Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

(4.04) - 64 đánh giá

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là cơ quan y tế cao nhất trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và y tế dự phòng. Nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của người dân thành phố Hà Nội và khu vực lân cận trong việc khám và chủng ngừa.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phòng bệnh ngày càng cao của người dân, Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương liên tục cập nhật các loại vắc xin mới nhất. Cùng tham khảo bài viết của Chúng tôi và nghe chị Thu Hà (Hà Nội) chia sẻ về kinh nghiệm đi khám, chủng ngừa tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Giới thiệu chung Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Lịch sử phát triển của viện

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có tên tiếng Anh là National Institute of Hygiene and Epidemiology (NIHE). Tiền thân của viện là Viện Vi trùng học được thành lập năm 1946.

Năm 1946 – 1957: Viện đổi tên thành Viện Pasteur Hà Nội.

Năm 1957 – 1961: Viện đổi tên thành Viện Vi trùng học.

Năm 1961 – 1998: Sát nhập Viện Vi trùng và Viện Vệ sinh thành Viện Vệ sinh dịch tễ học.

Ngày 30/11/1998: Đổi tên thành Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Cơ sở vật chất của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

  • Cơ sở vật chất kỹ thuật tại Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng tại địa chỉ 131 Lò Đúc có các phòng khám, phòng tư vấn, phòng tiêm chủng, phòng xét nghiệm, khu cửa hàng cung ứng hóa chất diệt côn trùng, quầy thuốc, phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm phân tích nhanh.
  • Cơ sở tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
    • Phòng xét nghiệm vi khuẩn: Đường ruột, hô hấp, lao, các vi khuẩn khác.
    • Phòng xét nghiệm virus (siêu vi): Cúm, viêm não, sốt xuất huyết, các tác nhân gây bệnh đường ruột, sởi, quai bị, rubella, viêm gan, herpes, bại liệt.
    • Phòng xét nghiệm miễn dịch: Phát hiện hầu hết các tác nhân vi sinh gây bệnh bằng phản ứng huyết thanh, tế bào, miễn dịch sinh học phân tử…
    • Phòng xét nghiệm phân loại và phòng, diệt côn trùng như muỗi, ruồi, nhặng, kiến, mối…
    • Kho bảo quản lạnh âm sâu có khả năng lưu giữ, bảo quản lâu dài và an toàn tuyệt đối cho các loại vắc xin và chế phẩm sinh học, thuốc trong mọi điều kiện thời tiết.
    • Nhà chăn nuôi và sản xuất: cung cấp thức ăn cho động vật dùng làm thí nghiệm có diện tích mặt bằng khoảng 1.000m² theo quy chuẩn của Viện Pasteur Paris (Cộng hòa Pháp).
    • Khu hội trường trên 300 ghế ngồi, với các trang bị phục vụ hội nghị, hội thảo khoa học tiện nghi.

Hoạt động của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Ngoài nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học, là cơ quan quản lý cao nhất về tiêm chủng, Viện còn mở ra Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng để đáp ứng nhu cầu chủng ngừa của người dân tại thành phố Hà Nội. Kinh tế phát triển, nhu cầu phòng bệnh của người dân ngày càng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, trung tâm của viện luôn cập nhật đầy đủ các loại vắc xin chủng ngừa đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng.

Nhiệm vụ của Trung tâm

  • Khám và tư vấn về xét nghiệm, tiêm chủng; hướng dẫn phòng chống các bệnh nhiễm trùng và các bệnh không lây, các bệnh mãn tính: cao huyết áp, đái tháo đường, viêm gan do virus và các bệnh mạn tính không lây.
  • Bán thuốc để phục vụ cho việc khám, tư vấn: các loại vắc xin để chủ động phòng bệnh sử dụng ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, thuốc tân dược, sản phẩm dinh dưỡng…
  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chuyên sâu, bao g ồm xét nghiệm phát hiện vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, huyết thanh miễn dịch, kháng sinh đồ để tìm các loại vi khuẩn kháng kháng sinh…
  • Chẩn đoán hình ảnh: nhằm hỗ trợ công tác khám và tư vấn trong vấn đề phòng bệnh
  • Tiêm các loại vắc xin và kháng huyết thanh phòng bệnh (tại trung tâm và đi cơ động theo yêu cầu của khách hàng)
  • Cung cấp các loại vắc xin, kháng huyết thanh và sinh phẩm
  • Tổ chức sản xuất và cung cấp các loại hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng (hương trừ muỗi, thuốc diệt chuột, kiến, gián, mối…); cung cấp động vật thí nghiệm chuẩn (chuột nhắt trắng, chuột lang, thỏ…) và thức ăn đúng tiêu chuẩn cho các loài động vật thí nghiệm
  • Cung cấp một số loại sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng đã được cấp phép lưu hành
  • Thực hiện tiệt trùng các trang phục bảo hộ lao động; khử trùng tẩy uế các cơ sở y tế, nơi ở, nơi làm việc…
  • Là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong việc triển khai các hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước (xét nghiệm, nghiên cứu, đào tạo…).
  • Quy trình tiêm chủng dịch vụ tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 131 Lò Đúc

    Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 131 Lò Đúc là địa chỉ chuyên về khám, chủng ngừa uy tín mà người dân Hà Nội và khu vực lân cận hay truyền tai nhau.

    • Lấy số thứ tự tại khu A hoặc khu B tại máy cấp số tự động
    • Qua quầy tiếp đón để cung cấp thông tin cần thiết và đóng phí khám chủng ngừa
    • Chờ gọi số vào phòng bác sĩ khám sàng lọc chủng ngừa theo số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử
    • Bác sĩ khám, tư vấn, chỉ định vắc xin cần tiêm và ghi lịch hẹn cho lần kế tiếp
    • Nộp tiền vắc xin tại quầy thu ngân ở khu A hoặc khu B
    • Chờ gọi số vào phòng tiêm
    • Tiêm vắc xin tại phòng tiêm khu A hoặc khu B
    • Chờ theo dõi 30 phút sau tiêm
    • Qua bàn kiểm tra trước khi ra về.

    Sơ đồ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

    Để thuận tiện cho việc đi khám và chủng ngừa, bạn nên nắm rõ sơ đồ của từng khu trong viện.

    Sơ đồ khu A

    Sơ đồ khu B

    Quy trình dịch vụ xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

    Nếu đến trung tâm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 131 Lò Đúc để làm xét nghiệm, bạn không cần phải đến trạm lấy số thứ tự. Bạn hãy làm theo các hướng dẫn sau:

    • Bạn vào thẳng phòng xét nghiệm để lập phiếu xét nghiệm.
    • Mang phiếu ra quầy thu ngân khu A nộp tiền
    • Quay lại phòng xét nghiệm lấy mẫu làm xét nghiệm
    • Sau khi lấy mẫu, bạn nhận phiếu hẹn trả kết quả.

    Lưu ý khi thực hiện dịch vụ xét nghiệm:

    • Trường hợp sau khi có chỉ định xét nghiệm của bác sĩ, bạn ra quầy thu ngân nộp tiền sau đó vào phòng xét nghiệm để lấy mẫu.
    • Đối với các mẫu xét nghiệm được gửi đến viện từ các cơ sở y tế khác, bạn chuyển mẫu tới phòng xét nghiệm của trung tâm và liên hệ với khoa phòng làm xét nghiệm xuống nhận mẫu.

    Kinh nghiệm đi khám, chủng ngừa tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

    Chị Thu Hà, 34 tuổi, mẹ của bé Duy Anh (7 tuổi), Duy Hiếu (5 tuổi), ngụ tại quận Hai Bà Trưng, chia sẻ kinh nghiệm đưa con đi khám và chủng ngừa tại trung tâm như sau:

    Để đăng ký cho bé khám chủng ngừa tại trung tâm, bạn có thể làm theo hai cách sau:

    • Đăng ký tiêm chủng cho bé trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng của viện
    • Đăng ký trực tuyến. Lưu ý là hình thức đăng ký trực tuyến, áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, đăng ký chủng ngừa từ thứ Hai – Sáu tại khu B.

    Nếu đến viện đăng ký tiêm chủng trực tiếp, bạn nên lưu ý các thông tin sau:

    • Giờ làm việc của trung tâm: Trung tâm làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ.
    • Giờ làm việc mùa hè:
      • Sáng: 7 giờ 30 – 11 giờ 30
      • Chiều: 13 giờ 30 – 17 giờ
    • Giờ làm việc mùa đông:
      • Buổi sáng: 8 – 11 giờ
      • Buổi chiều: 13 giờ 30 – 17 giờ
    • Bạn nên đến trước giờ làm việc của trung tâm khoảng 15 phút để lấy được các số đầu để tiết kiệm thời gian chờ đợi.
    Nếu muốn chủ động thời gian chủng ngừa trong ngày, bạn có thể đăng ký tại đây. Sau khi truy cập vào đường link này, bạn hãy điền đầy đủ các thông tin sau:
    • Chọn tên vắc xin cần tiêm theo lịch
    • Nhập tên người tiêm
    • Ngày tháng năm sinh
    • Họ tên bố mẹ
    • Số điện thoại
    • Địa chỉ email
    • Chọn địa điểm tiêm phòng là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 131 Lò Đúc.
    Sau khi đã điền đầy đủ thông tin nêu trên, bạn hãy chọn thời gian bạn muốn tiến hành tiêm chủng rồi tiến hành đăng ký. Lưu ý khi đăng ký trực tuyến:
    • Phiếu đăng ký trực tuyến thành công có giá trị dùng 1 lần trong khoảng thời gian đã đăng ký. Do đó, nếu sau khi khám, tư vấn trẻ không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vắc xin, bạn hãy tiến hành đăng ký lại cho lần khám, chủng ngừa sau.
    • Bạn đã đăng ký thành công, hãy đến đúng giờ đã chọn, quá thời gian trên sẽ phải lấy số trực tiếp tại trạm cấp số.
    Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện dịch vụ cấp phiếu tiêm chủng cho người đi nước ngoài. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tiêm chủng hoặc lập phiếu tiêm chủng dựa trên hồ sơ tiêm chủng có sẵn, hãy liên hệ quầy tiếp đón để được hướng dẫn cụ thể.

    Để biết thông tin về vắc xin chủng ngừa, lịch chủng ngừa, thời gian làm việc của trung tâm, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại (024) 3971 7694 – 3972 3173 máy lẻ 0. Muốn biết các thông tin về xét nghiệm, bạn hãy liên hệ qua số điện thoại (024) 3971 7694 – 3972 3173 máy lẻ 101 hoặc truy cập website http://yteduphong.com.vn.

    Bảng giá Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

    Dưới đây là bảng giá các loại vắc xin và kháng huyết thanh tiêm chủng dịch vụ tại phòng tiêm Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng của viện tại địa chỉ 131 Lò Đúc. Bảng giá này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 cho tới khi có thông báo mới.

    LOẠI VẮC XINTTTÊN THUỐCNƯỚC
    SẢN XUẤT
    ĐƠN VỊ
    TÍNH
    GIÁ TIỀN
    (VNĐ)
    Phòng bệnh lao1BCGViệt NamLiều 0,1ml75.000
    Phòng bệnh viêm gan B2ENGERIX B
    (NGƯỜI LỚN)
    BỉLiều 1ml150.000
    3ENGERIX B
    (TRẺ EM)
    BỉLiều 0,5ml100.000
    Phòng bệnh viêm gan A4AVAXIM 80U
    (TRẺ EM)
    PhápLiều 0,5ml400.000
    5AVAXIM 160U
    (NGƯỜI LỚN)
    PhápLiều 0,5ml460.000
    6HAVAXViệt NamLiều 0,5ml140.000
    Phòng bệnh viêm gan A + B7TWINRIXBỉLiều 1ml480.000
    Vắc xin tổng hợp phòng 4 bệnh: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt8TETRAXIMPhápLiều 0,5ml420.000
    Vắc xin tổng hợp phòng 5 bệnh: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do H. Influenzae típ B thế hệ mới9PENTAXIMPhápLiều 0,5ml730.000
    Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do H. Influenzae típ B thế hệ mới
    10INFANRIX HEXABỉLiều 0,5ml890.000
    11HEXAXIMPhápLiều 0,5ml960.000
    Phòng bệnh uốn ván12VATViệt NamLiều 0,5ml35.000
    Vắc xin phòng 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella13M.M.R – IIMỹLiều 0,5ml210.000
    Vắc xin phòng bệnh thủy đậu14VARIVAXMỹLiều 0,5ml690.000
    Phòng các bệnh gây bởi Streptococcus pneumoniae
    (như h/c nhiễm trùng, viêm
    màng não, viêm phổi, nhiễm
    khuẩn huyết và viêm tai giữa
    cấp) và ngừa viêm tai giữa cấp gây bởi Haemophilus
    influenzae không định típ.
    15SYNFLORIXBỉLiều 0,5ml880.000
    Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ mô cầu típ B&C16VA –
    MENGOC
    – BC
    CubaLiều 0,5ml200.000
    Vacccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản
    17JEVAXViệt NamLiều 0,5ml75.000
    18JEVAXViệt NamLiều 1ml105.000
    Vắc xin phòng bệnh dại
    19VERORAB
    (tiêm trong da)
    PhápLiều 0,1ml x2250.000
    20VERORAB
    (TIÊM BẮP)
    PhápLiều 0,5ml250.000
    21ABHAYRAB
    (TIÊM BẮP)
    Ấn ĐộLiều 0,5ml210.000
    Vắc xin phòng bệnh cúm mùa
    22VAXIGRIP
    (NGƯỜI LỚN)
    PhápLiều 0,5ml240.000
    23VAXIGRIP
    (TRẺ EM)
    PhápLiều 0,25ml200.000
    24INFLUVACHà LanLiều 0,5ml235.000
    Vắc xin phòng virus HPV
    gây ung thư cổ tử cung sùi
    mào gà bộ phận sinh dục
    25GARDASILMỹLiều 0,5ml1.400.000
    Vắc xin phòng virus HPV
    gây ung thư cổ tử cung
    26CERVARIXBỉLiều 0,5ml930.000
    Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota
    27ROTARIXBỉLiều 1,5ml770.000
    28ROTA TEQMỹLiều 2ml580.000
    Vắc xin phòng bệnh thương hàn29TYPHIM VIPhápLiều 0,5ml180.000
    Vắc xin phòng bệnh bạch cầu ho gà, uốn ván30ADACELCanadaLiều 0,5ml635.000
    Vắc xin phòng bệnh sốt vàng31STAMARILPhápLiều 0,5ml570.000
    Huyết thanh
    Phòng bệnh dại
    1
    SAR
    Việt Nam4 ≤ ml ≤ 5395.000
    Việt Namml <4320.000
    Phòng bệnh uốn ván
    2TETANEA PhápỐNG 1ml130.000
    3SAT Việt NamỐNG 1500IU85.000

    Để biết thông tin về loại vắc xin bạn cần tiêm còn hay hết, bạn hãy tìm hiểu tại đây. Tại trang web này, trung tâm luôn cập nhật những thông tin mới nhất để khách hàng tham khảo.

    Địa chỉ trung tâm

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    5 công thức món ăn vặt dễ làm mà lại tốt cho sức khỏe

    (11)
    “Ăn gì để khỏe mạnh?” luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong cuộc sống ngày nay. Ngoài việc quan tâm về những bữa ăn chính sao cho đầy đủ ... [xem thêm]

    Phòng chống bệnh giun sán

    (95)
    Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Vì vậy, phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách ... [xem thêm]

    Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P1)

    (53)
    Khi bạn bị viêm hay nhiễm trùng amidan, bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan cho bạn. Hiện đây vẫn là cách điều trị được nhiều người tin tưởng, song các bác ... [xem thêm]

    Những điều bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân COPD

    (40)
    COPD thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi do đó họ thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và điều trị bệnh. Lúc này, sự hỗ trợ từ ... [xem thêm]

    Cách điều trị và phòng ngừa bệnh scurvy

    (87)
    Bệnh scurvy (bệnh scorbut) là một chứng bệnh ít người biết đến. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng thiếu vitamin C liên tục trong nhiều ngày.Bệnh scurvy là ... [xem thêm]

    Những bài tập về khớp thái dương-hàm làm giảm đau

    (41)
    Hẳn là trong sinh hoạt hằng ngày, hầu như bạn sẽ chẳng bao giờ để ý đến “khớp thái dương – hàm” của mình dù trên thực tế bạn sử dụng chúng rất ... [xem thêm]

    Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh không quá khó

    (98)
    Nhiều người thấy con mình hay rụng tóc, tóc rớt nhiều ở gối nhưng ít ai quan tâm đến việc phải làm gì để chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh. Thật ra, muốn chăm ... [xem thêm]

    5 quy tắc chuẩn để chăm sóc âm đạo

    (97)
    Chúng ta thường sẽ phát hiện ngay những thay đổi trên cơ thể như một vết cắt nhỏ trên cánh tay hay là một cơn đau dạ dày. Tuy vậy, những thay đổi ở âm ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN