Tìm hiểu mọi thông tin về bệnh thiếu máu não

(3.83) - 73 đánh giá

Thiếu máu não là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu lên não không đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất tại đây. Từ đó, lượng oxy cung cấp không đủ và gây chết mô não, nhồi máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu não cục bộ.

Các động mạch cung cấp máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến cho não theo một con đường nhất định, đảm bảo mọi tế bào não đều được cung cấp đủ máu. Khi một động mạch trong não bị tắc nghẽn hoặc chảy máu sẽ làm giảm bớt lượng oxy cung cấp đến khu vực não liên quan đến mạch máu đó.

Việc thiếu hụt oxy cung cấp cho não cũng khiến cho vùng não bị ảnh hưởng bị suy giảm chức năng. Thực tế, khi các tế bào não thiếu oxy trong hơn một vài giây đã có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, mô não có khả năng chết và không thể phục hồi. Tình trạng này được gọi là nhồi máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu não.

Phân loại thiếu máu não

Bệnh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu lên não, bao gồm:

  • Huyết khối: đây là loại thiếu máu cục bộ xảy ra bởi tắc nghẽn mạch máu, thường là do cục máu đông hình thành hoặc sự co thắt đột ngột của động mạch.
  • Thuyên tắc mạch (embolic): đây là tình trạng thiếu máu cục bộ do cục máu đông hình thành trong một động mạch rồi di chuyển đến một động mạch khác nhỏ hơn, gây tắc nghẽn tại đích đến.
  • Giảm lưu thông máu (hypoperfusion): xảy ra khi lưu lượng máu tổng thể bị thiếu hụt. Một cơn đau tim, mất máu nghiêm trọng do chấn thương hay phẫu thuật đều có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho não.

Thiếu máu não đôi khi chỉ là một vùng nhỏ ở não không được cung cấp đủ máu nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả một khu vực lớn, thậm chí là toàn bộ não.

  • Thiếu máu não khu trú mô tả một khu vực cụ thể ở não bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xảy ra khi cục máu đông đã chặn dòng máu lưu thông ở một động mạch não, làm giảm lưu lượng máu đến một vùng não nhất định. Thiếu máu não khu trú có thể là kết quả của huyết khối hoặc thuyên tắc mạch.
  • Thiếu máu não toàn bộ tức là não bị ảnh hưởng cả một khu vực rộng lớn và thường xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị giảm mạnh hoặc ngừng lại. Ngưng tim là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Nếu quá trình lưu thông máu được phục hồi trong thời gian ngắn, các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện tạm thời. Ngược lại, nếu thời gian tái tưới máu kéo dài thì tổn thương não có khả năng tồn tại vĩnh viễn.

Mặc dù tái tưới máu là việc cần làm để bảo vệ được nhiều mô não khỏi tổn thương vĩnh viễn nhưng đôi khi có thể dẫn đến tổn thương tái tưới máu.

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu não

Các triệu chứng của thiếu máu não có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng, kéo dài từ vài giây đến vài phút. Nếu thiếu máu cục bộ xảy ra trong thời gian ngắn và được giải quyết trước khi cơn nhồi máu xảy ra khiến tế bào não tổn thương vĩnh viễn thì được xem là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Trường hợp các mô ở não đã tổn thương do thiếu máu cục bộ thì các triệu chứng có khả năng tồn tại vĩnh viễn.

Thiếu máu não thường gây ra những dấu hiệu liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt là xảy ra ở một bên cơ thể. Triệu chứng sẽ thay đổi trên từng người bệnh, phụ thuộc vào vị trí bị thiếu máu.

Cảm thấy yếu một bên cơ thể có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu não cục bộ

Một vài triệu chứng do thiếu máu lên não gây ra gồm:

  • Cảm thấy yếu ở một hoặc hai bên cơ thể
  • Mất cảm giác ở một hoặc cả hai bên cơ thể
  • Hay nhầm lẫn và mất phương hướng
  • Ảnh hưởng đến thị lực ở một hoặc hai mắt
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Mất ngủ
  • Nhìn đôi (song thị)
  • Nói lắp
  • Mất ý thức hoặc giảm ý thức

Những nguyên nhân thiếu máu não thường thấy

Thiếu máu lên não thường liên quan đến nhiều bệnh lý hoặc các bất thường khác, có thể là:

  • Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc các bệnh về máu khác
  • Dị dạng mạch máu
  • Tích tụ các mảng bám trong động mạch
  • Khuyết tật ở tim bẩm sinh
  • Bệnh tim
  • Xuất hiện cục máu đông
  • Huyết áp thấp
  • Đau tim
  • Nhịp nhanh thất

Gốc tự do cũng có khả năng gây thiếu máu não. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần quan tâm, ngăn chặn và giảm thiểu các nguồn sinh gốc tự do như: căng thẳng tâm lý (stress), thiếu dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, rượu bia, khói thuốc lá, chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm phóng xạ…

Theo Hội đột quỵ Việt Nam, những yếu tố nguy cơ góp phần vào tình trạng này bao gồm:

  • Tuổi tác, bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, nhất là những người lao động trí óc với cường độ cao
  • Người có bệnh lý về tim mạch (tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường)
  • Các yếu tố liên quan đến lối sống như lười vận động, hút thuốc, béo phì, uống nhiều bia rượu…

Chẩn đoán thiếu máu não

Khi đến gặp bác sĩ, đầu tiên bạn sẽ được hỏi về tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng đang gặp phải như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê bì tay chân… rồi đánh giá dựa trên thang điểm tiêu chuẩn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm bổ sung để giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân thiếu máu não cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các xét nghiệm đó có thể là:

  • Siêu âm doppler
  • Chụp CT hay MRI
  • Chụp mạch não đồ
  • Lưu huyết não đồ

Một số xét nghiệm gián tiếp khác cũng giúp xác định nguyên nhân gây bệnh như điện não đồ, các xét nghiệm sinh hóa…

Thiếu máu não uống thuốc gì?

Các thuốc điều trị thiếu máu não thường có tác dụng giúp tái cung cấp máu lại cho vùng bị ảnh hưởng bảo vệ tế bào não chống lại các tác động từ các chất độc hại tạo ra khi thiếu máu cục bộ và hạn chế tình trạng viêm nguyên phát.

Nhóm thuốc thứ nhất làm tăng lưu lượng máu lên não, cải thiện các triệu chứng, giúp các thành động mạch bị hẹp giãn ra đáng kể. Các thuốc trong nhóm này gồm có:

  • Cinnarizin: có tác dụng chẹn canxi chọn lọc, giảm hoạt tính của các chất gây co mạch, góp phần tăng lưu thông máu và tăng oxy lên não
  • Piracetam: đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose trên não, phục hồi những tổn thương não, duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não, cải thiện các triệu chứng như mất trí nhớ, thiếu tập trung, hoa mắt, chóng mặt…
  • Ginkgo biloba: điều hòa sự chuyển hóa của não, hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu, sa sút trí tuệ, chán nản, lo âu…
  • Cerebrolysin: điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường sự dẫn truyền máu lên não…

Nhóm thuốc thứ hai gồm các thuốc giúp cung cấp dưỡng chất, bao gồm vitamin B, C và sắt. Các loại thuốc này dù không cung cấp máu lên não để giải quyết tình trạng thiếu máu nhưng sẽ giúp hỗ trợ điều trị.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều bệnh lý khác cũng có khả năng gây ra những triệu chứng tương tự như thiếu máu não nên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài sử dụng thuốc, một số trường hợp có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật mạch máu để ngăn ngừa hay chữa trị đột quỵ. Các biện pháp như vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ thường được dùng để phục hồi chức năng cho những người bị đột quỵ do thiếu máu não.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị

Để quá trình điều trị thiếu máu não có hiệu quả, bạn cần phải kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện điều độ, lành mạnh cùng với sử dụng thuốc chữa trị, thực phẩm bảo vệ sức khỏe một cách hợp lý.

Người bệnh nên thử tập luyện các bài tập dưỡng sinh, đi bộ, khí công, yoga, thái cực quyền, tập thở… để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân, giải tỏa căng thẳng. Việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn cũng giúp góp phần quan trọng trong kiểm soát bệnh.

Đồng thời, chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu những thành phần giúp tạo máu, ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng, protein, vitamin, sắt như các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng… cũng rất tốt cho những người bị thiếu máu nói chung. Bạn cũng nên hạn chế ăn các loại chất béo động vật, thực phẩm chiên rán vì chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh về máu. Không uống rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc để tránh kích thích tình trạng mất ngủ.

Cuối cùng, người bệnh phải luôn tuân thủ theo liệu trình điều trị do bác sĩ chỉ định để nhanh chóng hồi phục, không để xuất hiện các biến chứng do thiếu máu não.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 tác dụng của việc nhảy dây hàng ngày khiến bạn kinh ngạc!

(78)
Nhảy dây là một dạng bài tập cardio mà các vận động viên quốc tế, từ tuyển thủ đấm bốc cho tới các cầu thủ bóng đá đều yêu thích và tập luyện. ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

(56)
Bạn cần phải uống thuốc tránh thai hàng ngày vào một giờ nhất định để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn sau khi uống thuốc ... [xem thêm]

10 mẹo đơn giản giúp bạn thoát khỏi bệnh trầm cảm

(22)
Có thể không chữa trị tận gốc, tuy nhiên những mẹo đơn giản sẽ giúp cản trở căn bệnh trầm cảm không thể phát triển nhiều hơn nữa. Từ đó, bạn có hy ... [xem thêm]

Các bài thuốc tự nhiên giúp điều trị huyết áp thấp tại nhà

(100)
Huyết áp thấp là căn bệnh có thể lặp đi lặp lại và khá nguy hiểm đối với người bệnh. Một trong những cách giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp ... [xem thêm]

Mẹo ăn uống và bí kíp giảm cân hiệu quả

(69)
Duy trì trọng lượng ổn định không những giúp bạn có sức khỏe thể chất tốt mà tinh thần cũng luôn thoải mái, đồng thời ngăn ngừa bệnh tật. Tăng cân, ... [xem thêm]

Hội chứng Galactorrhea: Ngực tiết sữa dù không mang thai

(43)
Theo thống kê, có khoảng 1 – 4% phụ nữ mắc phải hội chứng Galactorrhea và 33% trong số đó có ít nhất một lần sinh con.Thông thường, phụ nữ chỉ tiết sữa ... [xem thêm]

Hội chứng Savant: “Bệnh nan y” của các thiên tài

(19)
Hội chứng Savant mang đến những khả năng đặc biệt như chơi nhạc cụ hay thần sầu, vẽ bản đồ cực kỳ chính xác hay tính toán nhanh như chớp. Thế nhưng, ... [xem thêm]

Béo bụng ở phụ nữ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không tốt?

(56)
Có thể bạn chưa biết nhưng béo bụng ở phụ nữ không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của bạn nữa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN