnh viện với con

Nhiều bé chỉ cần nghĩ tới cảm giác bị tiêm đau là đã sợ hãi cực độ. Vì vậy, mẹ nên thông qua những cuốn sách, truyện hoặc trò chơi để giúp con hiểu vì sao phải đi bệnh viện.

Thưởng cho con đúng lúc

Một điều nữa các mẹ cần nhớ đó là mẹ hãy thưởng cho con sau khi con ngoan ngoãn hợp tác để các bác sĩ khám bệnh. Có người cho rằng thưởng cho con sẽ khiến con hư nhưng với những đứa bé đang bị ốm, đây là việc làm cần thiết giúp bé khắc phục được sự sợ hãi và có thêm động lực để chữa bệnh. Sau khi con khỏi bệnh, mẹ hãy chăm sóc con thật tốt để giúp con bớt ác cảm về bệnh viện.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/676098282587695

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì khi trẻ mút tay?

(71)
Ta biết rằng, hành vi mút tay hay bỏ đồ chơi vào miệng của các bé là hành vi nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như: ... [xem thêm]

Sốt phát ban ở trẻ em

(89)
Sốt phát ban không phải 1 bệnh mà là 1 nhóm bệnh do siêu vi gây ra. Với đặc trưng là sốt sau đó phát ban đỏ ra da. Bao gồm cả sởi và Rubella. Sởi : Sốt cao ... [xem thêm]

Trẻ nên có bữa ăn chung với người lớn không ?

(65)
Ngay từ khi ăn dặm ít nhất phải ngày 1 bữa. Khi đủ lớn tập ngồi vào bàn ăn chung với người lớn. Ăn đúng giờ nhất đinh và tạo không khí vui tươi khi ăn ... [xem thêm]

Cơn hoảng sợ ban đêm, cơn lú lẫn ban đêm và cơn ác mộng ban đêm ở trẻ em

(66)
Cơn hoảng sợ ban đêm là gì? Là cơn mà đứa trẻ sẽ thức dậy 1 cách đột ngột lúc nửa đêm và có những hành động rất khó chịu. Chúng có thể la hét, ... [xem thêm]

Viêm phổi

(71)
Đại cương Viêm phổi và một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ dưới 5 tuổi ... [xem thêm]

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trầm cảm

(79)
Các bậc cha mẹ hãy trả lời các câu hỏi “ có, không” sau, nếu cha mẹ trả lời có với vài câu hỏi thì rất có thể trẻ đã bị trầm cảm Một số dấu ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh có tăng nguy cơ gây hen suyễn cho trẻ?

(60)
Câu hỏi Chào anh chị.gần đây em có đọc được thông tin dùng kháng sinh gây tăng nguy cơ hen suyễn cho trẻ? Em rất mong anh chị giải đáp vì không có nguồn tin ... [xem thêm]

21 Lời khuyên cho cha mẹ có con biếng ăn

(86)
CHUẨN BỊ CHO BỮA ĂN 1. Cố định giờ ăn: giờ ăn được cố định là 1 điều rất quan trọng, góp phần tạo nên thói quen tốt và nhịp đói – no của trẻ, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN