Thuốc đặt âm đạo: Sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao

(4.09) - 55 đánh giá

Thuốc đặt âm đạo (viên đặt âm đạo) được sử dụng khá phổ biến khi điều trị các bệnh phụ khoa. Để thuốc phát huy hết công dụng cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần hiểu rõ về chức năng của thuốc và cách đặt thuốc âm đạo sao cho hiệu quả.

Viên đặt âm đạo là loại thuốc có thể rắn, hình bầu dục được đưa vào âm đạo bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, thuốc sẽ tan thành chất lỏng trong âm đạo nhờ vào nhiệt độ cơ thể. Cơ thể hấp thụ thuốc một cách nhanh chóng, nhanh hơn thuốc uống. Điều này là do thuốc đặt sau khi tan sẽ hấp thụ trực tiếp vào máu mà không qua bất kỳ quá trình chuyển hóa nào.

Cách đặt thuốc vào âm đạo tại nhà

Dưới đây là hướng dẫn cách đặt thuốc âm đạo với dụng cụ bơm cho các trường hợp bạn là người tự đặt hoặc đặt cho người khác:

1. Rửa tay, làm sạch vùng âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước ấm, lau khô bằng khăn sạch.

2. Lấy thuốc ra khỏi bao bì.

3. Đặt viên thuốc vào dụng cụ bơm.

4. Bạn có thể nằm ngửa hoặc đứng, cong đầu gối, hai chân rộng bằng vai.

5. Nhẹ nhàng đưa dụng cụ bơm vào sâu trong âm đạo nhất có thể, nhưng không gây khó chịu.

6. Nhấn đầu bơm thuốc để đẩy thuốc sâu vào trong âm đạo.

7. Rút dụng cụ bơm ra khỏi âm đạo, tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng mà bạn có thể tái sử dụng dụng cụ bơm hay không.

8. Rửa sạch tay bằng xà phòng nhẹ và nước ấm sau khi thực hiện cách dùng viên đặt phụ khoa tại nhà.

Trường hợp không sử dụng dụng cụ bơm, bạn hãy thực hiện đúng quy trình như trên, sử dụng găng tay cao su sạch khuẩn, lấy thuốc nhúng nước nhẹ để thuốc dễ tan trong âm đạo. Dùng ngón tay trỏ để đặt thuốc vào sâu bên trong nhất có thể rồi sau đó rửa sạch tay.

Công dụng của thuốc đặt âm đạo

Thuốc có thể giúp điều trị các tình trạng nhiễm nấm, khô âm đạo… Tùy thuộc vào mục đích đặt, thuốc sẽ có thời gian hoạt động khác nhau. Kích thước và cấu tạo hóa học của thuốc cũng sẽ quyết định tốc độ hòa tan. Dưới đây là một số công dụng của thuốc đặt âm đạo:

1. Giúp ngừa thai

Thuốc đặt âm đạo chứa chất diệt tinh trùng có tác dụng tránh thai theo hai cách:

  • Tạo ra một chất bọt chặn lối vào cổ tử cung để tinh trùng không thể lọt qua
  • Kháng lại và giết chết tinh trùng không cho đến tử cung

2. Viên đặt phụ khoa chữa nhiễm trùng nấm

Nhiễm nấm âm đạo, còn được gọi là nấm candida âm đạo, là một tình trạng phổ biến do bào tử nấm Candida albicans gây ra. Bạn có thể điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng cả thuốc đặt âm đạo không kê đơn (OTC) và thuốc đặt tự nhiên.

Thuốc đặt âm đạo OTC: Bạn có thể mua một số loại thuốc chống nấm dạng kem và thuốc đặt như clotrimazole và miconazole tại nhà thuốc. Tùy thuộc vào tác dụng, thuốc thường có thể mất khoảng 3 – 7 ngày để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Thuốc đặt OTC thường cần liều lượng ít hơn thuốc dạng kem và có xu hướng giảm triệu chứng sớm hơn. Bác sĩ có thể kê toa phác đồ điều trị trong 14 ngày nếu tình trạng nhiễm trùng nấm nặng hơn hoặc phức tạp hơn.

• Thuốc đặt axit boric: Từ lâu, thuốc đặt âm đạo axit boric đã được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho nhiễm nấm âm đạo tái phát. Một nghiên cứu năm 2011 về hiệu quả của axit boric trong điều trị nấm Candida âm đạo tái phát, qua 14 nghiên cứu, số phụ nữ được chữa khỏi nhiễm trùng dao động khoảng 40 – 100%.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2018 cho thấy, axit boric hoạt động bằng cách hạn chế sự phát triển của các chủng đã kháng thuốc điều trị thông thường như Candida albicans và Candida glabrata. Thuốc này có thể hiệu quả cho người có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo sau một quá trình điều trị thông thường kéo dài không cải thiện.

3. Chữa khô âm đạo

Tình trạng khô âm đạo có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn là ở độ tuổi chuyển sang mãn kinh. Một số thuốc đặt có thể giúp duy trì độ ẩm âm đạo và độ pH khỏe mạnh như:

• Viên đặt âm đạo nội tiết tố: Một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy thuốc đặt nội tiết tố có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng khô âm đạo, đặc biệt ở những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT).

Thử nghiệm trong 12 tuần gồm 325 phụ nữ dùng thuốc đặt âm đạo nội tiết tố có tên prasterone và 157 phụ nữ dùng giả dược. Kết quả, phụ nữ dùng thuốc đặt cho thấy sự cải thiện đáng kể tình trạng khô âm đạo hơn. Prasterone hoạt động cục bộ trong các tế bào âm đạo, do đó gây ra ít tác dụng phụ.

• Thuốc đặt âm đạo vitamin E: Một nghiên cứu gần đây cho thấy một liệu trình thuốc đặt vitamin E kéo dài 12 tuần có thể mang lại lợi ích cho việc điều trị khô âm đạo và các triệu chứng khác của teo âm đạo.

Dạng thuốc này và thuốc kem thoa âm đạo, có chứa hormone estrogen ở 52 phụ nữ. Cả hai phương pháp điều trị đều cải thiện đáng kể các triệu chứng sau 4 tuần, mặc dù kem estrogen có phần hiệu quả hơn.

Thuốc đặt vitamin E có thể hoạt động chậm hơn kem estrogen nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp điều trị trong 8 tuần và 12 tuần. Đối với phụ nữ nhạy cảm với liệu pháp hormone, thuốc đặt vitamin E có thể là một lựa chọn phù hợp và an toàn hơn.

Lưu ý khi đặt thuốc vào âm đạo tại nhà

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi đặt thuốc:

– Mang băng vệ sinh sau khi dùng viên đặt âm đạo để không bị rò rỉ thuốc

– Dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn, ngay cả khi các triệu chứng biến mất

– Nếu bỏ lỡ một liều, nên đợi cho đến thời điểm dùng liều tiếp theo, không dùng nhân đôi liều

– Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là trước khi đi ngủ, giúp hạn chế rò rỉ thuốc ra ngoài

– Giữ cho thuốc đặt ở nơi mát mẻ để tránh bị tan chảy trước khi sử dụng, hoặc giữ trong tủ lạnh tùy theo hướng dẫn.

– Có thể dùng thuốc đặt trong kỳ kinh nguyệt, nhưng nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon vì tampon có thể hấp thụ thuốc.

Hầu hết các loại thuốc đặt âm đạo cho mục đích tránh thai đều không mang lại hiệu quả cao như những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, dùng thuốc đặt để điều trị nhiễm trùng nấm hay khô âm đạo là cách an toàn và hiệu quả nhờ tác dụng nhanh, đúng mục đích điều trị và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống. Cách đặt thuốc âm đạo khác đơn giản, bạn hãy thực hiện theo trình tự để đảm bảo hiệu quả cao nhất có thể nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiêu diệt mụn cám nhờ 6 cách đơn giản mà hiệu quả

(50)
Mỗi ngày làn da của bạn đều phải chiến đấu với mồ hôi, bụi bẩn và cặn trang điểm tồn đọng trên da. Nếu bạn sở hữu một làn da nhờn hoặc mụn thì ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị đau dạ dày?

(98)
Các vấn đề về đau dạ dày như chứng đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn gây cảm giác cực kỳ khó chịu đối với người bệnh. Mọi triệu chứng của đau dạ ... [xem thêm]

Cơn ngủ kịch phát

(26)
Định nghĩaCơn ngủ kịch phát là bệnh gì?Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và ... [xem thêm]

Triệu chứng tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

(22)
Tăng huyết áp có thể liên quan đến một số dấu hiệu hoặc không. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các biểu hiện tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất ... [xem thêm]

Điều gì khiến da đầu bị khô và ngứa?

(86)
Da đầu khô ngứa khiến bạn khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống. Vậy da đầu bị khô ngứa là do đâu? Hãy cũng Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

(64)
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là cơ quan y tế cao nhất trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và y tế dự phòng. Nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của ... [xem thêm]

Giấc ngủ và suy tim

(62)
Rối loạn giấc ngủ do suy tim có thể kéo theo những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Sau đây là những điều bạn cần biết để có được giấc ... [xem thêm]

8 thứ bạn không nên mang đến phòng tập gym

(81)
Thói quen tập gym sẽ giúp bạn khỏe người và đẹp dáng, song bạn cũng cần lưu ý thêm các yếu tố như trang phục và những vật dụng mang theo để tránh ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN