Tích cực vận động, bí quyết đối phó với chứng viêm khớp

(3.68) - 88 đánh giá

Tích cực vận động giúp bạn đối phó hiệu quả với viêm khớp? Chứng viêm khớp là một trong những nguyên nhân cản trở nhiều hoạt động thường ngày của người bệnh. Tích cực vận động chính là chìa khóa giúp bạn giảm đau và sống chung với nó đấy.

Người mắc chứng viêm khớp rất ngại vận động vì sợ những cơn đau sẽ xảy ra. Tuy nhiên, càng ít vận động, bệnh sẽ càng trở nặng hơn và lâu ngày gây ra tình trạng cứng khớp. Bên cạnh dùng thuốc kháng viêm không steroid (còn được gọi là NSAIDs) để giảm đau, những bài vận động thích hợp dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Chơi các môn thể thao vừa sức

Bạn có thể chọn bất kỳ trò chơi nào vừa sức để giải trí, miễn là trò chơi đó đòi hỏi bạn vận động. Nghiên cứu cho thấy, một số môn thể thao nhất định có khả năng giúp người chơi đốt cháy lượng calo. Thực tế, những môn thể thao như tennis, bóng chày và đấm bốc là những bài tập vận động trung bình –nặng. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chọn những môn này. Thay vào đó, bạn có thể chơi những môn nhẹ nhàng hơn như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Hãy cân bằng giữa những trò chơi vận động cũng như mức độ tập luyện trung bình để nâng cao sự linh hoạt của các khớp và phạm vi chuyển động nhé.

Dạo bộ với thú cưng

Đi bộ là hoạt động ít ảnh hưởng, phù hợp với những bệnh nhân viêm khớp. Nó giúp các cơ, khớp của bạn linh hoạt và khỏe mạnh. Nếu bạn cảm thấy lười và chán khi đi bộ, hãy mang theo chú cún yêu của bạn. Nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực đấy. Khảo sát còn cho thấy, nuôi thú cưng có khả năng giúp ổn định huyết áp và lượng cholesterol ở nhiều người.

Rửa xe

Rửa xe cũng là một cách giúp bạn luyện tập. Đừng sử dụng vòi xịt. Hãy di chuyển cơ thể bằng cách thoa xà phòng lên vải và cọ rửa xe cẩn thận nhé.

Dã ngoại cùng gia đình

Nếu bạn có con hay cháu, hãy ra ngoài chơi với chúng để có cơ hội tích cực vận động. Trốn tìm là một hoạt động ít gây ảnh hưởng đến viêm khớp. Nếu bạn viêm khớp tay, hãy thử các trò chơi trên bảng như xếp hình hay giải ô chữ nhé.

Xách hàng hóa

Khi mua sắm, hãy cố gắng xách đồ đạc từ cửa hàng ra đến nhà xe để giữ cho các khớp hoạt động. Phần cơ phía trên cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn nhờ vào việc xách thêm các vật nặng vừa phải như hàng hóa. Hãy nhớ dùng cánh tay, thay vì bàn tay, để mang đồ vật nhằm tránh tổn thương. Nếu bạn muốn tăng cường độ, hãy mang theo giỏ đựng. Nghiên cứu còn cho thấy, người có thể mang hàng hóa và đi bộ từng bước thì ít có khả năng bị đột quỵ hơn.

Làm việc nhà

Làm việc nhà là một cách hay để bạn tích cực vận động nếu không muốn đi đến phòng tập. Các hoạt động vừa phải như lau sàn giúp bạn tăng cường nhịp tim và nhịp thở. Bạn còn có thể lau cửa sổ, lau khô hay cọ rửa nhà tắm. Điều cần nhớ là bạn cần thay đổi qua lại tư thế và tay khi dùng để tránh làm đau các khớp. Nếu bạn muốn cúi xuống lấy đồ, hãy ngồi xuống thay vì khom lưng nhé.

Chăm sóc vườn

Thật ra, chăm sóc vườn cũng là một dạng hoạt động giúp bạn tích cực vận động. Khi sử dụng xẻng, các cơ của bạn sẽ chắc khỏe hơn, cải thiện sự linh hoạt và gia tăng nhịp tim. Ngoài ra, chăm sóc vườn đôi khi đòi hỏi bạn phải nhổ hay đào trong thời gian dài. Vì vậy, công việc này hỗ trợ gia tăng sức bền của bạn. Bạn cần một dụng cụ có cán dài để xới đất trong vườn. Chúng sẽ giúp bạn tránh cúi gập người quá nhiều.

Hoạt động tình nguyện

Làm tình nguyện vừa giúp những người khác vừa giúp ích cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn cả về tinh thần lẫn thể chất. Trồng cây, dọn rác ở biển hay huấn luyện đội thể thao cho trẻ đều là những hoạt động hỗ trợ bạn tích cực vận động. Nghiên cứu cho thấy, so với những người không hoạt động thì người thường xuyên làm tình nguyện sẽ có cái nhìn tốt về mọi thứ. Kiểm soát cảm xúc tích cực cũng giúp bạn đối phó hiệu quả với các cơn đau mạn tính đấy.

Tích cực vận động bằng những hoạt động kể trên thay vì chỉ ngồi yên một chỗ quá lâu sẽ giúp cải thiện sức khỏe khi bạn bị viêm khớp. Nếu các cơn đau trở nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ cơ xương khớp ngay nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang chìm đắm trong sự cô đơn

(27)
Ngay cả khi đang bận rộn, sự cô đơn vẫn có thể nhấn chìm bạn với cảm giác trống rỗng trong trái tim… Bạn có biết những thói quen hàng ngày nào chứng ... [xem thêm]

Cảnh báo những dấu hiệu ung thư sớm ở nam giới

(92)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cảnh báo một cơn thoáng thiếu máu não mà bạn không nên bỏ qua

(40)
Nhồi máu não là gì?Để hiểu rõ một cơn cơn thoáng thiếu máu não là gì, đầu tiên bạn phải hiểu rõ ý nghĩa của từ “thiếu máu cục bộ”.Một bộ não ... [xem thêm]

Truy tìm dấu hiệu da bị lão hóa

(59)
Cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa từ ngoài độ tuổi 20. Khi đó, một số dấu hiệu lão hóa da sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần bắt đầu từ các đường ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột cho con

(67)
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân… Để giải quyết, bạn hãy tăng cường sức khỏe đường ruột cho con. ... [xem thêm]

Có nên loại bỏ đờm trong cổ họng?

(24)
Đờm trong cổ họng cũng giống như gỉ mắt: bạn không biết chúng được hình thành như thế nào nhưng lại cảm thấy mất vệ sinh, khó chịu và muốn loại bỏ ... [xem thêm]

Những kiểu bú sữa đặc trưng của bé

(69)
Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen ... [xem thêm]

7 câu hỏi thường gặp về thai 6 tuần chưa có tim thai

(66)
Hiện tượng thai 6 tuần chưa có tim thai sẽ dễ khiến nhiều mẹ bầu suy nghĩ rằng bé yêu đang gặp vấn đề nhưng sự thật lại không phải như vậy.Nhịp tim ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN