Giảm thính lực trong ung thư

(4.2) - 11 đánh giá

Giảm thính lực (giảm khả năng nghe) là tác dụng phụ có thể gặp ở một số bệnh ung thư trẻ em hoặc của một số phương pháp điều trị ung thư. Một số loại thuốc trị ung thư và các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm xạ trị và phẫu thuật, có thể làm hỏng tai, dẫn đến giảm thính lực. Trong một số trường hợp, giảm thính lực có thể do sự phát triển của chính khối u.

Trẻ em được điều trị bằng các thuốc độc cho tai nên được kiểm tra thính lực thường xuyên để theo dõi các vấn đề về thính lực. Giảm thính lực có thể ảnh hưởng đến lời nói, các mối quan hệ xã hội, học tập, thành tích học tập và mục tiêu nghề nghiệp. Đánh giá và can thiệp sớm có thể giúp bệnh nhân và gia đình quản lý tốt hơn việc giảm thính giác, để thúc đẩy chất lượng cuộc sống sau ung thư.

Cách bảo vệ thính lực

  • Giảm tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ thính lực.
  • Giảm âm lượng của thiết bị nghe cá nhân.
  • Kiểm tra thính lực.
  • Hãy để nhân viên y tế biết về bất kỳ thay đổi nào về khả năng nghe.

Trong một số trường hợp, nhóm chăm sóc có thể đề nghị thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị khác dựa trên mức độ giảm thính lực.

Tìm thêm hiểu thêm về đo thính lực và chăm sóc thính lực

Triệu chứng giảm thính giác ở trẻ em

  • Có tiếng chuông trong tai
  • Gặp khó khăn trong việc nghe hoặc hiểu, đặc biệt là trong đám đông hoặc có tiếng ồn xung quanh
  • Không chú ý
  • Không phản ứng với âm thanh
  • Tăng âm lượng của tivi hoặc âm nhạc
  • Có vấn đề ở trường, chẳng hạn như không tuân theo chỉ dẫn hoặc điểm số kém hơn
  • Quay đầu để cố nghe rõ hơn hoặc sử dụng 1 bên “tai tốt hơn”
  • Thay đổi hoặc trì hoãn trong lời nói
  • Gặp vấn đề về thăng bằng
Tìm thêm thông tin về thính giác và giao tiếp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây giảm thính lực

Các yếu tố nguy cơ gây giảm thính lực ở trẻ bị ung thư bao gồm:

  • Một số loại thuốc hóa trị, đặc biệt là thuốc chứa platinum như cisplatin và carboplatin
  • Xạ trị vùng tai, não, mũi, họng, xoang hoặc xương gò má
  • Phẫu thuật ảnh hưởng đến tai, não hoặc thần kinh thính giác
  • Thuốc khác:
  • Một số loại kháng sinh như kháng sinh erythromycin hoặc aminoglycoside bao gồm amikacin, gentamicin và tobramycin
  • Một số thuốc lợi tiểu tác động lên thận bao gồm furosemide và axit ethacrynic
  • Các yếu tố sức khỏe như sinh non, nhẹ cân, hoặc các đợt nhiễm trùng, bệnh tật trước đó

Điều trị ở độ tuổi nhỏ và/hoặc liều hóa trị hoặc xạ trị chuyên sâu hơn cũng làm tăng khả năng giảm thính lực.

Tai và thính lực

Có ba phần chính của tai:

  • Tai ngoài – Sóng âm truyền vào tai qua tai ngoài. Nó hoạt động như một cái phễu để hướng âm thanh đến màng nhĩ là nơi ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa.
  • Tai giữa – Tai giữa là khoang chứa đầy không khí. Bên trong khoang, 3 xương nhỏ tạo thành một chuỗi nối màng nhĩ với tai trong. Những xương này là xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Sóng âm gây ra các rung động truyền từ màng nhĩ qua xương tai giữa đến tai trong.
  • Tai trong – Tai trong bao gồm ốc tai chứa đầy chất lỏng. Các đầu dây thần kinh nhỏ, được gọi là các tế bào lông cảm giác, nối với ốc tai. Các tế bào lông chuyển đổi sóng âm thanh thành các xung thần kinh. Những tín hiệu này đi dọc theo dây thần kinh thính giác đến não. Bộ não xử lý các tín hiệu thần kinh và nhận thức âm thanh.

Các loại giảm thính lực

Có các loại giảm thính lực khác nhau được quan sát ở trẻ bị ung thư và những người sống sót. Vấn đề thính lực do hóa trị có khả năng ảnh hưởng đến cả hai tai. Tuy nhiên, giảm thính lực sau phẫu thuật hoặc phóng xạ có thể ở một hoặc cả hai tai, tùy thuộc vào loại tổn thương cụ thể. Đối với một số bệnh nhân, thính lực có thể cải thiện theo thời gian. Đối với nhiều bệnh nhân, giảm thính lực thường là vĩnh viễn và có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác. Một số người sống sót có thể bắt đầu gặp vấn đề về thính lực trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi kết thúc điều trị. Những vấn đề này được gọi là tác dụng phụ muộn. Hiểu về các loại giảm thính lực rất quan trọng để giúp lập kế hoạch chăm sóc và theo dõi.

Giảm thích lực dẫn truyền

Đây là loại giảm thính giác khi có tắc nghẽn hoặc tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa. Chất lỏng, sáp hoặc phù nề có thể ngăn âm thanh truyền đi bình thường, khiến âm thanh dường như bị bóp nghẹt. Màng nhĩ hoặc xương của tai giữa cũng có thể bị cứng hoặc bị hỏng. Nhiễm trùng có thể là một nguyên nhân phổ biến của giảm thính lực dẫn truyền. Xạ trị cũng có thể gây mất thính lực dẫn truyền ở một hoặc cả hai tai.

Giảm thính lực tiếp nhận

Giảm thính giác tiếp nhận do tổn thương các tế bào lông của tai trong (cảm giác) hoặc tổn thương dây thần kinh thính giác hoặc não (thần kinh).

  • Hóa chất có thể đi vào chất lỏng của ốc tai, nơi nó được hấp thụ bởi các tế bào lông. Một số loại thuốc hóa trị gây hại cho tế bào lông. Khi các tế bào lông cảm giác bị tổn thương, các rung động đến các tế bào lông, nhưng chúng không thể gửi tín hiệu âm thanh đến não. Thông thường, các tế bào lông truyền âm thanh tần số cao bị tổn hại trước tiên. Nếu tổn thương tiếp tục, khả năng nghe âm thanh thấp hơn có thể trở nên tệ hơn.
  • Tùy thuộc vào nơi bức xạ được phân phối, xạ trị có thể gây hại cho các tế bào lông hoặc làm tổn thương dây thần kinh hoặc các bộ phận của não tiếp nhận và xử lý âm thanh. Trẻ em nhận được liều phóng xạ cao hơn 30 gray (Gy) đến các khu vực dễ bị tổn thương có nguy cơ giảm thính lực cao hơn.
  • Phẫu thuật cũng có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh hoặc vùng não liên quan đến thính lực. Sự chèn ép do phù nề hoặc khối u đôi khi có thể làm cho các dây thần kinh hoạt động không đúng.

Giảm thính lực ở trẻ bị ung thư có thể là loại dẫn truyền, tiếp nhận hoặc kết hợp. Giảm thính lực dẫn truyền có thể cải thiện theo thời gian nếu nguyên nhân của vấn đề, chẳng hạn như chất lỏng hoặc phù nề được loại bỏ. Giảm thính lực tiếp nhận có khả năng là vĩnh viễn, đặc biệt là nếu các tế bào lông hoặc dây thần kinh đã bị tổn thương do hóa trị hoặc xạ trị.

Hỗ trợ cho tình trạng giảm thính lực

Bệnh nhân có nguy cơ bị giảm thính lực nên được kiểm tra thính giác bởi chuyên gia thính học. Một loại kiểm tra thính lực phổ biến là đánh giá thính lực trong đó bệnh nhân nghe các âm thanh khác nhau thông qua tai nghe. Chuyên gia thính học ghi lại những âm thanh và tần số có thể nghe được cho mỗi tai. Các kết quả được ghi lại trên thính lực đồ và được so sánh với các mức độ mong đợi cho thính lực bình thường. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để theo dõi thính lực nhiều lần về sau. Thính lực cũng có thể được kiểm tra bằng cách theo dõi sóng não khi đáp ứng với âm thanh. Xét nghiệm này được gọi là Phản ứng thính lực thân não (ABR). Dựa trên các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng giảm thính lực, chuyên gia thính học sẽ đề nghị kiểm tra thêm và theo dõi.

Một loạt các dịch vụ và thiết bị trợ giúp có sẵn để giúp điều trị rối loạn thính lực. Bao gồm:

Máy trợ thính – Máy trợ thính

Là thiết bị giúp âm thanh to hơn. Mô hình đặt phía sau tai được khuyến khích cho trẻ nhỏ. Chúng dễ sử dụng hơn và không bị ảnh hưởng do trẻ tăng trưởng. Máy trợ thính nhỏ hơn có thể là một lựa chọn tốt cho thanh thiếu niên và người lớn. Tìm hiểu thêm về máy trợ thính ở trẻ em.

Cấy ốc tai – Cấy ốc tai

Là thiết bị được cấy ghép bằng phẫu thuật nhằm kích thích dây thần kinh thính giác. Tuy nhiên, chúng không phải là hiệu quả đối với tất cả các loại mất thính lực. Tìm hiểu thêm về cấy ốc tai điện tử.

Hệ thống công nghệ trợ thính (HATS)

Còn được gọi là thiết bị hỗ trợ nghe, hệ thống này bao gồm: hệ thống điều chế tần số (FM), hệ thống hồng ngoại, hệ thống vòng lặp cảm ứng, bộ khuếch đại từ xa, ký tự từ xa và thiết bị cảnh báo. Các hệ thống này có thể có sẵn trong các vị trí công cộng (như trường học, nhà thờ hoặc nhà hát) hoặc để sử dụng tại nhà. Mỗi hệ thống được thiết kế khác nhau, nhưng mục tiêu chung là khuếch đại âm thanh hoặc biến đổi âm thanh thành một hình thức khác nhau như ký tự. Tìm hiểu thêm về công nghệ trợ thính.

Phương pháp giao tiếp bổ sung

Đọc lời nói và ngôn ngữ ký hiệu có thể hữu ích cho những người bị mất thính lực nặng hơn. Các vị trí như trường học và bệnh viện có thể có các thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu để hỗ trợ bệnh nhân giảm thính lực giao tiếp.

Chuyên gia thính học có thể giúp liên kết bệnh nhân với các dịch vụ và thiết bị tốt nhất phù hợp với nhu cầu của họ. Điều quan trọng là cha mẹ phải đảm bảo rằng trẻ sử dụng thiết bị trợ thính đúng cách và tuân thủ các cuộc hẹn tái khám để theo dõi thính giác. Giảm thính giác có thể ảnh hưởng đến các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm trường học, công việc và các mối quan hệ. Tuy nhiên, với sự nhất quán trong việc đeo máy trợ thính hoặc các thiết bị khác và sử dụng các dịch vụ có sẵn (như Kế hoạch Giáo dục Cá nhân – IEP) có thể giúp trẻ có cơ hội thành công hơn trong cuộc sống sau ung thư.

Lời khuyên cho bệnh nhân và gia đình

Hiểu về nguy cơ của bạn.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị ung thư (bao gồm cả liều thuốc) và các yếu tố nguy cơ khác gây giảm thính lực.

Kiểm tra và theo dõi các triệu chứng.

Thực hiện một bài kiểm tra thính lực cơ bản và được theo dõi thường xuyên để nắm bắt những thay đổi sớm về thính lực. Các triệu chứng giảm thính lực có thể dễ bị bỏ lỡ. Hãy biết những triệu chứng gì cần theo dõi và báo lại bất kỳ sự thay đổi nào mà bạn quan tâm với bác sĩ hoặc chuyên gia thính học.

Sử dụng các thiết bị và dịch vụ trợ thính.

Một số tác động tiêu cực của giảm thính lực có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng các thiết bị và dịch vụ phù hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn gặp chuyên gia thính học thường xuyên và làm theo các khuyến cáo.

Bảo vệ thính giác của bạn.

Tiếng ồn hàng ngày có thể làm hỏng các tế bào lông của tai trong. Âm thanh lớn có thể làm hỏng thính giác nhanh chóng và thậm chí âm lượng thấp hơn có thể gây ra tổn thương theo thời gian. Hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn từ âm nhạc, giao thông, sự kiện thể thao và máy cắt cỏ hoặc thiết bị xây dựng.

Dành cho phụ huynh: Hiểu về nguy cơ của con tôi

Dưới đây là danh sách nhanh để giúp bạn nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ giảm thính giác. Trẻ em được điều trị với cisplatin, carboplatin hoặc bức xạ vào đầu hoặc cổ nên được kiểm tra thính giác ít nhất một lần sau khi hoàn thành điều trị bằng các xét nghiệm theo dõi theo khuyến cáo.

Yếu tố nguy cơ

  • Con tôi đã được hóa trị liệu bằng cisplatin hoặc carboplatin.
  • Con tôi được xạ trị ở đầu hoặc cổ.
  • Con tôi đã dùng kháng sinh aminoglycoside (amikacin, gentamicin, tobramycin) hoặc erythromycin.
  • Con tôi đã nhận được một số thuốc lợi tiểu như furosemide hoặc ethacrynic acid.
  • Con tôi dưới 4 tuổi khi bắt đầu điều trị ung thư.
  • Con tôi có các yếu tố nguy cơ khác như sinh non, nhẹ cân, các vấn đề về thính lực trước đó, nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại, viêm màng não, sốt tinh hồng nhiệt hoặc chức năng thận kém.

Những người sống sót sau ung thư thời thơ ấu có yếu tố nguy cơ bị giảm thính lực nên được kiểm tra hàng năm với bác sĩ điều trị chính của họ và đảm bảo rằng sàng lọc thính lực là một phần của việc chăm sóc theo dõi thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

Hearing Loss

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thỵ Phương Anh - Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nam giới

(83)
Người dịch: Hà Xuân Nam Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 12/2018 Được chấp thuận bởi ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Triệu chứng và dấu hiệu

(28)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Chiến thắng ung thư và chăm sóc theo dõi

(73)
Biên dịch: Đặng Thị Mỹ Duyên Hiệu đính: BS. Đặng Thị Thu Hằng, Lê Hà Cảnh Châu “Tôi nghĩ rằng cuộc sống sẽ luôn có một ít trải nghiệm về ung thư. ... [xem thêm]

Ung thư tụy: Lựa chọn điều trị theo giai đoạn

(29)
Biên dịch: Nguyễn Thị Phương Thùy Hiệu đính: Ths. BS. Nguyễn Hải Nam, BS.TS. Phạm Nguyên Quý Ung thư tụy cũng như những ung thư khác được phân loại theo giai ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những câu hỏi thường gặp

(95)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết bao gồm ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Nghiên cứu mới nhất

(60)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về những nghiên cứu khoa học đang được ... [xem thêm]

Viêm tụy di truyền

(88)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Viêm tụy di truyền là gì? Viêm tụy di truyền (VTDT) là một tình trạng liên quan đến viêm ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(29)
Bài viết này giới thiệu về các phương pháp khác nhau được các bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhi mắc u nguyên bào tủy. Sử dụng menu để xem các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN